duyanh
06-06-2017, 12:56 PM
Ả Rập Xê Út và các đồng minh tố Qatar «ủng hộ khủng bố» và cắt đứt quan hệ ngoại giao
http://saigonecho.com/images/Vung_vinh-_hoidong.jpg
Một cuộc họp thượng đỉnh Hội Đồng Hợp Tác Vùng Vịnh. Ảnh minh họa.
AFP PHOTO/YASSER AL-ZAYYAT
Bão tố ngoại giao ở Trung Đông : ngày 05/06/2017 Ả Rập Xê Út, Ai Cập, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Bahrein và Yemen đã cắt đứt quan hệ với Qatar với lý do nước này « ủng hộ khủng bố ».
Đây là cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất từ khi Hội Đồng Hợp Tác Vùng Vịnh (CCG) được thành lập năm 1981, gồm Ả Rập Xê Út, Bahrein, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Koweit, Oman và Qatar.
Ba trong số các nước này cùng với Ai Cập và Yemen từ sáng sớm hôm nay đã lần lượt loan báo cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar vì « ủng hộ khủng bố », như Al Qaida, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (Daech, IS) và Huynh đệ Hồi giáo.
Ryad cho đóng cửa các biên giới trên đất liền, đường không và đường biển với Qatar để « bảo vệ an ninh quốc gia và mối nguy khủng bố ».
Cairo cũng đóng các biên giới với Qatar vì nước này « kích thích thái độ thù địch với Ai Cập ».
Sáu công ty hàng không vùng Vịnh ngưng tất cả các chuyến bay đến Doha.
Các nhà ngoại giao Qatar có 14 ngày để rời bốn nước vùng Vịnh trên, riêng Ai Cập hạn định 48 giờ, còn công dân các nước này bị cấm đến Qatar.
Qatar vốn tự hào đóng vai trò đáng kể trong khu vực và được chọn làm nước chủ nhà Cúp bóng đá thế giới 2022, cũng bị loại ra khỏi liên minh quân sự Ả Rập chống lại phe nổi dậy thân Iran ở Yemen.
Sự kiện này diễn ra 15 ngày sau chuyến thăm của tổng thống Mỹ, trong dịp đó ông Donald Trump đã kêu gọi các quốc gia Hồi giáo tham gia chống chủ nghĩa cực đoan.
Trước khoảng 50 lãnh đạo Hồi giáo, ông Trump chỉ đích danh Iran là kẻ thù, nguồn gốc của khủng bố.
Đây là sự ủng hộ công khai chính sách của Ả Rập Xê Út và các đồng minh vốn cứng rắn với Iran theo Hồi giáo Shia, trong khi Qatar luôn giữ quan hệ tốt với Iran, cho những người phe Huynh Đệ Hồi Giáo và Hamas từ các nước láng giềng tị nạn.
Sau khi tổng thống Mỹ rời đi, mọi sự diễn biến rất nhanh.
Báo chí vùng Vịnh đăng tải các phát biểu được cho là của quốc vương Qatar ca ngợi Hamas và coi Iran là một nhân tố ổn định cho Trung Đông.
Qatar cải chính, và chuẩn bị trục xuất các thành viên Hamas, nhưng không làm giảm được căng thẳng.
Doha tố cáo các láng giềng vùng Vịnh muốn đặt Qatar dưới quyền giám hộ, cho rằng việc cắt đứt quan hệ ngoại giao là « bất hợp lý » và « vô căn cứ ».
Đồng thời, chính quyền Qatar cũng thông báo cấm các chuyến bay thương mại giữa Doha và các nước nói trên.
Từ Sydney, ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson kêu gọi các nước vùng Vịnh giải quyết bất đồng và đoàn kết với nhau.
Phía Iran cho rằng « việc cắt quan hệ và đóng cửa biên giới không phải là cách giải quyết khủng hoảng ».
Theo thông tín viên RFI ở Ai Cập, cuộc khủng hoảng này làm Qatar bị cô lập không chỉ về ngoại giao, mà cả về địa lý.
Quốc gia này là một bán đảo, biên giới đất liền duy nhất là với Ả Rập Xê Út.
Về lâu về dài, căn cứ quân sự quy mô của Mỹ tại Qatar có thể bị ảnh hưởng, nhưng Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, vốn có sẵn một căn cứ của Pháp, có lẽ sẽ hài lòng nếu Hoa Kỳ di chuyển căn cứ quân sự đến nước mình.
Thứ Hai, 05 tháng Sáu năm 2017
Thụy My
http://saigonecho.com/images/Vung_vinh-_hoidong.jpg
Một cuộc họp thượng đỉnh Hội Đồng Hợp Tác Vùng Vịnh. Ảnh minh họa.
AFP PHOTO/YASSER AL-ZAYYAT
Bão tố ngoại giao ở Trung Đông : ngày 05/06/2017 Ả Rập Xê Út, Ai Cập, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Bahrein và Yemen đã cắt đứt quan hệ với Qatar với lý do nước này « ủng hộ khủng bố ».
Đây là cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất từ khi Hội Đồng Hợp Tác Vùng Vịnh (CCG) được thành lập năm 1981, gồm Ả Rập Xê Út, Bahrein, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Koweit, Oman và Qatar.
Ba trong số các nước này cùng với Ai Cập và Yemen từ sáng sớm hôm nay đã lần lượt loan báo cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar vì « ủng hộ khủng bố », như Al Qaida, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (Daech, IS) và Huynh đệ Hồi giáo.
Ryad cho đóng cửa các biên giới trên đất liền, đường không và đường biển với Qatar để « bảo vệ an ninh quốc gia và mối nguy khủng bố ».
Cairo cũng đóng các biên giới với Qatar vì nước này « kích thích thái độ thù địch với Ai Cập ».
Sáu công ty hàng không vùng Vịnh ngưng tất cả các chuyến bay đến Doha.
Các nhà ngoại giao Qatar có 14 ngày để rời bốn nước vùng Vịnh trên, riêng Ai Cập hạn định 48 giờ, còn công dân các nước này bị cấm đến Qatar.
Qatar vốn tự hào đóng vai trò đáng kể trong khu vực và được chọn làm nước chủ nhà Cúp bóng đá thế giới 2022, cũng bị loại ra khỏi liên minh quân sự Ả Rập chống lại phe nổi dậy thân Iran ở Yemen.
Sự kiện này diễn ra 15 ngày sau chuyến thăm của tổng thống Mỹ, trong dịp đó ông Donald Trump đã kêu gọi các quốc gia Hồi giáo tham gia chống chủ nghĩa cực đoan.
Trước khoảng 50 lãnh đạo Hồi giáo, ông Trump chỉ đích danh Iran là kẻ thù, nguồn gốc của khủng bố.
Đây là sự ủng hộ công khai chính sách của Ả Rập Xê Út và các đồng minh vốn cứng rắn với Iran theo Hồi giáo Shia, trong khi Qatar luôn giữ quan hệ tốt với Iran, cho những người phe Huynh Đệ Hồi Giáo và Hamas từ các nước láng giềng tị nạn.
Sau khi tổng thống Mỹ rời đi, mọi sự diễn biến rất nhanh.
Báo chí vùng Vịnh đăng tải các phát biểu được cho là của quốc vương Qatar ca ngợi Hamas và coi Iran là một nhân tố ổn định cho Trung Đông.
Qatar cải chính, và chuẩn bị trục xuất các thành viên Hamas, nhưng không làm giảm được căng thẳng.
Doha tố cáo các láng giềng vùng Vịnh muốn đặt Qatar dưới quyền giám hộ, cho rằng việc cắt đứt quan hệ ngoại giao là « bất hợp lý » và « vô căn cứ ».
Đồng thời, chính quyền Qatar cũng thông báo cấm các chuyến bay thương mại giữa Doha và các nước nói trên.
Từ Sydney, ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson kêu gọi các nước vùng Vịnh giải quyết bất đồng và đoàn kết với nhau.
Phía Iran cho rằng « việc cắt quan hệ và đóng cửa biên giới không phải là cách giải quyết khủng hoảng ».
Theo thông tín viên RFI ở Ai Cập, cuộc khủng hoảng này làm Qatar bị cô lập không chỉ về ngoại giao, mà cả về địa lý.
Quốc gia này là một bán đảo, biên giới đất liền duy nhất là với Ả Rập Xê Út.
Về lâu về dài, căn cứ quân sự quy mô của Mỹ tại Qatar có thể bị ảnh hưởng, nhưng Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, vốn có sẵn một căn cứ của Pháp, có lẽ sẽ hài lòng nếu Hoa Kỳ di chuyển căn cứ quân sự đến nước mình.
Thứ Hai, 05 tháng Sáu năm 2017
Thụy My