duyanh
06-20-2017, 01:02 PM
Thế giới lên án Bắc Hàn sau cái chết của sinh viên Mỹ
https://gdb.voanews.com/36D65E96-92D4-4F9D-B947-BB6CCB4E200E_w1023_r1_s.jpg
Ông Fred Warmbier, cha của sinh viên Mỹ Otto Warmbier, phát biểu tại buổi họp báo ngày 15/6/2017.
Cái chết bi thảm của sinh viên Mỹ Otto Warmbier hôm thứ Hai 19/6, chỉ vài ngày sau khi anh được phóng thích khỏi nhà tù Bắc Triều Tiên trong tình trạng hôn mê, một lần nữa gây sự chú ý của thế giới về những hành động vi phạm nhân quyền phổ biến của chính quyền Kim Jong Un.
Ông Phil Robertson, Phó giám đốc tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, nói:
"Nói thẳng thừng thì đây là một chính quyền đáng ghê tởm về mặt nhân quyền. Đây là một hố đen về nhân quyền.”
Otto Warmbier bị bắt ở Bình Nhưỡng hồi tháng 1/2016 về cáo buộc đã trộm một tấm áp phích tuyên truyền ở một khách sạn. Anh bị kết án 15 năm lao động khổ sai, và rơi vào tình trạng hôn mê cách đây 15 tháng cho đến khi qua đời.
Các giới chức Bắc Triều Tiên lý giải rằng anh sinh viên người Mỹ 22 tuổi đã bị ngộ độc trong thời gian bị giam giữ và được cho uống một viên thuốc ngủ khiến anh rơi vào trạng thái hôn mê.
Các bác sĩ tại bệnh viện thành phố Cincinnati, nơi anh Otto được điều trị sau khi được phóng thích, bác bỏ lý do mà Bắc Triều Tiên viện ra, nhưng không xác định nguyên nhân dẫn đến chấn thương hệ thần kinh nghiêm trọng như vậy.
Gia đình nạn nhân nói trong một tuyên bố:
"Thật đau lòng, hành vi ngược đãi thậm tệ theo kiểu tra tấn dưới tay của người Bắc Triều Tiên mà con trai chúng tôi phải chịu đựng đã dẫn tới hậu quả không thể tránh khỏi, không thể khác hơn hậu quả bi thảm mà chúng tôi trải nghiệm ngày hôm nay."
Chia buồn và phẫn nộ
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump gửi lời chia buồn cùng gia đình nạn nhân trong một tuyên bố hôm thứ Hai nói rằng "Đối với cha mẹ, không có gì bi thảm hơn là mất đi một đứa con đang ở độ tuổi tươi đẹp nhất của cuộc đời."
Tổng thống Trump nói cái chết của anh sinh viên càng khiến ông thêm quyết tâm muốn ngăn chặn những bi kịch tương lai dưới "bàn tay của các chế độ không thượng tôn luật pháp, không tôn trọng nhân phẩm cơ bản của con người."
Các giới chức Mỹ khác cũng ngỏ lời chia buồn với gia đình Warmbier. Họ bày tỏ phẫn nộ về cách đối xử tàn bạo, vô nhân đạo của chính quyền Bắc Triều Tiên đối với anh Warmbier.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ra tuyên bố "chia buồn và an ủi" gia đình anh Warmbier, đồng thời lên án Bắc Triều Tiên về việc giam giữ người nước ngoài mà không tôn trọng các quyền làm người được luật pháp quốc tế bảo đảm.
Người phát ngôn của Tổng thống Hàn Quốc Park Soo-hyun nói:
"Bắc Triều Tiên vẫn đang giam giữ công dân miền Nam chúng tôi và các công dân Mỹ, họ cần lập tức trả lại những người này về lại cho gia đình họ, và chính phủ của chúng tôi sẽ dồn mọi nỗ lực để thực hiện điều này."
Hiện có sáu người Hàn Quốc đang bị giam cầm ở miền Bắc. Một số là các nhà truyền giáo bị buộc tội gián điệp, và những người khác được cho là bị gián điệp Bắc Triều Tiên bắt cóc trong khi đang giúp đỡ những người đào tị chạy sang bên kia biên giới vào Trung Quốc.
Các giới chức Mỹ nói họ quan ngại về ba người Mỹ gốc Triều Tiên vẫn bị cầm giữ ở miền Bắc. Chính phủ Mỹ tố cáo Bắc Triều Tiên là dùng dụng những người bị họ cầm giữ như những con bài chính trị. Bắc Triều Tiên tố cáo Washington và Hàn Quốc đã đưa gián điệp vào nước này nhằm lật đổ chính phủ của họ.
Những hành động tàn bạo trong nước
Ông Marion Smith, giám đốc Quỹ Tưởng niệm Nạn nhân Chủ Nghĩa Cộng Sản nói trong một thông báo hôm thứ Hai:
"Chế độ Bắc Triều Tiên còn phát động một cuộc chiến chống lại cả những công dân của nước họ.”
Phúc trình của Ủy ban Truy vấn LHQ năm 2014 (COI) thu thập các dữ liệu về những hành động tàn bạo đang diễn ra ở Bắc Triều Tiên, mà họ nói có thể mang ra so sánh với những tội ác của Đức quốc xã.
VOA
20/06/2017
https://gdb.voanews.com/36D65E96-92D4-4F9D-B947-BB6CCB4E200E_w1023_r1_s.jpg
Ông Fred Warmbier, cha của sinh viên Mỹ Otto Warmbier, phát biểu tại buổi họp báo ngày 15/6/2017.
Cái chết bi thảm của sinh viên Mỹ Otto Warmbier hôm thứ Hai 19/6, chỉ vài ngày sau khi anh được phóng thích khỏi nhà tù Bắc Triều Tiên trong tình trạng hôn mê, một lần nữa gây sự chú ý của thế giới về những hành động vi phạm nhân quyền phổ biến của chính quyền Kim Jong Un.
Ông Phil Robertson, Phó giám đốc tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, nói:
"Nói thẳng thừng thì đây là một chính quyền đáng ghê tởm về mặt nhân quyền. Đây là một hố đen về nhân quyền.”
Otto Warmbier bị bắt ở Bình Nhưỡng hồi tháng 1/2016 về cáo buộc đã trộm một tấm áp phích tuyên truyền ở một khách sạn. Anh bị kết án 15 năm lao động khổ sai, và rơi vào tình trạng hôn mê cách đây 15 tháng cho đến khi qua đời.
Các giới chức Bắc Triều Tiên lý giải rằng anh sinh viên người Mỹ 22 tuổi đã bị ngộ độc trong thời gian bị giam giữ và được cho uống một viên thuốc ngủ khiến anh rơi vào trạng thái hôn mê.
Các bác sĩ tại bệnh viện thành phố Cincinnati, nơi anh Otto được điều trị sau khi được phóng thích, bác bỏ lý do mà Bắc Triều Tiên viện ra, nhưng không xác định nguyên nhân dẫn đến chấn thương hệ thần kinh nghiêm trọng như vậy.
Gia đình nạn nhân nói trong một tuyên bố:
"Thật đau lòng, hành vi ngược đãi thậm tệ theo kiểu tra tấn dưới tay của người Bắc Triều Tiên mà con trai chúng tôi phải chịu đựng đã dẫn tới hậu quả không thể tránh khỏi, không thể khác hơn hậu quả bi thảm mà chúng tôi trải nghiệm ngày hôm nay."
Chia buồn và phẫn nộ
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump gửi lời chia buồn cùng gia đình nạn nhân trong một tuyên bố hôm thứ Hai nói rằng "Đối với cha mẹ, không có gì bi thảm hơn là mất đi một đứa con đang ở độ tuổi tươi đẹp nhất của cuộc đời."
Tổng thống Trump nói cái chết của anh sinh viên càng khiến ông thêm quyết tâm muốn ngăn chặn những bi kịch tương lai dưới "bàn tay của các chế độ không thượng tôn luật pháp, không tôn trọng nhân phẩm cơ bản của con người."
Các giới chức Mỹ khác cũng ngỏ lời chia buồn với gia đình Warmbier. Họ bày tỏ phẫn nộ về cách đối xử tàn bạo, vô nhân đạo của chính quyền Bắc Triều Tiên đối với anh Warmbier.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ra tuyên bố "chia buồn và an ủi" gia đình anh Warmbier, đồng thời lên án Bắc Triều Tiên về việc giam giữ người nước ngoài mà không tôn trọng các quyền làm người được luật pháp quốc tế bảo đảm.
Người phát ngôn của Tổng thống Hàn Quốc Park Soo-hyun nói:
"Bắc Triều Tiên vẫn đang giam giữ công dân miền Nam chúng tôi và các công dân Mỹ, họ cần lập tức trả lại những người này về lại cho gia đình họ, và chính phủ của chúng tôi sẽ dồn mọi nỗ lực để thực hiện điều này."
Hiện có sáu người Hàn Quốc đang bị giam cầm ở miền Bắc. Một số là các nhà truyền giáo bị buộc tội gián điệp, và những người khác được cho là bị gián điệp Bắc Triều Tiên bắt cóc trong khi đang giúp đỡ những người đào tị chạy sang bên kia biên giới vào Trung Quốc.
Các giới chức Mỹ nói họ quan ngại về ba người Mỹ gốc Triều Tiên vẫn bị cầm giữ ở miền Bắc. Chính phủ Mỹ tố cáo Bắc Triều Tiên là dùng dụng những người bị họ cầm giữ như những con bài chính trị. Bắc Triều Tiên tố cáo Washington và Hàn Quốc đã đưa gián điệp vào nước này nhằm lật đổ chính phủ của họ.
Những hành động tàn bạo trong nước
Ông Marion Smith, giám đốc Quỹ Tưởng niệm Nạn nhân Chủ Nghĩa Cộng Sản nói trong một thông báo hôm thứ Hai:
"Chế độ Bắc Triều Tiên còn phát động một cuộc chiến chống lại cả những công dân của nước họ.”
Phúc trình của Ủy ban Truy vấn LHQ năm 2014 (COI) thu thập các dữ liệu về những hành động tàn bạo đang diễn ra ở Bắc Triều Tiên, mà họ nói có thể mang ra so sánh với những tội ác của Đức quốc xã.
VOA
20/06/2017