duyanh
07-07-2017, 12:09 PM
Đức: Hàng ngàn người biểu tình phản đối hội nghị G-20
https://gdb.voanews.com/A61F4FA6-D56D-4B00-9B46-FF739C98F748_w1023_r1_s.jpg (https://gdb.voanews.com/A61F4FA6-D56D-4B00-9B46-FF739C98F748_w1023_r1_s.jpg)
Hàng ngàn người biểu tình phản đối hội nghị G-20 ở thành phố Hambourg, Đức, 6/7/2017.
Các vụ đụng độ nổ ra khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đến phố cảng Hamburg của Đức vào lúc khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh G-20 quy tụ lãnh đạo các nền kinh tế hàng đầu thế giới. Sau chuyến thăm thành công đến Ba Lan, nhà lãnh đạo Mỹ phải đối mặt với một kịch bản đầy khó khăn ở hội nghị G-20 gồm các cuộc gặp với lãnh đạo Trung Quốc, Đức, Nga và một loạt vấn đề gây tranh cãi. Từ thành phố Hamburg, Thông tín viên Luis Ramirez của VOA ở Châu Âu có thêm các chi tiết sau đây:
Quang cảnh tại thành phố Hamburg khác xa với cảnh chào mừng nồng nhiệt mà Tổng thống Trump đã được chứng kiến ở Ba Lan. Cảnh sát Đức đã sử dụng vòi rồng và dùi cui để đàn áp hàng ngàn người biểu tình cánh tả đang chực gây gián đoạn cho hội nghị thượng đỉnh G-20.
Những người biểu tình đã cắm trại trong nhiều ngày, để chờ nhà lãnh đạo Mỹ.
Bà Alma Wunder, một người biểu tình nói:
"Tôi nghĩ gì về vấn đề này à? (cười). Ồ, ông Donald Trump là một thứ biểu tượng cho vấn đề này, làm thế nào để đối phó với cuộc khủng hoảng trên thế giới. Ông ấy có thể được coi như một biểu tượng của những kẻ thù của chúng tôi."
Hamburg từng là trung tâm của những phản kháng cánh tả, chống chủ nghĩa tư bản - một biểu tượng cho sự cởi mở mà Thủ tướng Đức Angela Merkel muốn nêu bật khi bà đưa ra những lập luận chống chủ nghĩa bảo hộ.
Thủ tướng Đức Angela Merkel:
"Tôi nghĩ rằng chúng ta nhất trí muốn củng cố các quan hệ đa phương tại hội nghị thượng đỉnh G-20, chúng ta cần một xã hội mở, đặc biệt là các luồng thương mại mở."
Nhiều giờ trước khi ông Trump tới Hamburg, Bộ trưởng Ngoại giao Đức bày tỏ quan ngại rằng những lời phàn nàn của ông Trump về mức thặng dư mậu dịch của Đức có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ.
Hội nghị Hamburg cũng cho ông Trump một cơ hội để bày tỏ những quan ngại của ông với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về những vấn đề nóng liên quan tới Bắc Triều Tiên, và việc Trung Quốc bán phá giá thép.
Cùng với các nhà lãnh đạo các nền kinh tế hàng đầu thế giới, hàng ngàn người biểu tình chống chủ nghĩa tư bản đã tụ tập về thành phố Hamburg. Chuẩn bị ứng phó trong tình huống bạo lực xảy ra, cảnh sát Đức đã tịch thu hàng trăm vũ khí tự chế, kể cả súng phun lửa và dùi cui.
Theo lời tường thuật của thông tín viên Luis Ramirez, thì “quang cảnh tại hội nghị thượng đỉnh là một sân khấu đã sẵn sàng cho một vở tuồng đời thực đầy kịch tích với tất cả những bất hòa, những vấn đề hóc búa, và sự góp mặt của một loạt các nhân vật có cá tính mạnh”.
VOA
07/07/2017
https://gdb.voanews.com/A61F4FA6-D56D-4B00-9B46-FF739C98F748_w1023_r1_s.jpg (https://gdb.voanews.com/A61F4FA6-D56D-4B00-9B46-FF739C98F748_w1023_r1_s.jpg)
Hàng ngàn người biểu tình phản đối hội nghị G-20 ở thành phố Hambourg, Đức, 6/7/2017.
Các vụ đụng độ nổ ra khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đến phố cảng Hamburg của Đức vào lúc khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh G-20 quy tụ lãnh đạo các nền kinh tế hàng đầu thế giới. Sau chuyến thăm thành công đến Ba Lan, nhà lãnh đạo Mỹ phải đối mặt với một kịch bản đầy khó khăn ở hội nghị G-20 gồm các cuộc gặp với lãnh đạo Trung Quốc, Đức, Nga và một loạt vấn đề gây tranh cãi. Từ thành phố Hamburg, Thông tín viên Luis Ramirez của VOA ở Châu Âu có thêm các chi tiết sau đây:
Quang cảnh tại thành phố Hamburg khác xa với cảnh chào mừng nồng nhiệt mà Tổng thống Trump đã được chứng kiến ở Ba Lan. Cảnh sát Đức đã sử dụng vòi rồng và dùi cui để đàn áp hàng ngàn người biểu tình cánh tả đang chực gây gián đoạn cho hội nghị thượng đỉnh G-20.
Những người biểu tình đã cắm trại trong nhiều ngày, để chờ nhà lãnh đạo Mỹ.
Bà Alma Wunder, một người biểu tình nói:
"Tôi nghĩ gì về vấn đề này à? (cười). Ồ, ông Donald Trump là một thứ biểu tượng cho vấn đề này, làm thế nào để đối phó với cuộc khủng hoảng trên thế giới. Ông ấy có thể được coi như một biểu tượng của những kẻ thù của chúng tôi."
Hamburg từng là trung tâm của những phản kháng cánh tả, chống chủ nghĩa tư bản - một biểu tượng cho sự cởi mở mà Thủ tướng Đức Angela Merkel muốn nêu bật khi bà đưa ra những lập luận chống chủ nghĩa bảo hộ.
Thủ tướng Đức Angela Merkel:
"Tôi nghĩ rằng chúng ta nhất trí muốn củng cố các quan hệ đa phương tại hội nghị thượng đỉnh G-20, chúng ta cần một xã hội mở, đặc biệt là các luồng thương mại mở."
Nhiều giờ trước khi ông Trump tới Hamburg, Bộ trưởng Ngoại giao Đức bày tỏ quan ngại rằng những lời phàn nàn của ông Trump về mức thặng dư mậu dịch của Đức có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ.
Hội nghị Hamburg cũng cho ông Trump một cơ hội để bày tỏ những quan ngại của ông với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về những vấn đề nóng liên quan tới Bắc Triều Tiên, và việc Trung Quốc bán phá giá thép.
Cùng với các nhà lãnh đạo các nền kinh tế hàng đầu thế giới, hàng ngàn người biểu tình chống chủ nghĩa tư bản đã tụ tập về thành phố Hamburg. Chuẩn bị ứng phó trong tình huống bạo lực xảy ra, cảnh sát Đức đã tịch thu hàng trăm vũ khí tự chế, kể cả súng phun lửa và dùi cui.
Theo lời tường thuật của thông tín viên Luis Ramirez, thì “quang cảnh tại hội nghị thượng đỉnh là một sân khấu đã sẵn sàng cho một vở tuồng đời thực đầy kịch tích với tất cả những bất hòa, những vấn đề hóc búa, và sự góp mặt của một loạt các nhân vật có cá tính mạnh”.
VOA
07/07/2017