duyanh
05-07-2017, 02:10 PM
Thụy Sĩ tung 4.000 "cỗ máy đặc biệt" cho kế hoạch cứu Alps khỏi thảm họa đáng sợ
http://sohanews.sohacdn.com/2017/gif-13-1494044948601-0-8-317-518-crop-1494044996373.gif
Hình minh họa.
Biến đổi khí hậu khiến cho nhiều dòng sông băng thuộc dãy Alps tan chảy nghiêm trọng. Các nhà khoa học đã tìm ra giải pháp để ứng phó với tình trạng báo động này.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã đề xuất ý tưởng sử dụng máy thổi tuyết nhân tạo để bảo vệ các dòng sông băng dưới ánh nắng chói chang của mùa hè.
Dự án "không tưởng" này dự kiến thực hiện trên sông băng Morteratsch, một địa điểm du lịch nổi tiếng thuộc dãy Alps ở Thụy Sĩ đang bị sụt giảm khoảng 40 m băng mỗi năm.
Ngoài ra, những sông băng thuộc dãy Alps, một trong những dãy núi lớn nhất ở châu Âu chạy qua Thụy Sĩ cũng đang trong tình trạng mất băng đáng báo động do ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu.
http://sohanews.sohacdn.com/2017/thoi-1493886244521-1493886713078.png
Thổi tuyết được cho là giải pháp hữu hiệu để bảo vệ sông băng khỏi tác động của ánh sáng Mặt trời. Ảnh: Shutterstock
Theo dự kiến, các nhà nghiên cứu sẽ giải cứu sông băng Morterarsch bằng cách tạo ra lớp tuyết nhân tạo từ 4.000 chiếc máy thổi tuyết để bảo vệ nó khỏi ảnh hưởng của ánh sáng Mặt trời.
Theo Johannes Oerlemans, nhà nghiên cứu tới từ Đại học Utrecht (Hà Lan) cho biết: "Công dụng của tuyết chính là phản chiếu lại ánh sáng Mặt trời".
http://sohanews.sohacdn.com/2017/bang-1493886384112.jpg
Sông băng Morteratsch ở Thụy Sĩ đang bị mất băng nghiêm trọng trong những năm gần đây. Ảnh: Dailymail
Tại cuộc họp thường niên của Liên đoàn Khoa học Địa lý châu Âu, Tiến sĩ Johannes cho biết thêm, ánh nắng Mặt trời làm tan chảy tuyết trên các sông băng ở Thụy Sĩ nhưng "miễn là có tuyết rơi trên đỉnh núi, băng ở bên dưới sẽ không bị ảnh hưởng".
Morteratsch được coi là một trong những sông băng lớn và đẹp nhất ở Thụy Sĩ. Dòng sông băng được rất được yêu thích vì thế người dân địa phương đã gây quỹ cho các nhà khoa để tìm ra kế hoạch ngăn chặn băng tan chảy khỏi vùng núi Alps.
http://sohanews.sohacdn.com/2017/nam-1493886545482.gif
Tình trạng mất băng trên phạm vi toàn cầu trong gần 40 năm qua. Ảnh: Dailymail
Nghiên cứu của nhóm chuyên gia, đứng đầu là Tiến sỹ Johannes cho thấy rằng, sông băng Morteratsch có thể tăng lên 800 m trong vòng 20 năm nếu nó được tuyết bao phủ. Sông băng sẽ được bảo vệ nếu được thổi tuyết nhân tạo dù chỉ vài cm vào mỗi mùa hè.
Theo ước tính của các chuyên gia, việc tạo tuyết nhân tạo trên các dòng sông băng cần tới 4000 máy móc để tái chế nước băng tan thu được từ các bên của sông băng.
Các nhà nghiên cứu hy vọng nếu thí điểm thành công, chính phủ Thụy Sĩ sẽ gây quỹ để mở rộng dự án.
Nếu dự án thành công, nó có thể truyền cảm hứng cho các dự án "tái đóng băng" tượng tự trên toàn thế giới.
Trước đó, vào tháng 2/2017, các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Arizona (Mỹ) đã đưa ra kể hoạch khủng 518 triệu USD để đóng băng Bắc Cực bằng cách sử dụng loạt máy bơm chạy bằng năng lượng gió nhằm nỗ lực chống lại biến đổi khí hậu trên vùng đất băng giá này.
Nguồn: Dailymail
http://sohanews.sohacdn.com/2017/gif-13-1494044948601-0-8-317-518-crop-1494044996373.gif
Hình minh họa.
Biến đổi khí hậu khiến cho nhiều dòng sông băng thuộc dãy Alps tan chảy nghiêm trọng. Các nhà khoa học đã tìm ra giải pháp để ứng phó với tình trạng báo động này.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã đề xuất ý tưởng sử dụng máy thổi tuyết nhân tạo để bảo vệ các dòng sông băng dưới ánh nắng chói chang của mùa hè.
Dự án "không tưởng" này dự kiến thực hiện trên sông băng Morteratsch, một địa điểm du lịch nổi tiếng thuộc dãy Alps ở Thụy Sĩ đang bị sụt giảm khoảng 40 m băng mỗi năm.
Ngoài ra, những sông băng thuộc dãy Alps, một trong những dãy núi lớn nhất ở châu Âu chạy qua Thụy Sĩ cũng đang trong tình trạng mất băng đáng báo động do ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu.
http://sohanews.sohacdn.com/2017/thoi-1493886244521-1493886713078.png
Thổi tuyết được cho là giải pháp hữu hiệu để bảo vệ sông băng khỏi tác động của ánh sáng Mặt trời. Ảnh: Shutterstock
Theo dự kiến, các nhà nghiên cứu sẽ giải cứu sông băng Morterarsch bằng cách tạo ra lớp tuyết nhân tạo từ 4.000 chiếc máy thổi tuyết để bảo vệ nó khỏi ảnh hưởng của ánh sáng Mặt trời.
Theo Johannes Oerlemans, nhà nghiên cứu tới từ Đại học Utrecht (Hà Lan) cho biết: "Công dụng của tuyết chính là phản chiếu lại ánh sáng Mặt trời".
http://sohanews.sohacdn.com/2017/bang-1493886384112.jpg
Sông băng Morteratsch ở Thụy Sĩ đang bị mất băng nghiêm trọng trong những năm gần đây. Ảnh: Dailymail
Tại cuộc họp thường niên của Liên đoàn Khoa học Địa lý châu Âu, Tiến sĩ Johannes cho biết thêm, ánh nắng Mặt trời làm tan chảy tuyết trên các sông băng ở Thụy Sĩ nhưng "miễn là có tuyết rơi trên đỉnh núi, băng ở bên dưới sẽ không bị ảnh hưởng".
Morteratsch được coi là một trong những sông băng lớn và đẹp nhất ở Thụy Sĩ. Dòng sông băng được rất được yêu thích vì thế người dân địa phương đã gây quỹ cho các nhà khoa để tìm ra kế hoạch ngăn chặn băng tan chảy khỏi vùng núi Alps.
http://sohanews.sohacdn.com/2017/nam-1493886545482.gif
Tình trạng mất băng trên phạm vi toàn cầu trong gần 40 năm qua. Ảnh: Dailymail
Nghiên cứu của nhóm chuyên gia, đứng đầu là Tiến sỹ Johannes cho thấy rằng, sông băng Morteratsch có thể tăng lên 800 m trong vòng 20 năm nếu nó được tuyết bao phủ. Sông băng sẽ được bảo vệ nếu được thổi tuyết nhân tạo dù chỉ vài cm vào mỗi mùa hè.
Theo ước tính của các chuyên gia, việc tạo tuyết nhân tạo trên các dòng sông băng cần tới 4000 máy móc để tái chế nước băng tan thu được từ các bên của sông băng.
Các nhà nghiên cứu hy vọng nếu thí điểm thành công, chính phủ Thụy Sĩ sẽ gây quỹ để mở rộng dự án.
Nếu dự án thành công, nó có thể truyền cảm hứng cho các dự án "tái đóng băng" tượng tự trên toàn thế giới.
Trước đó, vào tháng 2/2017, các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Arizona (Mỹ) đã đưa ra kể hoạch khủng 518 triệu USD để đóng băng Bắc Cực bằng cách sử dụng loạt máy bơm chạy bằng năng lượng gió nhằm nỗ lực chống lại biến đổi khí hậu trên vùng đất băng giá này.
Nguồn: Dailymail