duyanh
06-06-2017, 01:11 PM
Bi kịch cả gia đình đều mắc bệnh teo rút chân tay
Chị khóc cạn nước mắc khi lần lượt chứng kiến cảnh chồng và hai con đều mắc bệnh teo rút chân tay. Mọi sinh hoạt cá nhân, ăn uống của những người đàn ông trong gia đình đều một tay chị săn sóc, lo liệu.
http://www.datviet.com/wp-content/uploads/2017/06/1-1496155833851.jpg?x64054Con trai út Trần Văn Tín (SN 1993) mắc bệnh teo rút chân tay phải nằm một chỗ
Giữa trưa nắng, căn nhà cấp bốn nóng hừng hực, thỉnh thoảng vang lên tiếng gọi ú ớ không rõ nghĩa. Tiếp đó là giọng người phụ nữ mang theo sự lo lắng, cưng chiều: “Con nóng hả, để má lau người nghe?”, “Anh sao vậy, để em thay bỉm cho thoáng”…Chị quần quật, quay cuồng quanh những công việc không tên, vừa chăm sóc chồng con, vừa lo kiếm tiền trang trải gia đình. Đó là hoàn cảnh của gia đình chị Võ Thị Nga (SN 1967, tổ 4, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, Quảng Nam).
Hai vợ chồng lấy nhau trong sự chúc phúc của gia đình nội ngoại, dù cuộc sống nghèo khó nhưng vẫn đong đầy yêu thương khi hai đứa con trai lần lượt ra đời. Cứ tưởng hạnh phúc mãi vẹn tròn, nhưng đến 2006 chồng chị, anh Trần Văn Hơn (SN 1969) bỗng dưng mắc bệnh teo rút chân tay. Từ người trụ cột gia đình, cơ thể anh càng suy yếu chạy chữa khắp nơi nhưng không hiệu quả, cuộc sống gia đình từ đó dần rơi vào cảnh túng quẫn.
http://www.datviet.com/wp-content/uploads/2017/06/bi-kich-ca-gia-dinh-deu-mac-benh-teo-rut-chan-tay-1010470-10.jpg?x64054
Mọi sinh hoạt cá nhân, ăn uống của chồng con đều do chị Nga một tay chăm sóc
Nhìn cha bệnh tật, mẹ từng ngày vất vả mưu sinh lo cho gia đình, em Trần Văn Tuấn (SN 1989, khi đó đang học lớp 10-PV) đành dở dang việc học để phụ mẹ kiếm tiền để em trai viết tiếp ước mơ trên ghế nhà trường. Không nề hà bất cứ công việc nào từ phụ hồ, may gia công, vác gạch… miễn sao có tiền trang trải cuộc sống.Cuộc sống cứ thế trôi qua, nhưng một lần nữa bi kịch tiếp tục đến với gia đình khi em Trần Văn Tín (SN 1993, khi đó đang là học sinh lớp 10-PV) bỗng dưng xuất hiện các triệu chứng giống cha. Tứ chi dần co rút, suy yếu, em đành bỏ dở việc học. Ban đầu, khi mới phát bệnh em còn đi lại được quanh nhà, sau đó bệnh dần trở nặng chỉ có thể nằm một chỗ mọi sinh hoạt đều do một tay mẹ chăm sóc.
http://www.datviet.com/wp-content/uploads/2017/06/bi-kich-ca-gia-dinh-deu-mac-benh-teo-rut-chan-tay-1010470-11.jpg?x64054
Anh Trần Văn Hơn mắc bệnh teo rút chân tay phải nằm một chỗ
Chồng con lần lượt bệnh nặng, chị không thể đi xa nên chỉ quanh quẩn làm việc gần nhà để tiện trông nom. Anh cả Trần Văn Tuấn rời nhà ra Đà Nẵng để may gia công tại khu công nghiệp Hòa Khánh (Đà Nẵng). Khi cuộc sống tưởng chừng đã ổn định hơn, thì một ngày cuối năm 2010 chị nhận tin dữ con trai đầu mắc bệnh phải nhập viện.Chị Nga nghẹn ngào chia sẻ: “Hai cha con ảnh bị bệnh, tôi chỉ hy vọng được mỗi đứa lớn nhưng không ngờ nó cũng không tránh nổi số phận. Khi tôi nhận được tin đứa con lành lặn cuối cùng nhập viện, tôi bàng hoàng không biết phải làm gì nữa. Tôi như chết lặng, chỉ biết ngồi thẫn thờ, không dám tin vào tai mình nữa. May hàng xóm thương tình, đưa tôi về nhà rồi người góp chút ít giúp tôi chi phí ra viện chăm con, chồng và con út thì gửi cho bên ngoại chăm sóc”.
http://www.datviet.com/wp-content/uploads/2017/06/bi-kich-ca-gia-dinh-deu-mac-benh-teo-rut-chan-tay-1010470-12.jpg?x64054
Một mình chị gồng gánh gia đình
Trong 3 năm đứa con lớn nằm viện, cũng là từng đó năm chị tất tả ngược xuôi. Ban ngày chị phụ bán nước quanh bệnh viện, ban đêm thì lượm ve chai bán lấy tiền. “Ban ngày tôi phụ quán nước kiếm tiền, đến tối khoảng 12 giờ đêm đến 1 giờ sáng thì đi quanh bệnh viện lượm ve chai. Vì ban ngày là của người khác, nên chỉ lúc nửa đêm tôi mới dám đến các khu cấp cứu hoặc trực ban đêm để lượm.Ngày chỉ ngủ 3-4 tiếng, còn thời gian khác là vừa chăm con vừa lo kiếm tiền trang trải viện phí, gửi về quê chăm lo cho chồng con. Tiền chạy thận cho đứa lớn thì được miễn phí, nên tôi chỉ lo ăn uống cho con, tiền gửi về nhà, còn tôi thì chỉ cần xin đồ từ thiện ăn qua bữa cũng tốt lắm rồi”, chị Nga chia sẻ.http://www.datviet.com/wp-content/uploads/2017/06/bi-kich-ca-gia-dinh-deu-mac-benh-teo-rut-chan-tay-1010470-13.jpg?x64054
http://www.datviet.com/wp-content/uploads/2017/06/bi-kich-ca-gia-dinh-deu-mac-benh-teo-rut-chan-tay-1010470-14.jpg?x64054
Phiếu xác nhận khuyết tật của cha con anh Hơn, mỗi tháng cha con được trợ cấp mỗi người 540.000 đồng
Nằm viện chạy thận được một thời gian, bệnh tình em Tuấn dần chuyển nặng biến chứng qua tim. Đến năm 2013, em Tuấn đã vĩnh viễn ra đi để lại niềm tiếc thương vô hạn cho gia đình. Vượt qua nỗi đau, chị cố gắng chăm sóc cho chồng và con út bại liệt, teo rút chân tay phải nằm một chỗ.Tâm sự với chúng tôi mà chị không cầm được nước mắt: “Không nỗi đau nào lớn hơn khi chứng kiến cảnh mất con, chồng bệnh nặng nhưng tôi vẫn phải gắng gượng đứng lên vì cuộc sống gia đình. Tôi cũng không biết bệnh này từ đâu, nghe nói bệnh di truyền vì em chồng tôi cũng mắc bệnh như vậy, giờ cậu ấy ở với mẹ, vợ thì bỏ đi rồi. Bây giờ tôi chỉ hy vọng mình có đủ sức khỏe lo cho chồng con, tôi sợ nhất rủi mai này tôi có chuyện gì thì cha con ảnh không biết ra sao. Hai bên nội ngoại nghèo khó, tôi chỉ có thể dựa vào mình mà thôi”.Cuộc đời người phụ nữ chỉ hy vọng gặp được người chồng yêu thương, chở che, có được những đứa con thơ khỏe mạnh. Nhưng với chị, điều hạnh phúc nhất là được sống bên chồng con dù ốm đau, bệnh tật, chỉ cần họ còn đó là chị còn hy vọng bước tiếp.
Nói về hoàn cảnh của chị Nga, bà Văn Thị Vũ (Chủ tịch hội Chữ thập đỏ thị trấn Hà Lam, Thăng Bình) cho biết: “Gia đình anh Trần Văn Hơn và chị Võ Thị Nga là gia đình có hoàn cảnh rất đặc biệt tại Hà Lam, cha và con đều mắc bệnh teo rút chân tay rất nặng, chỉ có thể nằm một chỗ. Mọi sinh hoạt cá nhân đều do một tay chị Nga đảm nhiệm, vừa đi làm vừa lo cho gia đình khiến cuộc sống chị rất khó khăn, vất vả. Căn nhà hiện nay gia đình đang ở cũng là do các nhà hảo tâm, trường THPT Chu Văn An trước kia con chị theo học hỗ trợ xây dựng.
Hiện nay cuộc sống gia đình rất khó khăn, hy vọng các mạnh thường quân quan tâm giúp đỡ để gia đình có thể vươn lên, vượt qua nghịch cảnh”.Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
Chị Võ Thị Nga, tổ 4, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, Quảng NamĐT: 01659731264
Dân trí
Chị khóc cạn nước mắc khi lần lượt chứng kiến cảnh chồng và hai con đều mắc bệnh teo rút chân tay. Mọi sinh hoạt cá nhân, ăn uống của những người đàn ông trong gia đình đều một tay chị săn sóc, lo liệu.
http://www.datviet.com/wp-content/uploads/2017/06/1-1496155833851.jpg?x64054Con trai út Trần Văn Tín (SN 1993) mắc bệnh teo rút chân tay phải nằm một chỗ
Giữa trưa nắng, căn nhà cấp bốn nóng hừng hực, thỉnh thoảng vang lên tiếng gọi ú ớ không rõ nghĩa. Tiếp đó là giọng người phụ nữ mang theo sự lo lắng, cưng chiều: “Con nóng hả, để má lau người nghe?”, “Anh sao vậy, để em thay bỉm cho thoáng”…Chị quần quật, quay cuồng quanh những công việc không tên, vừa chăm sóc chồng con, vừa lo kiếm tiền trang trải gia đình. Đó là hoàn cảnh của gia đình chị Võ Thị Nga (SN 1967, tổ 4, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, Quảng Nam).
Hai vợ chồng lấy nhau trong sự chúc phúc của gia đình nội ngoại, dù cuộc sống nghèo khó nhưng vẫn đong đầy yêu thương khi hai đứa con trai lần lượt ra đời. Cứ tưởng hạnh phúc mãi vẹn tròn, nhưng đến 2006 chồng chị, anh Trần Văn Hơn (SN 1969) bỗng dưng mắc bệnh teo rút chân tay. Từ người trụ cột gia đình, cơ thể anh càng suy yếu chạy chữa khắp nơi nhưng không hiệu quả, cuộc sống gia đình từ đó dần rơi vào cảnh túng quẫn.
http://www.datviet.com/wp-content/uploads/2017/06/bi-kich-ca-gia-dinh-deu-mac-benh-teo-rut-chan-tay-1010470-10.jpg?x64054
Mọi sinh hoạt cá nhân, ăn uống của chồng con đều do chị Nga một tay chăm sóc
Nhìn cha bệnh tật, mẹ từng ngày vất vả mưu sinh lo cho gia đình, em Trần Văn Tuấn (SN 1989, khi đó đang học lớp 10-PV) đành dở dang việc học để phụ mẹ kiếm tiền để em trai viết tiếp ước mơ trên ghế nhà trường. Không nề hà bất cứ công việc nào từ phụ hồ, may gia công, vác gạch… miễn sao có tiền trang trải cuộc sống.Cuộc sống cứ thế trôi qua, nhưng một lần nữa bi kịch tiếp tục đến với gia đình khi em Trần Văn Tín (SN 1993, khi đó đang là học sinh lớp 10-PV) bỗng dưng xuất hiện các triệu chứng giống cha. Tứ chi dần co rút, suy yếu, em đành bỏ dở việc học. Ban đầu, khi mới phát bệnh em còn đi lại được quanh nhà, sau đó bệnh dần trở nặng chỉ có thể nằm một chỗ mọi sinh hoạt đều do một tay mẹ chăm sóc.
http://www.datviet.com/wp-content/uploads/2017/06/bi-kich-ca-gia-dinh-deu-mac-benh-teo-rut-chan-tay-1010470-11.jpg?x64054
Anh Trần Văn Hơn mắc bệnh teo rút chân tay phải nằm một chỗ
Chồng con lần lượt bệnh nặng, chị không thể đi xa nên chỉ quanh quẩn làm việc gần nhà để tiện trông nom. Anh cả Trần Văn Tuấn rời nhà ra Đà Nẵng để may gia công tại khu công nghiệp Hòa Khánh (Đà Nẵng). Khi cuộc sống tưởng chừng đã ổn định hơn, thì một ngày cuối năm 2010 chị nhận tin dữ con trai đầu mắc bệnh phải nhập viện.Chị Nga nghẹn ngào chia sẻ: “Hai cha con ảnh bị bệnh, tôi chỉ hy vọng được mỗi đứa lớn nhưng không ngờ nó cũng không tránh nổi số phận. Khi tôi nhận được tin đứa con lành lặn cuối cùng nhập viện, tôi bàng hoàng không biết phải làm gì nữa. Tôi như chết lặng, chỉ biết ngồi thẫn thờ, không dám tin vào tai mình nữa. May hàng xóm thương tình, đưa tôi về nhà rồi người góp chút ít giúp tôi chi phí ra viện chăm con, chồng và con út thì gửi cho bên ngoại chăm sóc”.
http://www.datviet.com/wp-content/uploads/2017/06/bi-kich-ca-gia-dinh-deu-mac-benh-teo-rut-chan-tay-1010470-12.jpg?x64054
Một mình chị gồng gánh gia đình
Trong 3 năm đứa con lớn nằm viện, cũng là từng đó năm chị tất tả ngược xuôi. Ban ngày chị phụ bán nước quanh bệnh viện, ban đêm thì lượm ve chai bán lấy tiền. “Ban ngày tôi phụ quán nước kiếm tiền, đến tối khoảng 12 giờ đêm đến 1 giờ sáng thì đi quanh bệnh viện lượm ve chai. Vì ban ngày là của người khác, nên chỉ lúc nửa đêm tôi mới dám đến các khu cấp cứu hoặc trực ban đêm để lượm.Ngày chỉ ngủ 3-4 tiếng, còn thời gian khác là vừa chăm con vừa lo kiếm tiền trang trải viện phí, gửi về quê chăm lo cho chồng con. Tiền chạy thận cho đứa lớn thì được miễn phí, nên tôi chỉ lo ăn uống cho con, tiền gửi về nhà, còn tôi thì chỉ cần xin đồ từ thiện ăn qua bữa cũng tốt lắm rồi”, chị Nga chia sẻ.http://www.datviet.com/wp-content/uploads/2017/06/bi-kich-ca-gia-dinh-deu-mac-benh-teo-rut-chan-tay-1010470-13.jpg?x64054
http://www.datviet.com/wp-content/uploads/2017/06/bi-kich-ca-gia-dinh-deu-mac-benh-teo-rut-chan-tay-1010470-14.jpg?x64054
Phiếu xác nhận khuyết tật của cha con anh Hơn, mỗi tháng cha con được trợ cấp mỗi người 540.000 đồng
Nằm viện chạy thận được một thời gian, bệnh tình em Tuấn dần chuyển nặng biến chứng qua tim. Đến năm 2013, em Tuấn đã vĩnh viễn ra đi để lại niềm tiếc thương vô hạn cho gia đình. Vượt qua nỗi đau, chị cố gắng chăm sóc cho chồng và con út bại liệt, teo rút chân tay phải nằm một chỗ.Tâm sự với chúng tôi mà chị không cầm được nước mắt: “Không nỗi đau nào lớn hơn khi chứng kiến cảnh mất con, chồng bệnh nặng nhưng tôi vẫn phải gắng gượng đứng lên vì cuộc sống gia đình. Tôi cũng không biết bệnh này từ đâu, nghe nói bệnh di truyền vì em chồng tôi cũng mắc bệnh như vậy, giờ cậu ấy ở với mẹ, vợ thì bỏ đi rồi. Bây giờ tôi chỉ hy vọng mình có đủ sức khỏe lo cho chồng con, tôi sợ nhất rủi mai này tôi có chuyện gì thì cha con ảnh không biết ra sao. Hai bên nội ngoại nghèo khó, tôi chỉ có thể dựa vào mình mà thôi”.Cuộc đời người phụ nữ chỉ hy vọng gặp được người chồng yêu thương, chở che, có được những đứa con thơ khỏe mạnh. Nhưng với chị, điều hạnh phúc nhất là được sống bên chồng con dù ốm đau, bệnh tật, chỉ cần họ còn đó là chị còn hy vọng bước tiếp.
Nói về hoàn cảnh của chị Nga, bà Văn Thị Vũ (Chủ tịch hội Chữ thập đỏ thị trấn Hà Lam, Thăng Bình) cho biết: “Gia đình anh Trần Văn Hơn và chị Võ Thị Nga là gia đình có hoàn cảnh rất đặc biệt tại Hà Lam, cha và con đều mắc bệnh teo rút chân tay rất nặng, chỉ có thể nằm một chỗ. Mọi sinh hoạt cá nhân đều do một tay chị Nga đảm nhiệm, vừa đi làm vừa lo cho gia đình khiến cuộc sống chị rất khó khăn, vất vả. Căn nhà hiện nay gia đình đang ở cũng là do các nhà hảo tâm, trường THPT Chu Văn An trước kia con chị theo học hỗ trợ xây dựng.
Hiện nay cuộc sống gia đình rất khó khăn, hy vọng các mạnh thường quân quan tâm giúp đỡ để gia đình có thể vươn lên, vượt qua nghịch cảnh”.Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
Chị Võ Thị Nga, tổ 4, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, Quảng NamĐT: 01659731264
Dân trí