duyanh
05-30-2017, 02:17 PM
Nhà cựu độc tài Panama Noriega qua đời
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/000_sapa990606599350_0.jpg
Manuel Antonio Noriega năm 1988 khi đang ở đỉnh cao quyền lực Panama.
REUTERS
Nhà cựu độc tài Panama Manuel Noriega vừa qua đời đêm qua 29/05/2017, thọ 83 tuổi, sau khi được giải phẫu một khối u trong não. Trên trang Twitter, tổng thống đương nhiệm Panama Juan Carlos Varela viết : « Cái chết của Manuel Noriega kết thúc một trang sử của nước ta ».
Ông Noriega qua đời khi đang thọ án tù vì trách nhiệm trong những vụ mất tích và sát hại các nhà đối lập dưới thời ông cầm quyền (1983-1989). Gia đình của ông Noriega đã nhiều lần xin cho nhà cựu độc tài được quản thúc tại gia, do ông mắc rất nhiều bệnh nặng, nhưng chính phủ Panama đã bác bỏ những yêu cầu đó, cho biết là ông Noriega sẽ trở vào tù sau khi được giải phẫu.
Nguyên là một nhân viên của CIA, ông Noriega đã lên lãnh đạo Panama vào thập niên 1980. Nhưng từ một đồng minh thân cận của Washington, nhà cựu độc tài Panama đã trở thành kẻ thù của Mỹ do ông tham gia vào việc buôn ma túy.
Tổng thống Hoa Kỳ thời đó là George H. Bush đã ra lệnh đưa quân Mỹ vào Panama để bắt giữ Noriega. Chiến dịch quân sự mang tên « Chính nghĩa » đã khiến 500 người thiệt mạng, theo các số liệu chính thức, nhưng các tổ chức phi chính phủ thẩm định nạn nhân lên tới nhiều ngàn người.
Sau khi chạy vào trốn trong Tòa Sứ Thần ở Panama, Noriega đã ra đầu thú vào ngày 03/01/1990 và bị đưa ngay sang Mỹ. Tại đây, ông bị kết án 40 năm tù vì tội buôn ma túy, nhưng sau khi thọ nửa án tù, nhà cựu độc tài Panama được trả tự do vì được xem là « có hạnh kiểm tốt ».
Đến năm 2010, ông Noriega lại bị dẫn độ sang Pháp vì tội rửa tiền và đến năm 2011 bị dẫn độ về Panama. Tại đây, ông bị tuyên 3 án tù, mỗi án tù là 20 năm cho những vụ mất tích và sát hại các nhà đối lập khi ông cầm quyền. Thế nhưng, nhà cựu độc tài không bao giờ nhìn nhận là ông đã gây ra những tội ác đó, tuy rằng vào năm 2015 ông có xin lỗi « bất cứ ai cảm thấy bị xúc phạm, bị ảnh hưởng hoặc bị nhục mạ » do những hành động của ông.
RFI
30-05-2017
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/000_sapa990606599350_0.jpg
Manuel Antonio Noriega năm 1988 khi đang ở đỉnh cao quyền lực Panama.
REUTERS
Nhà cựu độc tài Panama Manuel Noriega vừa qua đời đêm qua 29/05/2017, thọ 83 tuổi, sau khi được giải phẫu một khối u trong não. Trên trang Twitter, tổng thống đương nhiệm Panama Juan Carlos Varela viết : « Cái chết của Manuel Noriega kết thúc một trang sử của nước ta ».
Ông Noriega qua đời khi đang thọ án tù vì trách nhiệm trong những vụ mất tích và sát hại các nhà đối lập dưới thời ông cầm quyền (1983-1989). Gia đình của ông Noriega đã nhiều lần xin cho nhà cựu độc tài được quản thúc tại gia, do ông mắc rất nhiều bệnh nặng, nhưng chính phủ Panama đã bác bỏ những yêu cầu đó, cho biết là ông Noriega sẽ trở vào tù sau khi được giải phẫu.
Nguyên là một nhân viên của CIA, ông Noriega đã lên lãnh đạo Panama vào thập niên 1980. Nhưng từ một đồng minh thân cận của Washington, nhà cựu độc tài Panama đã trở thành kẻ thù của Mỹ do ông tham gia vào việc buôn ma túy.
Tổng thống Hoa Kỳ thời đó là George H. Bush đã ra lệnh đưa quân Mỹ vào Panama để bắt giữ Noriega. Chiến dịch quân sự mang tên « Chính nghĩa » đã khiến 500 người thiệt mạng, theo các số liệu chính thức, nhưng các tổ chức phi chính phủ thẩm định nạn nhân lên tới nhiều ngàn người.
Sau khi chạy vào trốn trong Tòa Sứ Thần ở Panama, Noriega đã ra đầu thú vào ngày 03/01/1990 và bị đưa ngay sang Mỹ. Tại đây, ông bị kết án 40 năm tù vì tội buôn ma túy, nhưng sau khi thọ nửa án tù, nhà cựu độc tài Panama được trả tự do vì được xem là « có hạnh kiểm tốt ».
Đến năm 2010, ông Noriega lại bị dẫn độ sang Pháp vì tội rửa tiền và đến năm 2011 bị dẫn độ về Panama. Tại đây, ông bị tuyên 3 án tù, mỗi án tù là 20 năm cho những vụ mất tích và sát hại các nhà đối lập khi ông cầm quyền. Thế nhưng, nhà cựu độc tài không bao giờ nhìn nhận là ông đã gây ra những tội ác đó, tuy rằng vào năm 2015 ông có xin lỗi « bất cứ ai cảm thấy bị xúc phạm, bị ảnh hưởng hoặc bị nhục mạ » do những hành động của ông.
RFI
30-05-2017