duyanh
06-12-2017, 12:55 PM
Khủng hoảng Doha-Riyad : Qatar chuyển sang nhập hàng từ Iran và Thổ Nhĩ Kỳ
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/660/2430/1373/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-06-09t160851z_1607510860_rc111191b8e0_rtrmadp_3_gulf-qatar-food_0.jpg
Sữa chua nhập từ Thổ Nhĩ Kỳ được bán trong một siêu thị tại Doha, Qatar, ngày 09/06/2017.
REUTERS/Tom Finn
Một tuần lễ sau khi Ả Rập Xê Út và nhiều nước trong vùng Vịnh cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, bộ trưởng Tài Chính Qatar khẳng định, nền kinh tế nước này "không bị đe dọa", Doha có khả năng "chịu đựng trong thời gian vô hạn định".
Dù vậy, thách thức lớn trước mắt đặt ra cho Qatar là nhu cầu về lương thực, thực phẩm. Tới nay, gần 90% thực phẩm nhập vào Qatar do Ả Rập Xê Út và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất cung cấp. Trong khi chờ đợi giải quyết khủng hoảng, Doha đang chuyển sang mua hàng của Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.
Thông tín viên Sabrina Bennou tại chỗ cho biết thêm :
"Trong khi chờ hàng của Iran được chuyển đến Qatar, hàng hóa của Ả Rập Xê Út biến mất dần trên các kệ hàng ở siêu thị. Thay vào đó là hàng của Thổ Nhĩ Kỳ. Tại một số địa phương, thậm chí các cửa hàng còn trưng ra cho rõ các nhãn hiệu hàng nhập từ Thổ Nhĩ Kỳ. Các siêu thị lớn ở Qatar cho biết, dây chuyền phân phối không bị gián đoạn, các cửa hàng vẫn có đầy đủ hàng để bán và thậm chí là còn có nhiều hàng hóa hơn cả so với nhu cầu của người tiêu dùng.
Để hướng dẫn công luận sử dụng hàng của Iran hay Thổ Nhĩ Kỳ, bộ Kinh Tế Và Thương Mại trên mạng internet đã có hẳn một trang với một số ngữ vựng cơ bản được dịch sang nhiều thứ tiếng. Với các mặt hàng lương thực, thực phẩm, thì người ta tìm thấy những từ như sữa, trứng, sữa chua hay về thời hạn sử dụng.
Nhân viên ở siêu thị quảng cáo với khách hàng là sữa nhập của Thổ Nhĩ Kỳ được bán với giá rẻ hơn so với sữa nhập từ Ả Rập Xê Út và còn rẻ hơn cả so với các loại sữa của các nhà cung cấp khác được bán trên thị trường Qatar.
Sau cùng, chiến dịch trừng phạt của nhiều nước trong vùng Vịnh nhắm vào Qatar cũng là cơ hội tốt để tiểu vương quốc này quảng bá và phát triển hàng nội địa. Thành phố Doha chẳng hạn khuyến khích người tiêu dùng mua hàng của Qatar để hỗ trợ các nhà sản xuất trong nước".
RFI
Thanh Hà Đăng ngày 12-06-2017
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/660/2430/1373/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-06-09t160851z_1607510860_rc111191b8e0_rtrmadp_3_gulf-qatar-food_0.jpg
Sữa chua nhập từ Thổ Nhĩ Kỳ được bán trong một siêu thị tại Doha, Qatar, ngày 09/06/2017.
REUTERS/Tom Finn
Một tuần lễ sau khi Ả Rập Xê Út và nhiều nước trong vùng Vịnh cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, bộ trưởng Tài Chính Qatar khẳng định, nền kinh tế nước này "không bị đe dọa", Doha có khả năng "chịu đựng trong thời gian vô hạn định".
Dù vậy, thách thức lớn trước mắt đặt ra cho Qatar là nhu cầu về lương thực, thực phẩm. Tới nay, gần 90% thực phẩm nhập vào Qatar do Ả Rập Xê Út và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất cung cấp. Trong khi chờ đợi giải quyết khủng hoảng, Doha đang chuyển sang mua hàng của Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.
Thông tín viên Sabrina Bennou tại chỗ cho biết thêm :
"Trong khi chờ hàng của Iran được chuyển đến Qatar, hàng hóa của Ả Rập Xê Út biến mất dần trên các kệ hàng ở siêu thị. Thay vào đó là hàng của Thổ Nhĩ Kỳ. Tại một số địa phương, thậm chí các cửa hàng còn trưng ra cho rõ các nhãn hiệu hàng nhập từ Thổ Nhĩ Kỳ. Các siêu thị lớn ở Qatar cho biết, dây chuyền phân phối không bị gián đoạn, các cửa hàng vẫn có đầy đủ hàng để bán và thậm chí là còn có nhiều hàng hóa hơn cả so với nhu cầu của người tiêu dùng.
Để hướng dẫn công luận sử dụng hàng của Iran hay Thổ Nhĩ Kỳ, bộ Kinh Tế Và Thương Mại trên mạng internet đã có hẳn một trang với một số ngữ vựng cơ bản được dịch sang nhiều thứ tiếng. Với các mặt hàng lương thực, thực phẩm, thì người ta tìm thấy những từ như sữa, trứng, sữa chua hay về thời hạn sử dụng.
Nhân viên ở siêu thị quảng cáo với khách hàng là sữa nhập của Thổ Nhĩ Kỳ được bán với giá rẻ hơn so với sữa nhập từ Ả Rập Xê Út và còn rẻ hơn cả so với các loại sữa của các nhà cung cấp khác được bán trên thị trường Qatar.
Sau cùng, chiến dịch trừng phạt của nhiều nước trong vùng Vịnh nhắm vào Qatar cũng là cơ hội tốt để tiểu vương quốc này quảng bá và phát triển hàng nội địa. Thành phố Doha chẳng hạn khuyến khích người tiêu dùng mua hàng của Qatar để hỗ trợ các nhà sản xuất trong nước".
RFI
Thanh Hà Đăng ngày 12-06-2017