duyanh
05-26-2017, 12:44 PM
Một thông tư không đủ để quản lý khai thác cát sông?
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/one-decretive-of-ministry-not-enough-to-manage-sand-exploit-05262017081611.html/cat1-620.jpg/@@images/2df41601-0d95-403b-aa0a-627d72fd818e.jpeg (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/one-decretive-of-ministry-not-enough-to-manage-sand-exploit-05262017081611.html/cat1-620.jpg/@@images/2df41601-0d95-403b-aa0a-627d72fd818e.jpeg)
Khai thác cát trên sông ở Việt Nam, ảnh minh họa chụp trước đây.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/one-decretive-of-ministry-not-enough-to-manage-sand-exploit-05262017081611.html/vkh052417.mp3
Ngày 23 tháng 5 năm 2017, trang mạng của Chính phủ Việt Nam cho biết Bộ tài nguyên và môi trường đang soạn thảo một thông tư để quản lý việc khai thác cát sỏi ở lòng sông.
Sau đây là ý kiến của một số nhà khoa học trong nước về dự thảo thông tư này cũng như việc khai thác tài nguyên cát ở lòng sông nói chung.
Tác động môi trường rộng lớn của việc khai thác cát sông
Trong dự thảo thông tư của Bộ tài nguyên và môi trường, người ta thấy nói rằng khi khai thác cát ở lòng sông mà thấy sạt lở thì phải dừng ngay lại.
Bình luận về điều này, một nhà nghiên cứu tại Đại học Cần Thơ là Tiến sĩ Dương Văn Ni nói với chúng tôi:
“Nếu mà khai thác, rồi thấy nó lở rồi ngưng, thì không đúng. Cát nó là một phần cơ thể của hệ sinh thái dòng sông. Thành thử ra chuyện khai thác cát chổ này nó có thể làm ảnh hưởng hàng chục cây số bên dưới, chớ nó đâu phải ảnh hưởng liền ngay tại chổ khai thác đâu. Cát nó tạo ra địa hình của đáy sông. Khi địa hình đáy sông mới được thành lập thì nó làm cho dòng chảy của dòng sông đó khác đi. Chính dòng chảy thay đổi nó sẽ làm bào mòn chổ này, hoặc là bồi chổ kia.”
Nếu mà khai thác, rồi thấy nó lở rồi ngưng, thì không đúng. Cát nó là một phần cơ thể của hệ sinh thái dòng sông. Thành thử ra chuyện khai thác cát chổ này nó có thể làm ảnh hưởng hàng chục cây số bên dưới, chớ nó đâu phải ảnh hưởng liền ngay tại chổ khai thác đâu.
-TS Dương Văn Ni
Theo Tiến sĩ Ni, cát đóng một vai trò rất phức tạp và quan trọng trong cuộc sống của các dòng sông. Ông lấy ví dụ như trong sự hình thành đồng bằng sông Cửu Long, chính lượng cát bồi lắng ở vùng cửa sông đã làm cho đất liền tiến ra biển, tạo nên vùng đồng bằng hiện nay. Ông nói tiếp là chính cát dọc lòng sông đã làm cho vận tốc của nước đổ về từ thượng lưu giảm, tránh gây ra xói mòn bờ sông.
Tiến sĩ Dương Văn Ni cho biết là trong mấy năm qua việc xây dựng các đập thủy điện của Trung Quốc và Lào trên thượng nguồn đã ngăn một lượng cát rất lớn đổ về đồng bằng sông Cửu Long, thêm vào đó việc khai thác cát ở vùng hạ lưu của chính người Việt Nam đã làm trầm trọng thêm sự xói lở và nhiễm mặn ở vùng ven biển:
“Bây giờ thì mình vì nhiều lý do, khai thông luồng lạch để tàu bè có trọng tải lớn di chuyển, nào là khai thác bán, nào khai thác xây dựng, thành thử mình làm mất đi các cồn cát tự nhiên ở cửa sông. Và điều đó làm mặn xâm nhập vô dữ dội hơn.”
Theo số liệu của Tiến sĩ Dương Văn Ni, số lượng cát khai thác có khai báo tại vùng sông Cửu Long trong một năm cao gấp ba, bốn lần lượng cát tự nhiên từ Cam Pu Chia đổ về Việt Nam dọc theo sông Cửu Long. Và không chỉ ở Việt Nam, mà trong vài năm qua nhu cầu phát triển ở các quốc gia dọc theo sông Cửu Long đã làm bùng phát việc khai thác cát sông tại tất cả các nước này.
Tại Việt Nam, việc khai thác cát không chỉ bùng nổ tại đồng bằng sông Cửu Long mà còn trên tất cả các dòng sông của quốc gia. Theo thông tin của báo Người Lao Động, vào đầu tháng tư năm 2017, giá cát xây dựng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tăng từ 50 đến 100%.
Ngoài nhu cầu xây dựng trong nước, cát khai thác tại Việt Nam còn được bán sang Singapore, theo như một phóng sự điều tra của báo Tuổi trẻ vào tháng ba năm 2017.
Vào cuối tháng tư năm 2017, xảy ra một vụ lở bờ sông làm chìm nhiều ngôi nhà tại sông Vàm Nao, một đoạn sông nối hai nhánh Tiền Giang và Hậu Giang của sông Cửu Long. Lúc đó, một nhà nghiên cứu đồng bằng sông Cửu Long là Tiến sĩ Võ Tòng Xuân nói với chúng tôi:
“Việc lấy cát dưới lòng sông, có khi người ta lén người ta lấy, có khi người ta thông đồng với những người của chính quyền. Bây giờ bên Singapore, người ta làm sân golf, rồi lấn biển toàn bằng cát của đồng sông Cửu Long mình. Hiện tượng này đã xảy ra cả chục năm nay. Sông của mình bị lở là việc tất nhiên thôi. Chỉ có cách bây giờ mình phải cấm chuyện lấy cát ở lòng sông.”
Cát sông là một tài nguyên quan trọng cần kiểm soát tốt hơn
Vậy đứng trước nguy cơ các dòng sông bị mất cát, nhưng đồng thời cũng có một nhu cầu xây dựng và phát triển, một câu hỏi được đặt ra là nên dừng hẳn việc khai thác cát hay không?
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/one-decretive-of-ministry-not-enough-to-manage-sand-exploit-05262017081611.html/cat1-400.jpg/@@images/07b72e39-f8e0-4c8d-add6-df7e451de66f.jpeg (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/one-decretive-of-ministry-not-enough-to-manage-sand-exploit-05262017081611.html/cat1-400.jpg)
Khai thác cát trên sông ở Việt Nam, ảnh minh họa chụp trước đây. RFA PHOTO
Tiến sĩ Dương Văn Ni trả lời:
“Trước mắt là phải rà soát lại hết những đơn vị nào đang khai thác cát, hoặc những đơn vị nào được cấp phép khai thác cát. Cái thứ hai là phải rà soát tính toán, bởi vì nói là dòng sông mình đang thiếu cát, nhưng không có nghĩa là thiếu toàn dòng sông, có những chổ cũng có bồi. Nếu mình tính toán được mức độ bồi, mình tính toán được mức khai thác vừa phải và hợp lý thì nó sẽ không tạo ra sự xói lở vùng bên dưới nữa.”
Trong dự thảo Quản lý khai thác cát, sỏi lòng sông của Bộ tài nguyên môi trường có nêu ra các vấn đề sau đây liên quan đến đề nghị về sự khai thác vừa phải của Tiến sĩ Dương Văn Ni: không làm thay đổi vận tốc dòng chảy, không gây bồi lắng, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái ven sông.
Nhưng ông nói tiếp là về lâu về dài phải có một loại vật liệu nào khác để thay thế cát xây dựng, vì cát trên sông, mà cụ thể là sông Cửu Long không còn nữa.
Khi được hỏi về việc quản lý khai thác cát sông hiện nay, Tiến sĩ Dương Văn Ni cho biết nếu những khu vực không được xem là có trữ lượng lớn của một khu mỏ thì quyết định khai thác sẽ được giao cho cấp tỉnh, trong khi các khu lớn thì do trung ương quản lý. Theo ông, sắp tới đây, phải có một đầu mối thống nhất trong việc quản lý khai thác cát:
“Tôi cho là việc này nhà nước phải ngồi lại, làm sao có một đầu mối chịu trách nhiệm về tài nguyên cát này thì họa may. Hiện giờ nó đang chồng chéo giữa trung ương, địa phương, giữa các bộ với nhau, giữa các ngành với nhau, thì dù có xây dựng một qui định rất là chặt chẽ của Bộ tài nguyên môi trường, nhưng không có một đầu mối chánh, thì Bộ giao thông vận tải vẫn có thể làm được chuyện riêng của họ, rồi bộ nào khác cũng làm nữa thì vấn đề bất cập vẫn tiếp tục diễn ra.”
Một vụ khai thác cát do cấp tỉnh cấp phép đã gây ra sự phản ứng của dân chúng là việc khai thác cát trên sông Đồng Nai ở khu vực rừng quốc gia Nam Cát Tiên. Sau khi có nhiều phản ứng từ dân chúng, chính quyền địa phương đã có liên lạc với Thạc sĩ môi trường Nguyễn Huỳnh Thuật, người đang vận hành một khu du lịch sinh thái tại đây, để nhờ sự trợ giúp tư vấn của ông trong việc bảo đảm sự cân bằng giữa lợi ích của cư dân địa phương và những chủ đầu tư khai thác cát.
Tuy nhiên theo ông Thuật câu hỏi lớn ông đặt ra cho chính quyền về việc phục hồi môi trường như thế nào sau khi khai thác vẫn không có câu trả lời.
Ông Thuật có ý kiến về việc giám sát các dự án có thể ảnh hưởng tới môi trường:
Trong bối cảnh của mình với thể chế chính trị này thì mình phải có một cái Ban đánh giá tác động môi trường độc lập, và cơ chế giám sát phải công khai minh bạch, tạo điều kiện cho dân biết dân bàn, dân kiểm tra, và dân có lợi, và dân giám sát.
-Nguyễn Huỳnh Thuật
“Trong bối cảnh của mình với thể chế chính trị này thì mình phải có một cái Ban đánh giá tác động môi trường độc lập, và cơ chế giám sát phải công khai minh bạch, tạo điều kiện cho dân biết dân bàn, dân kiểm tra, và dân có lợi, và dân giám sát. Cụ thể chẳng hạn như tôi rất muốn tham gia vào quá trình giám sát việc khai thác cát tại Cát Tiên, nhưng tôi lại không có thông tin, vì vậy mọi thông tin phải được công khai minh bạch.”
Trong dự thảo thông tư về việc khai thác cát của Bộ Tài nguyên và môi trường còn có một điểm nữa là việc khai thác phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.
Theo Tiến sĩ Dương Văn Ni, việc quy hoạch các cảng biển cảng sông, nạo vét luồng lạch trong thời gian qua chỉ chú ý đến những lợi ích về kinh tế mà bỏ qua tác động về lâu dài của việc quy hoạch này lên môi trường.
Tiến sĩ Dương Văn Ni lo ngại rằng việc tiếp tục khai thác cát hiện nay tuy đã gây ra sự chú ý của dư luận do xói lở bờ sông, làm ảnh hưởng tính mạng tài sản của người dân, nhưng tác động nguy hiểm hơn của nó là làm xói lở bờ biển. Việc xói bờ biển có thể làm mất đi các cánh rừng ngập mặn, được xem như chiếc áo giáp che chở cho vùng đồng bằng, và từ đó những biến đổi nhỏ của thiên nhiên có thể gây những tác hại khôn lường đến sự tồn tại của chính đồng bằng sông Cửu Long.
Theo Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật, phải xem cát sông là một tài nguyên quan trọng, một thông tư của Bộ tài nguyên môi trường không đủ để quản lý mà phải là luật, được Quốc hội xem xét và người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng có trách nhiệm thi hành.
Kính Hòa, phóng viên RFA
2017-05-26
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/one-decretive-of-ministry-not-enough-to-manage-sand-exploit-05262017081611.html/cat1-620.jpg/@@images/2df41601-0d95-403b-aa0a-627d72fd818e.jpeg (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/one-decretive-of-ministry-not-enough-to-manage-sand-exploit-05262017081611.html/cat1-620.jpg/@@images/2df41601-0d95-403b-aa0a-627d72fd818e.jpeg)
Khai thác cát trên sông ở Việt Nam, ảnh minh họa chụp trước đây.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/one-decretive-of-ministry-not-enough-to-manage-sand-exploit-05262017081611.html/vkh052417.mp3
Ngày 23 tháng 5 năm 2017, trang mạng của Chính phủ Việt Nam cho biết Bộ tài nguyên và môi trường đang soạn thảo một thông tư để quản lý việc khai thác cát sỏi ở lòng sông.
Sau đây là ý kiến của một số nhà khoa học trong nước về dự thảo thông tư này cũng như việc khai thác tài nguyên cát ở lòng sông nói chung.
Tác động môi trường rộng lớn của việc khai thác cát sông
Trong dự thảo thông tư của Bộ tài nguyên và môi trường, người ta thấy nói rằng khi khai thác cát ở lòng sông mà thấy sạt lở thì phải dừng ngay lại.
Bình luận về điều này, một nhà nghiên cứu tại Đại học Cần Thơ là Tiến sĩ Dương Văn Ni nói với chúng tôi:
“Nếu mà khai thác, rồi thấy nó lở rồi ngưng, thì không đúng. Cát nó là một phần cơ thể của hệ sinh thái dòng sông. Thành thử ra chuyện khai thác cát chổ này nó có thể làm ảnh hưởng hàng chục cây số bên dưới, chớ nó đâu phải ảnh hưởng liền ngay tại chổ khai thác đâu. Cát nó tạo ra địa hình của đáy sông. Khi địa hình đáy sông mới được thành lập thì nó làm cho dòng chảy của dòng sông đó khác đi. Chính dòng chảy thay đổi nó sẽ làm bào mòn chổ này, hoặc là bồi chổ kia.”
Nếu mà khai thác, rồi thấy nó lở rồi ngưng, thì không đúng. Cát nó là một phần cơ thể của hệ sinh thái dòng sông. Thành thử ra chuyện khai thác cát chổ này nó có thể làm ảnh hưởng hàng chục cây số bên dưới, chớ nó đâu phải ảnh hưởng liền ngay tại chổ khai thác đâu.
-TS Dương Văn Ni
Theo Tiến sĩ Ni, cát đóng một vai trò rất phức tạp và quan trọng trong cuộc sống của các dòng sông. Ông lấy ví dụ như trong sự hình thành đồng bằng sông Cửu Long, chính lượng cát bồi lắng ở vùng cửa sông đã làm cho đất liền tiến ra biển, tạo nên vùng đồng bằng hiện nay. Ông nói tiếp là chính cát dọc lòng sông đã làm cho vận tốc của nước đổ về từ thượng lưu giảm, tránh gây ra xói mòn bờ sông.
Tiến sĩ Dương Văn Ni cho biết là trong mấy năm qua việc xây dựng các đập thủy điện của Trung Quốc và Lào trên thượng nguồn đã ngăn một lượng cát rất lớn đổ về đồng bằng sông Cửu Long, thêm vào đó việc khai thác cát ở vùng hạ lưu của chính người Việt Nam đã làm trầm trọng thêm sự xói lở và nhiễm mặn ở vùng ven biển:
“Bây giờ thì mình vì nhiều lý do, khai thông luồng lạch để tàu bè có trọng tải lớn di chuyển, nào là khai thác bán, nào khai thác xây dựng, thành thử mình làm mất đi các cồn cát tự nhiên ở cửa sông. Và điều đó làm mặn xâm nhập vô dữ dội hơn.”
Theo số liệu của Tiến sĩ Dương Văn Ni, số lượng cát khai thác có khai báo tại vùng sông Cửu Long trong một năm cao gấp ba, bốn lần lượng cát tự nhiên từ Cam Pu Chia đổ về Việt Nam dọc theo sông Cửu Long. Và không chỉ ở Việt Nam, mà trong vài năm qua nhu cầu phát triển ở các quốc gia dọc theo sông Cửu Long đã làm bùng phát việc khai thác cát sông tại tất cả các nước này.
Tại Việt Nam, việc khai thác cát không chỉ bùng nổ tại đồng bằng sông Cửu Long mà còn trên tất cả các dòng sông của quốc gia. Theo thông tin của báo Người Lao Động, vào đầu tháng tư năm 2017, giá cát xây dựng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tăng từ 50 đến 100%.
Ngoài nhu cầu xây dựng trong nước, cát khai thác tại Việt Nam còn được bán sang Singapore, theo như một phóng sự điều tra của báo Tuổi trẻ vào tháng ba năm 2017.
Vào cuối tháng tư năm 2017, xảy ra một vụ lở bờ sông làm chìm nhiều ngôi nhà tại sông Vàm Nao, một đoạn sông nối hai nhánh Tiền Giang và Hậu Giang của sông Cửu Long. Lúc đó, một nhà nghiên cứu đồng bằng sông Cửu Long là Tiến sĩ Võ Tòng Xuân nói với chúng tôi:
“Việc lấy cát dưới lòng sông, có khi người ta lén người ta lấy, có khi người ta thông đồng với những người của chính quyền. Bây giờ bên Singapore, người ta làm sân golf, rồi lấn biển toàn bằng cát của đồng sông Cửu Long mình. Hiện tượng này đã xảy ra cả chục năm nay. Sông của mình bị lở là việc tất nhiên thôi. Chỉ có cách bây giờ mình phải cấm chuyện lấy cát ở lòng sông.”
Cát sông là một tài nguyên quan trọng cần kiểm soát tốt hơn
Vậy đứng trước nguy cơ các dòng sông bị mất cát, nhưng đồng thời cũng có một nhu cầu xây dựng và phát triển, một câu hỏi được đặt ra là nên dừng hẳn việc khai thác cát hay không?
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/one-decretive-of-ministry-not-enough-to-manage-sand-exploit-05262017081611.html/cat1-400.jpg/@@images/07b72e39-f8e0-4c8d-add6-df7e451de66f.jpeg (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/one-decretive-of-ministry-not-enough-to-manage-sand-exploit-05262017081611.html/cat1-400.jpg)
Khai thác cát trên sông ở Việt Nam, ảnh minh họa chụp trước đây. RFA PHOTO
Tiến sĩ Dương Văn Ni trả lời:
“Trước mắt là phải rà soát lại hết những đơn vị nào đang khai thác cát, hoặc những đơn vị nào được cấp phép khai thác cát. Cái thứ hai là phải rà soát tính toán, bởi vì nói là dòng sông mình đang thiếu cát, nhưng không có nghĩa là thiếu toàn dòng sông, có những chổ cũng có bồi. Nếu mình tính toán được mức độ bồi, mình tính toán được mức khai thác vừa phải và hợp lý thì nó sẽ không tạo ra sự xói lở vùng bên dưới nữa.”
Trong dự thảo Quản lý khai thác cát, sỏi lòng sông của Bộ tài nguyên môi trường có nêu ra các vấn đề sau đây liên quan đến đề nghị về sự khai thác vừa phải của Tiến sĩ Dương Văn Ni: không làm thay đổi vận tốc dòng chảy, không gây bồi lắng, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái ven sông.
Nhưng ông nói tiếp là về lâu về dài phải có một loại vật liệu nào khác để thay thế cát xây dựng, vì cát trên sông, mà cụ thể là sông Cửu Long không còn nữa.
Khi được hỏi về việc quản lý khai thác cát sông hiện nay, Tiến sĩ Dương Văn Ni cho biết nếu những khu vực không được xem là có trữ lượng lớn của một khu mỏ thì quyết định khai thác sẽ được giao cho cấp tỉnh, trong khi các khu lớn thì do trung ương quản lý. Theo ông, sắp tới đây, phải có một đầu mối thống nhất trong việc quản lý khai thác cát:
“Tôi cho là việc này nhà nước phải ngồi lại, làm sao có một đầu mối chịu trách nhiệm về tài nguyên cát này thì họa may. Hiện giờ nó đang chồng chéo giữa trung ương, địa phương, giữa các bộ với nhau, giữa các ngành với nhau, thì dù có xây dựng một qui định rất là chặt chẽ của Bộ tài nguyên môi trường, nhưng không có một đầu mối chánh, thì Bộ giao thông vận tải vẫn có thể làm được chuyện riêng của họ, rồi bộ nào khác cũng làm nữa thì vấn đề bất cập vẫn tiếp tục diễn ra.”
Một vụ khai thác cát do cấp tỉnh cấp phép đã gây ra sự phản ứng của dân chúng là việc khai thác cát trên sông Đồng Nai ở khu vực rừng quốc gia Nam Cát Tiên. Sau khi có nhiều phản ứng từ dân chúng, chính quyền địa phương đã có liên lạc với Thạc sĩ môi trường Nguyễn Huỳnh Thuật, người đang vận hành một khu du lịch sinh thái tại đây, để nhờ sự trợ giúp tư vấn của ông trong việc bảo đảm sự cân bằng giữa lợi ích của cư dân địa phương và những chủ đầu tư khai thác cát.
Tuy nhiên theo ông Thuật câu hỏi lớn ông đặt ra cho chính quyền về việc phục hồi môi trường như thế nào sau khi khai thác vẫn không có câu trả lời.
Ông Thuật có ý kiến về việc giám sát các dự án có thể ảnh hưởng tới môi trường:
Trong bối cảnh của mình với thể chế chính trị này thì mình phải có một cái Ban đánh giá tác động môi trường độc lập, và cơ chế giám sát phải công khai minh bạch, tạo điều kiện cho dân biết dân bàn, dân kiểm tra, và dân có lợi, và dân giám sát.
-Nguyễn Huỳnh Thuật
“Trong bối cảnh của mình với thể chế chính trị này thì mình phải có một cái Ban đánh giá tác động môi trường độc lập, và cơ chế giám sát phải công khai minh bạch, tạo điều kiện cho dân biết dân bàn, dân kiểm tra, và dân có lợi, và dân giám sát. Cụ thể chẳng hạn như tôi rất muốn tham gia vào quá trình giám sát việc khai thác cát tại Cát Tiên, nhưng tôi lại không có thông tin, vì vậy mọi thông tin phải được công khai minh bạch.”
Trong dự thảo thông tư về việc khai thác cát của Bộ Tài nguyên và môi trường còn có một điểm nữa là việc khai thác phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.
Theo Tiến sĩ Dương Văn Ni, việc quy hoạch các cảng biển cảng sông, nạo vét luồng lạch trong thời gian qua chỉ chú ý đến những lợi ích về kinh tế mà bỏ qua tác động về lâu dài của việc quy hoạch này lên môi trường.
Tiến sĩ Dương Văn Ni lo ngại rằng việc tiếp tục khai thác cát hiện nay tuy đã gây ra sự chú ý của dư luận do xói lở bờ sông, làm ảnh hưởng tính mạng tài sản của người dân, nhưng tác động nguy hiểm hơn của nó là làm xói lở bờ biển. Việc xói bờ biển có thể làm mất đi các cánh rừng ngập mặn, được xem như chiếc áo giáp che chở cho vùng đồng bằng, và từ đó những biến đổi nhỏ của thiên nhiên có thể gây những tác hại khôn lường đến sự tồn tại của chính đồng bằng sông Cửu Long.
Theo Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật, phải xem cát sông là một tài nguyên quan trọng, một thông tư của Bộ tài nguyên môi trường không đủ để quản lý mà phải là luật, được Quốc hội xem xét và người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng có trách nhiệm thi hành.
Kính Hòa, phóng viên RFA
2017-05-26