duyanh
06-24-2017, 12:15 PM
Nga khởi công lắp đặt đường ống dẫn khí TurkStream dưới Biển Đen
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-06-23t142737z_1060248889_rc1b5087b0f0_rtrmadp_3_russi a-putin-turkey-gas.jpg
Tổng thống Nga Vladimir Putin (thứ 2 từ phải) chứng kiến khởi công công trình đặt ông dẫn khí TurkStream, ngày 26/06/2017 trên con tàu lắp ống Pioneering Spirit ngoài khơi Biển Đen.
Ảnh : Sputnik/Mikhail Klimentyev cung cấp cho REUTERS
Ngày 23/06/2017, tổng thống Nga Vladimir Putin đã khởi công hạng mục thi công trong vùng nước sâu của dự án TurkStream lắp đặt đường ống dẫn khí đốt đến Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là giai đoạn quan trọng của công trình biểu tượng cho sự hòa giải gần đây giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Matxcơva cũng muốn hệ thống dẫn khí này thành là nguồn mới đưa khí đốt của Nga vào châu Âu.
Từ Matxcơva, thông tín viên RFI Muriel Pompone:
Tổng thống Nga đã tham dự lễ khởi công dự án ngoài khơi biển Đen, trên một con tầu có khả năng thi công đặt ống dưới độ sâu 2km. Ông Putin đã gọi điện cho đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan để hoan nghênh tiến độ nhanh của công trình.
Tổng thống Nga nhận xét : « Trong khi với nhiều nước khác, chúng tôi mất vài năm để đưa ra các thỏa thuận về mặt hành chính, với Thổ Nhĩ Kỳ chúng tôi chỉ cần vài tháng ». Ông muốn ám chỉ đến những khó khăn mà Nga gặp phải về dự án một số đường ống dẫn khí khác đến châu Âu.
Dự án năng lượng quan trọng này được công bố từ cuối năm 2014, vào thời điểm hệ thống South Stream đi qua Biển Đen và Bulgari bị Liên Hiệp Châu Âu đình lại do cuộc khủng hoảng ở Ukraina. Sau đó, dự án TurkStream còn bị hoãn lại vì khủng hoảng Nga-Thổ sau sự kiện một oanh tạc cơ của Nga bị không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ vào tháng 11/2015. Hiện hai nước đã giải hòa và liên minh với nhau để giải quyết cuộc khủng hoảng Syria.
Dự án TurkStream nhằm mục đích tăng khối lượng khí đốt của Nga sang Thổ Nhĩ Kỳ nhưng cũng biến quốc gia này làm trạm trung chuyển đưa khí đốt đến Liên Hiệp Châu Âu thay cho Ukraina như trước đây. Tuy nhiên, viễn cảnh vẫn chưa chắc chắn vì Bruxelles tỏ ra nghi ngờ về các dự án đường ống dẫn khí của Nga.
Trong buổi tiếp đón tổng giám đốc tập đoàn Shell vào tuần này, tổng thống Vladmir Putin trấn an rằng phải « bình tĩnh giải thích rằng dự án này không nhằm chống nước nào hết » mà « chỉ hoàn toàn mang tính thương mại ».
Lượng dầu xuất khẩu sang châu Âu đã đạt mức kỷ lục vào năm 2016 dù Liên Hiệp tỏ rõ ý định giảm phụ thuộc vào khí đốt của Nga .
RFI
Thu Hằng Đăng ngày 24-06-2017
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-06-23t142737z_1060248889_rc1b5087b0f0_rtrmadp_3_russi a-putin-turkey-gas.jpg
Tổng thống Nga Vladimir Putin (thứ 2 từ phải) chứng kiến khởi công công trình đặt ông dẫn khí TurkStream, ngày 26/06/2017 trên con tàu lắp ống Pioneering Spirit ngoài khơi Biển Đen.
Ảnh : Sputnik/Mikhail Klimentyev cung cấp cho REUTERS
Ngày 23/06/2017, tổng thống Nga Vladimir Putin đã khởi công hạng mục thi công trong vùng nước sâu của dự án TurkStream lắp đặt đường ống dẫn khí đốt đến Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là giai đoạn quan trọng của công trình biểu tượng cho sự hòa giải gần đây giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Matxcơva cũng muốn hệ thống dẫn khí này thành là nguồn mới đưa khí đốt của Nga vào châu Âu.
Từ Matxcơva, thông tín viên RFI Muriel Pompone:
Tổng thống Nga đã tham dự lễ khởi công dự án ngoài khơi biển Đen, trên một con tầu có khả năng thi công đặt ống dưới độ sâu 2km. Ông Putin đã gọi điện cho đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan để hoan nghênh tiến độ nhanh của công trình.
Tổng thống Nga nhận xét : « Trong khi với nhiều nước khác, chúng tôi mất vài năm để đưa ra các thỏa thuận về mặt hành chính, với Thổ Nhĩ Kỳ chúng tôi chỉ cần vài tháng ». Ông muốn ám chỉ đến những khó khăn mà Nga gặp phải về dự án một số đường ống dẫn khí khác đến châu Âu.
Dự án năng lượng quan trọng này được công bố từ cuối năm 2014, vào thời điểm hệ thống South Stream đi qua Biển Đen và Bulgari bị Liên Hiệp Châu Âu đình lại do cuộc khủng hoảng ở Ukraina. Sau đó, dự án TurkStream còn bị hoãn lại vì khủng hoảng Nga-Thổ sau sự kiện một oanh tạc cơ của Nga bị không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ vào tháng 11/2015. Hiện hai nước đã giải hòa và liên minh với nhau để giải quyết cuộc khủng hoảng Syria.
Dự án TurkStream nhằm mục đích tăng khối lượng khí đốt của Nga sang Thổ Nhĩ Kỳ nhưng cũng biến quốc gia này làm trạm trung chuyển đưa khí đốt đến Liên Hiệp Châu Âu thay cho Ukraina như trước đây. Tuy nhiên, viễn cảnh vẫn chưa chắc chắn vì Bruxelles tỏ ra nghi ngờ về các dự án đường ống dẫn khí của Nga.
Trong buổi tiếp đón tổng giám đốc tập đoàn Shell vào tuần này, tổng thống Vladmir Putin trấn an rằng phải « bình tĩnh giải thích rằng dự án này không nhằm chống nước nào hết » mà « chỉ hoàn toàn mang tính thương mại ».
Lượng dầu xuất khẩu sang châu Âu đã đạt mức kỷ lục vào năm 2016 dù Liên Hiệp tỏ rõ ý định giảm phụ thuộc vào khí đốt của Nga .
RFI
Thu Hằng Đăng ngày 24-06-2017