PDA

View Full Version : Vì sao Tập Cận Bình đến Hong Kong lại thay đổi khách sạn vào phút chót?



sophienguyen
07-02-2017, 01:07 AM
Vì sao Tập Cận Bình đến Hong Kong lại thay đổi khách sạn vào phút chót?


Trước lúc Tập Cận Bình đến Hong Kong, ngoại giới cho rằng ông sẽ theo tiền lệ cũ ở tại khách sạn Grand Hyatt, nhưng đến phút chót ông lại ở tại khách sạn Harbour View. Truyền thông Đài Loan phân tích rằng, đây là một cách làm rất khác với những người tiền nhiệm.


http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/mpMidj-20170630-vi-sao-tap-can-binh-den-hong-kong-lai-thay-doi-khach-san-vao-phut-chot.jpg
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu đến thăm Hong Kong kể từ khi lên nhậm chức. (Ảnh: Dnaindia)

Chuyên cơ chở ông Tập Cận Bình và phu nhân đã đáp xuống Hong Kong vào trưa ngày 29/06. Trước đó truyền thông Hong Kong đều nhận được tin tức rằng ông Tập sẽ lưu trú tại khách sạn Grand Hyatt.

Vì thế, vào buổi sáng ngày 29, rất nhiều cảnh sát và phóng viên báo chí đều đứng bên ngoài khách sạn Grand Hyatt chờ đợi. Nhưng vào phút chót, đội cảnh sát hỗ trợ nhóm phóng viên báo chí lại thông báo, ông Tập Cận Bình và phu nhân sẽ ở tại khách sạn Harbour View, và bố trí phóng viên đến cấm khu khác để chờ đợi.

Khách sạn Grand Hyatt nằm bên cạnh Trung tâm hội nghị và triển lãm Hong Kong, khách sạn Harbour View cũng nằm ở gần ngay đó.

Theo thông tin trước đây, trong hai lần đến thăm Hong Kong của Hồ Cẩm Đào vào các năm 2007 và 2012, ông đều lựa chọn khách sạn Grand Hyatt. Từ đó trở đi các lãnh đạo Trung Quốc khi đến thăm Hong Kong đều chọn khác sạn Grand Hyatt.

Trong lần đến thăm Hong Kong này, ông Tập Cận Bình lại lựa chọn khách sạn Harbour View, có tờ báo chỉ ra rằng lý do đằng sau chính là vấn đề bảo an.

Nhưng bình luận viên thời sự của Trung ương xã Đài Loan – Lưu Tư Lộ lại phân tích rằng, hai khách sạn này rất gần nhau, về vấn đề bảo an thì không có nhiều khác biệt, hơn nữa, Hồ Cẩm Đào và những lãnh đạo khác cũng từng ở khách sạn Grand Hyatt, công tác bảo an là rất tốt.

Ông suy đoán, chuyện này xuất phát từ phong cách của ông Tập Cận Bình. Ngoại giới không ít người nghĩ rằng, địa vị hiện tại của ông Tập Cận Bình trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là siêu việt so với những người tiền nhiệm trước đó là Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân, nên có thể cấp dưới của ông Tập có khuynh hướng tạo ra khác biệt giữa ông Tập và những người tiền nhiệm trước đó.

Nhưng nhà phân tích chính trị Lưu Nãi Cường thì lại đưa ra quan điểm khác, ông cho rằng bởi vì các quan chức cùng đi với ông Tập lần này có một số người lưu trú tại khách sạn Grand Hyatt.

Một nhà phân tích tình hình Trung Quốc giấu tên khác cho biết, vào thời khắc cuối cùng mới thông báo ông Tập sẽ ở tại khách sạn Harbour View, trong đó ắt phải có nguyên nhân. Nhưng ông không tin an toàn là nhân tố duy nhất, mà cũng rất có thể liên quan đến phong cách của ông Tập.


http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/SLxTbB-20170630-vi-sao-tap-can-binh-den-hong-kong-lai-thay-doi-khach-san-vao-phut-chot.jpg
Cảnh sát hộ tống đoàn xe Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đi thăm Hong Kong. (Ảnh: VOA)

Bảo an trong chuyến thăm Hong Kong của ông Tập chặt chẽ chưa từng có

Truyền thông Hong Kong đưa tin, trong chuyến thăm Hong Kong lần này của ông Tập, chính phủ Hong Kong đã sử dụng đến hơn 10.000 nhân viên cảnh sát cho công tác bảo đảm an toàn, đông hơn rất nhiều so với 3.000 cảnh sát trong chuyến thăm Hong Kong của ông Hồ Cẩm Đào vào năm 2012, hình ảnh trực tiếp trên TV cho thấy xung quanh ông Tập Cận Bình có rất nhiều cảnh vệ mặc áo đen đi theo tháp tùng.

Kênh phát ngôn của chính phủ Hong Kong nhiều lần thông báo, tăng cường bảo an và phòng chống các thế lực khủng bố quốc tế. Nhưng truyền thông nước ngoài lại phán đoán rằng, Đại hội 19 sẽ diễn ra trong vài tháng tới, và đây là thời điểm mà đấu đá nội bộ trong ĐCSTQ diễn ra khốc liệt nhất, việc ông Tập Cận Bình ngăn ngừa ám sát gây rối là vấn đề trọng điểm.

Truyền thông Hong Kong trước đây từng đưa tin rằng, Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn từ lúc bắt đầu chiến dịch “đả hổ” cho đến nay, họ đã rất nhiều lần bị ám sát hụt bởi phe Giang Trạch Dân trong nội bộ ĐCSTQ.

Lê Hiếu biên dịch