duyanh
05-18-2017, 12:19 PM
Trung Quốc vẫn 'giận' Thủ tướng Singapore?
https://ichef.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/10C02/production/_96101686_gettyimages-600048718.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/10C02/production/_96101686_gettyimages-600048718.jpg)
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long
Giới quan sát đặt câu hỏi vì sao Thủ tướng Singapore không được Trung Quốc mời tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế "Vành đai và con đường" cuối tuần rồi.
Trong 10 nước thuộc Asean, chỉ có ba nước không có nguyên thủ tham dự: Singapore, Thái Lan và Brunei.
Trường hợp Singapore đang gây bàn tán nhất vì tranh cãi ngoại giao thời gian qua giữa hai nước dường như cho thấy Bắc Kinh vẫn đang "giận" Singapore.
Bộ trưởng phát triển quốc gia Singapore Lawrence Wong dẫn đầu đoàn đến Bắc Kinh.
Khi được báo chí Singapore hỏi, ông Wong tiết lộ Trung Quốc "quyết định việc mời".
Năm ngoái, khi Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long thăm Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng, ông Lý Hiển Long ca ngợi vai trò của Mỹ.
"Sự lãnh đạo cá nhân và quyết định của ngài tái cân bằng sang châu Á đã đem lại cho Mỹ bạn bè mới, củng cố quan hệ đối tác cũ trong đó có Singapore," ông nói.
https://ichef-1.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/15A22/production/_96101688_gettyimages-683141318.jpg
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cổ vũ đại dự án 'Vành đai và Con đường'
Sau đó, tờ Global Times của Trung Quốc đã phê phán: "Quan trọng là ông ta ca ngợi chiến lược của Mỹ nhằm 'tái cân bằng châu Á - Thái Bình Dương' và công khai rằng toàn bộ quốc gia Đông Nam Á hoan nghênh."
Kể từ đó, căng thẳng giữa hai nước xuất hiện công khai, với đỉnh điểm là việc Hong Kong thu giữ suốt hai tháng chín xe quân sự của Singapore tháng 11/2016.
Xue Li, nhà nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói với tờ South China Morning Post rằng việc không mời ông Lý phản ánh niềm tin rằng Singapore chỉ tìm kiếm lợi ích kinh tế từ Trung Quốc mà "dựa vào Mỹ về an ninh".
"Trung Quốc đang dần nhận ra điều này và không quan tâm liệu Thủ tướng Singapore dự hay không," ông Xue nói.
Chong Ja Ian, chuyên gia ngoại giao Trung Quốc ở Đại học Quốc gia Singapore, cũng nói: "Ta có thể đoán rằng Trung Quốc bày tỏ sự không vui về các vấn đề với người đứng đầu chính phủ Singapore."
Tháng Tám 2004, vài tháng trước khi lên làm thủ tướng, ông Lý Hiển Long cũng khiến Trung Quốc giận dữ sau khi có chuyến thăm riêng tư tới Đài Loan. Tại đó, ông đề nghị làm trung gian giữa lãnh đạo Đài Loan và Bắc Kinh.
Cha ông, người sáng lập Singapore, Lý Quang Diệu, qua đời năm 2015, được xem là cổ vũ chính sách ngoại giao thân với mọi đại cường. Ông có quan hệ thân cận với các lãnh đạo Trung Quốc ngay cả sau khi đã nghỉ hưu.
Ông Xue Li nói: "Chính phủ hiện nay ở Singapore khác thế hệ Lý Quang Diệu."
"Họ quen làm việc với Trung Quốc từ cái nhìn phương Tây rằng ta là thầy, chứ không phải là người theo, Trung Quốc."
BBC
18-05-2017
https://ichef.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/10C02/production/_96101686_gettyimages-600048718.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/10C02/production/_96101686_gettyimages-600048718.jpg)
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long
Giới quan sát đặt câu hỏi vì sao Thủ tướng Singapore không được Trung Quốc mời tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế "Vành đai và con đường" cuối tuần rồi.
Trong 10 nước thuộc Asean, chỉ có ba nước không có nguyên thủ tham dự: Singapore, Thái Lan và Brunei.
Trường hợp Singapore đang gây bàn tán nhất vì tranh cãi ngoại giao thời gian qua giữa hai nước dường như cho thấy Bắc Kinh vẫn đang "giận" Singapore.
Bộ trưởng phát triển quốc gia Singapore Lawrence Wong dẫn đầu đoàn đến Bắc Kinh.
Khi được báo chí Singapore hỏi, ông Wong tiết lộ Trung Quốc "quyết định việc mời".
Năm ngoái, khi Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long thăm Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng, ông Lý Hiển Long ca ngợi vai trò của Mỹ.
"Sự lãnh đạo cá nhân và quyết định của ngài tái cân bằng sang châu Á đã đem lại cho Mỹ bạn bè mới, củng cố quan hệ đối tác cũ trong đó có Singapore," ông nói.
https://ichef-1.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/15A22/production/_96101688_gettyimages-683141318.jpg
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cổ vũ đại dự án 'Vành đai và Con đường'
Sau đó, tờ Global Times của Trung Quốc đã phê phán: "Quan trọng là ông ta ca ngợi chiến lược của Mỹ nhằm 'tái cân bằng châu Á - Thái Bình Dương' và công khai rằng toàn bộ quốc gia Đông Nam Á hoan nghênh."
Kể từ đó, căng thẳng giữa hai nước xuất hiện công khai, với đỉnh điểm là việc Hong Kong thu giữ suốt hai tháng chín xe quân sự của Singapore tháng 11/2016.
Xue Li, nhà nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói với tờ South China Morning Post rằng việc không mời ông Lý phản ánh niềm tin rằng Singapore chỉ tìm kiếm lợi ích kinh tế từ Trung Quốc mà "dựa vào Mỹ về an ninh".
"Trung Quốc đang dần nhận ra điều này và không quan tâm liệu Thủ tướng Singapore dự hay không," ông Xue nói.
Chong Ja Ian, chuyên gia ngoại giao Trung Quốc ở Đại học Quốc gia Singapore, cũng nói: "Ta có thể đoán rằng Trung Quốc bày tỏ sự không vui về các vấn đề với người đứng đầu chính phủ Singapore."
Tháng Tám 2004, vài tháng trước khi lên làm thủ tướng, ông Lý Hiển Long cũng khiến Trung Quốc giận dữ sau khi có chuyến thăm riêng tư tới Đài Loan. Tại đó, ông đề nghị làm trung gian giữa lãnh đạo Đài Loan và Bắc Kinh.
Cha ông, người sáng lập Singapore, Lý Quang Diệu, qua đời năm 2015, được xem là cổ vũ chính sách ngoại giao thân với mọi đại cường. Ông có quan hệ thân cận với các lãnh đạo Trung Quốc ngay cả sau khi đã nghỉ hưu.
Ông Xue Li nói: "Chính phủ hiện nay ở Singapore khác thế hệ Lý Quang Diệu."
"Họ quen làm việc với Trung Quốc từ cái nhìn phương Tây rằng ta là thầy, chứ không phải là người theo, Trung Quốc."
BBC
18-05-2017