duyanh
05-17-2017, 02:55 PM
Trước chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/discussion-on-the-us-visit-of-pm-nguyen-xuan-phuc-lh-05172017081258.html/LANHUONG.jpg/@@images/dc184d3c-15d4-4c74-8e87-902d289b2be4.jpeg
Phóng viên Lan Hương phỏng vấn giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng tại RFA ngày 16/5/2017
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/discussion-on-the-us-visit-of-pm-nguyen-xuan-phuc-lh-05172017081258.html/05172017-pvmanhhung-lanhuong.mp3
Nhân chuyến thăm sắp tới của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tới Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Donald Trump, đài Á Châu Tự Do có cuộc trao đổi ngắn với giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia quan hệ quốc tế thuộc trường đại học George Mason, đồng thời là chuyên viên cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ CSIS.
Mục đích chuyến đi
Lan Hương: Thưa giáo sư, theo giáo sư, trong chuyến thăm sắp tới của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sang Hoa Kỳ gặp Tổng thống Donald Trump, những chủ đề chính mà hai bên bàn thảo sẽ là gì?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Mục đích chính của chuyến đi này về phía Việt Nam thứ nhất là để làm quen với ông Trump và những cộng sự viên cao cấp của ông ấy trong chính quyền mới. Thứ hai là để thăm dò chính sách của Chính quyền này đối với châu Á Thái Bình Dương nói chung, với Việt Nam nói riêng. Thứ 3 để tìm cách nếu có thể thì tạo ảnh hưởng đối với những chính sách đó. Đó là những mục đích chính.
Còn về chuyện bàn thảo, trước khi đi báo chí có nói đến chuyện mua vũ khí của Mỹ. Hiện nay hai bên đang thảo luận tiền hội nghị, nếu các chuyên viên đồng ý đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự của hai ông đó thì khi sang đây người ta sẽ quyết định mua vũ khí nào, mua bao nhiêu và quan hệ chiến lược hai bên như thế nào. Ngoài ra thì Việt Nam hay nói chung chung là tăng cường hợp tác về an ninh quốc phòng, giáo dục, công nghệ,… Nhưng trong các cuộc gặp của lãnh đạo lớn thì người ta hay chú trọng hơn đến vấn đề chiến lược và kinh tế. Đó là những đề tài mà người ta có thể đem ra thảo luận.
Việt Nam cũng muốn tăng cường quan hệ chiến lược với Mỹ để đồng thời thăm dò xem có thể dùng Mỹ như một đối trọng với sự lấn lướt của Trung Quốc hay không.
- Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng
Lan Hương: Thưa ông, Việt Nam mong muốn đạt được gì từ chuyến thăm này sang Mỹ?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Như tôi đã nói, đây là chuyến thăm đầu tiên để làm quen, ra mắt. Riêng chuyện vận động được ông Tổng thống Trump mời ông Phúc đã là một điểm tốt, điểm son cho vai trò của Việt Nam. Khi Việt Nam sang đây, dĩ nhiên họ trông chờ tăng cường quan hệ giữa hai nước Mỹ và Việt Nam và quan trọng nhất về vấn đề chiến lược. Việt Nam ngoài chuyện muốn gây cảm tình, gây ảnh hưởng về chiến lược thì Việt Nam cũng muốn tăng cường quan hệ chiến lược với Mỹ để đồng thời thăm dò xem có thể dùng Mỹ như một đối trọng với sự lấn lướt của Trung Quốc hay không. Còn về phương diện kinh tế thương mại, bởi vì Hiệp ước TPP là hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương đã bị Mỹ bác bỏ rồi, nhưng Việt Nam vẫn muốn hai điểm thứ nhất là Mỹ đầu tư thêm vào Việt Nam. Thứ hai Việt Nam muốn Mỹ sẽ mở rộng thị trường cho hàng xuất khẩu Việt Nam. Và cuối cùng, Việt Nam muốn được hưởng những quyền lợi mà đáng ra họ được hưởng trong hiệp ước TPP.
Việt Nam trông đợi gì
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/discussion-on-the-us-visit-of-pm-nguyen-xuan-phuc-lh-05172017081258.html/000_Was7756423-400.jpg/image
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tiếp Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang (trái) tại phòng bầu Dục, Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 25 tháng 7 năm 2013. AFP photo
Lan Hương: Đối với Hoa Kỳ, chuyến thăm này có ý nghĩa thế nào?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Đối với Hoa Kỳ chúng ta thấy ông Trump cũng không hiểu biết nhiều về vấn đề quốc tế. Nhất là những vấn đề phức tạp của Á Châu và ông ấy cũng lơ là với chính sách xoay trục của chính quyền Obama ngày xưa. Thế nhưng trong khi đó, những chuyên viên quân sự trong bộ Quốc phòng lại biết rõ vai trò quan trọng của Đông Nam Á, và cũng thấy vai trò chiến lược của Việt Nam thì họ cũng muốn là qua chuyến thăm của ông Phúc, sẽ thuyết phục cho ông Trump về vai trò chiến lược quan trọng của Việt Nam. Thứ hai họ cũng muốn thăm dò xem chính quyền mới của ông Phúc có thể đóng góp gì cho chiến lược của Mỹ ở Á Châu.
Lan Hương: Năm 2013 nhân chuyến thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang sang Mỹ, hai bên đã đạt được bước tiến đáng kể khi nâng tầm quan hệ hai bên lên thành đối tác toàn diện (không phải là đối tác chiến lược như mong đợi trước đó), liệu trong chuyến thăm này chúng ta có thể trông đợi những thỏa thuận nào đáng chú ý giữa hai nước hay không?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Ông Trump nổi tiếng với tính tình khó tiên đoán được mà người ta gọi là “unpredictable” nên điều gì cũng có thể xảy ra. Nhưng nói một cách bình thường, căn cứ vào những chuyện đã xảy ra, trừ những biến cố rất đặc biệt, người ta khó trông đợi một đột biến nào để nâng tầm đổi tác toàn diện lên đối tác chiến lược toàn diện. Nhưng người ta cũng có thể sẽ đạt được một số thỏa thuận trên nguyên tắc trong lĩnh vực cộng tác quốc phòng và thương mại. Nếu Việt Nam khéo ra thì cũng có thể sẽ tạo được một cơ chế nào đó để họ tiếp tục làm chuyện đó trong thời gian sắp tới. Cũng như Trung Quốc sang đây họ có 100 ngày để thảo luận các vấn đề đôi bên để đạt kết quả.
Vấn đề đặt ra là ông Phúc có khả năng thuyết phục và lấy cảm tình của ông Trump để ông ấy coi trọng Việt Nam như những nhà chiến lược của Mỹ muốn hay không.
- Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng
Lan Hương: Dưới thời của Tổng thống Obama với chiến lược chuyển trục về châu Á để đối phó với Trung Quốc, Việt Nam được coi là một đối tác quan trọng trong khu vực đối với Mỹ, vậy dưới thời của Tổng thống Donald Trump, vai trò của Việt Nam đối với Mỹ ra sao trong khu vực châu Á Thái Bình Dương?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Chính sách ngoại giao của ông Trump là chính sách chưa được định hình và có thể biến đổi bất ngờ tùy cá tính của ông Trump. Nhưng những nhà chiến lược của Mỹ họ đã biết vai trò chiến lược của Việt Nam với Mỹ là như thế. Cho nên vấn đề đặt ra là ông Phúc có khả năng thuyết phục và lấy cảm tình của ông Trump để ông ấy coi trọng Việt Nam như những nhà chiến lược của Mỹ muốn hay không. Điều này cũng liên quan đến sự chuẩn bị của phái đoàn ông Phúc để các phái đoàn lãnh đạo vận động chính giới và chiến lược gia Hoa Kỳ. Nhiệm vụ của ông Phúc có tính tức thời, còn nhiệm vụ của những nhà gọi là phụ tá của ông Phúc đó thì có tính chất liên tục.
Lan Hương: Xin cám ơn những chia sẻ của giáo sư.
Lan Hương, phóng viên RFA
2017-05-17
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/discussion-on-the-us-visit-of-pm-nguyen-xuan-phuc-lh-05172017081258.html/LANHUONG.jpg/@@images/dc184d3c-15d4-4c74-8e87-902d289b2be4.jpeg
Phóng viên Lan Hương phỏng vấn giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng tại RFA ngày 16/5/2017
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/discussion-on-the-us-visit-of-pm-nguyen-xuan-phuc-lh-05172017081258.html/05172017-pvmanhhung-lanhuong.mp3
Nhân chuyến thăm sắp tới của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tới Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Donald Trump, đài Á Châu Tự Do có cuộc trao đổi ngắn với giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia quan hệ quốc tế thuộc trường đại học George Mason, đồng thời là chuyên viên cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ CSIS.
Mục đích chuyến đi
Lan Hương: Thưa giáo sư, theo giáo sư, trong chuyến thăm sắp tới của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sang Hoa Kỳ gặp Tổng thống Donald Trump, những chủ đề chính mà hai bên bàn thảo sẽ là gì?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Mục đích chính của chuyến đi này về phía Việt Nam thứ nhất là để làm quen với ông Trump và những cộng sự viên cao cấp của ông ấy trong chính quyền mới. Thứ hai là để thăm dò chính sách của Chính quyền này đối với châu Á Thái Bình Dương nói chung, với Việt Nam nói riêng. Thứ 3 để tìm cách nếu có thể thì tạo ảnh hưởng đối với những chính sách đó. Đó là những mục đích chính.
Còn về chuyện bàn thảo, trước khi đi báo chí có nói đến chuyện mua vũ khí của Mỹ. Hiện nay hai bên đang thảo luận tiền hội nghị, nếu các chuyên viên đồng ý đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự của hai ông đó thì khi sang đây người ta sẽ quyết định mua vũ khí nào, mua bao nhiêu và quan hệ chiến lược hai bên như thế nào. Ngoài ra thì Việt Nam hay nói chung chung là tăng cường hợp tác về an ninh quốc phòng, giáo dục, công nghệ,… Nhưng trong các cuộc gặp của lãnh đạo lớn thì người ta hay chú trọng hơn đến vấn đề chiến lược và kinh tế. Đó là những đề tài mà người ta có thể đem ra thảo luận.
Việt Nam cũng muốn tăng cường quan hệ chiến lược với Mỹ để đồng thời thăm dò xem có thể dùng Mỹ như một đối trọng với sự lấn lướt của Trung Quốc hay không.
- Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng
Lan Hương: Thưa ông, Việt Nam mong muốn đạt được gì từ chuyến thăm này sang Mỹ?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Như tôi đã nói, đây là chuyến thăm đầu tiên để làm quen, ra mắt. Riêng chuyện vận động được ông Tổng thống Trump mời ông Phúc đã là một điểm tốt, điểm son cho vai trò của Việt Nam. Khi Việt Nam sang đây, dĩ nhiên họ trông chờ tăng cường quan hệ giữa hai nước Mỹ và Việt Nam và quan trọng nhất về vấn đề chiến lược. Việt Nam ngoài chuyện muốn gây cảm tình, gây ảnh hưởng về chiến lược thì Việt Nam cũng muốn tăng cường quan hệ chiến lược với Mỹ để đồng thời thăm dò xem có thể dùng Mỹ như một đối trọng với sự lấn lướt của Trung Quốc hay không. Còn về phương diện kinh tế thương mại, bởi vì Hiệp ước TPP là hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương đã bị Mỹ bác bỏ rồi, nhưng Việt Nam vẫn muốn hai điểm thứ nhất là Mỹ đầu tư thêm vào Việt Nam. Thứ hai Việt Nam muốn Mỹ sẽ mở rộng thị trường cho hàng xuất khẩu Việt Nam. Và cuối cùng, Việt Nam muốn được hưởng những quyền lợi mà đáng ra họ được hưởng trong hiệp ước TPP.
Việt Nam trông đợi gì
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/discussion-on-the-us-visit-of-pm-nguyen-xuan-phuc-lh-05172017081258.html/000_Was7756423-400.jpg/image
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tiếp Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang (trái) tại phòng bầu Dục, Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 25 tháng 7 năm 2013. AFP photo
Lan Hương: Đối với Hoa Kỳ, chuyến thăm này có ý nghĩa thế nào?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Đối với Hoa Kỳ chúng ta thấy ông Trump cũng không hiểu biết nhiều về vấn đề quốc tế. Nhất là những vấn đề phức tạp của Á Châu và ông ấy cũng lơ là với chính sách xoay trục của chính quyền Obama ngày xưa. Thế nhưng trong khi đó, những chuyên viên quân sự trong bộ Quốc phòng lại biết rõ vai trò quan trọng của Đông Nam Á, và cũng thấy vai trò chiến lược của Việt Nam thì họ cũng muốn là qua chuyến thăm của ông Phúc, sẽ thuyết phục cho ông Trump về vai trò chiến lược quan trọng của Việt Nam. Thứ hai họ cũng muốn thăm dò xem chính quyền mới của ông Phúc có thể đóng góp gì cho chiến lược của Mỹ ở Á Châu.
Lan Hương: Năm 2013 nhân chuyến thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang sang Mỹ, hai bên đã đạt được bước tiến đáng kể khi nâng tầm quan hệ hai bên lên thành đối tác toàn diện (không phải là đối tác chiến lược như mong đợi trước đó), liệu trong chuyến thăm này chúng ta có thể trông đợi những thỏa thuận nào đáng chú ý giữa hai nước hay không?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Ông Trump nổi tiếng với tính tình khó tiên đoán được mà người ta gọi là “unpredictable” nên điều gì cũng có thể xảy ra. Nhưng nói một cách bình thường, căn cứ vào những chuyện đã xảy ra, trừ những biến cố rất đặc biệt, người ta khó trông đợi một đột biến nào để nâng tầm đổi tác toàn diện lên đối tác chiến lược toàn diện. Nhưng người ta cũng có thể sẽ đạt được một số thỏa thuận trên nguyên tắc trong lĩnh vực cộng tác quốc phòng và thương mại. Nếu Việt Nam khéo ra thì cũng có thể sẽ tạo được một cơ chế nào đó để họ tiếp tục làm chuyện đó trong thời gian sắp tới. Cũng như Trung Quốc sang đây họ có 100 ngày để thảo luận các vấn đề đôi bên để đạt kết quả.
Vấn đề đặt ra là ông Phúc có khả năng thuyết phục và lấy cảm tình của ông Trump để ông ấy coi trọng Việt Nam như những nhà chiến lược của Mỹ muốn hay không.
- Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng
Lan Hương: Dưới thời của Tổng thống Obama với chiến lược chuyển trục về châu Á để đối phó với Trung Quốc, Việt Nam được coi là một đối tác quan trọng trong khu vực đối với Mỹ, vậy dưới thời của Tổng thống Donald Trump, vai trò của Việt Nam đối với Mỹ ra sao trong khu vực châu Á Thái Bình Dương?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Chính sách ngoại giao của ông Trump là chính sách chưa được định hình và có thể biến đổi bất ngờ tùy cá tính của ông Trump. Nhưng những nhà chiến lược của Mỹ họ đã biết vai trò chiến lược của Việt Nam với Mỹ là như thế. Cho nên vấn đề đặt ra là ông Phúc có khả năng thuyết phục và lấy cảm tình của ông Trump để ông ấy coi trọng Việt Nam như những nhà chiến lược của Mỹ muốn hay không. Điều này cũng liên quan đến sự chuẩn bị của phái đoàn ông Phúc để các phái đoàn lãnh đạo vận động chính giới và chiến lược gia Hoa Kỳ. Nhiệm vụ của ông Phúc có tính tức thời, còn nhiệm vụ của những nhà gọi là phụ tá của ông Phúc đó thì có tính chất liên tục.
Lan Hương: Xin cám ơn những chia sẻ của giáo sư.
Lan Hương, phóng viên RFA
2017-05-17