duyanh
05-06-2017, 12:25 PM
Venezuela : Đụng độ giữa cảnh sát và sinh viên, một lãnh tụ bị ám sát
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-05-04t014003z_2002906679_rc14ae2b62e0_rtrmadp_3_venez uela-politics_0.jpg
Một người biểu tình đang được chăm sóc mắt do trúng phải hơi cay của cảnh sát, Caracas, Venezuela, ngày 03/05/2017.
REUTERS/Carlos Garcia Rawlins
Nhiều vụ xung đột đã xảy ra giữa sinh viên Venezuela và cảnh sát trong suốt ngày thứ Năm 04/05/2017. Áp lực đòi tổng thống cánh tả Nicolas Maduro từ chức không giảm cho dù đã có 35 người chết và hơn 700 người bị thương từ ba tuần nay. Nhiều đại học bắt đầu tham gia phong trào phản kháng. Một lãnh tụ sinh viên ở Anzoategui bị kẻ lạ mặt bắn chết ngay trong trường. Tại thủ đô, sinh viên xuống đường.
Từ Caracas, thông tín viên Julien Gonzalez tường thuật :
Hàng trăm sinh viên dự định tuần hành từ Đại Học Trung Ương Venezuela đến bộ Nội Vụ. Vô ích. Từ ngay trước cổng trường, họ đã bị lực lượng cảnh sát án ngữ tấn công bằng lựu đạn cay. Maria Alexandra Rivas, một nữ sinh viên nha khoa cho biết :
« Tôi rất bất bình. Vì sao những người Venezuela khác có thể đàn áp dân mình như thế ? Cuộc trấn áp rất thô bạo. Sinh viên bị cảnh sát đánh đập như kẻ tội phạm. Chống lại bom cay, tôi chỉ có thuốc chống nôn mửa, nước lã, và tinh thần kiên trì. Tôi không vắng mặt trong một cuộc biểu tình phản kháng nào, tôi không sợ mất một năm học. Tôi chỉ sợ mất nước ».
Động cơ thúc đẩy giới trẻ Venezuela dấn thân xuống đường rất nhiều : người thì phản đối tình trạng thiếu an ninh nhưng hầu hết vì điều kiện kinh tế càng ngày càng bấp bênh. Miguel Rodriguez, sinh viên văn khoa giải thích :
« Hiện nay tôi vừa đi học, vừa đi làm thêm trong một tiệm bán sách. Thu nhập một tháng chỉ đủ để ăn trong một tuần. Tôi còn phải dè sẻn trợ giúp nuôi mẹ, nuôi em. Tình hình kinh tế rất kinh hoàng. Điều tôi muốn không phải là thoát chết mà là muốn sống ».
Bà hiệu trưởng trường đại học lên án hành động đàn áp của cảnh sát Venezuela là không thể chấp nhận.
RFI
05-05-2017
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-05-04t014003z_2002906679_rc14ae2b62e0_rtrmadp_3_venez uela-politics_0.jpg
Một người biểu tình đang được chăm sóc mắt do trúng phải hơi cay của cảnh sát, Caracas, Venezuela, ngày 03/05/2017.
REUTERS/Carlos Garcia Rawlins
Nhiều vụ xung đột đã xảy ra giữa sinh viên Venezuela và cảnh sát trong suốt ngày thứ Năm 04/05/2017. Áp lực đòi tổng thống cánh tả Nicolas Maduro từ chức không giảm cho dù đã có 35 người chết và hơn 700 người bị thương từ ba tuần nay. Nhiều đại học bắt đầu tham gia phong trào phản kháng. Một lãnh tụ sinh viên ở Anzoategui bị kẻ lạ mặt bắn chết ngay trong trường. Tại thủ đô, sinh viên xuống đường.
Từ Caracas, thông tín viên Julien Gonzalez tường thuật :
Hàng trăm sinh viên dự định tuần hành từ Đại Học Trung Ương Venezuela đến bộ Nội Vụ. Vô ích. Từ ngay trước cổng trường, họ đã bị lực lượng cảnh sát án ngữ tấn công bằng lựu đạn cay. Maria Alexandra Rivas, một nữ sinh viên nha khoa cho biết :
« Tôi rất bất bình. Vì sao những người Venezuela khác có thể đàn áp dân mình như thế ? Cuộc trấn áp rất thô bạo. Sinh viên bị cảnh sát đánh đập như kẻ tội phạm. Chống lại bom cay, tôi chỉ có thuốc chống nôn mửa, nước lã, và tinh thần kiên trì. Tôi không vắng mặt trong một cuộc biểu tình phản kháng nào, tôi không sợ mất một năm học. Tôi chỉ sợ mất nước ».
Động cơ thúc đẩy giới trẻ Venezuela dấn thân xuống đường rất nhiều : người thì phản đối tình trạng thiếu an ninh nhưng hầu hết vì điều kiện kinh tế càng ngày càng bấp bênh. Miguel Rodriguez, sinh viên văn khoa giải thích :
« Hiện nay tôi vừa đi học, vừa đi làm thêm trong một tiệm bán sách. Thu nhập một tháng chỉ đủ để ăn trong một tuần. Tôi còn phải dè sẻn trợ giúp nuôi mẹ, nuôi em. Tình hình kinh tế rất kinh hoàng. Điều tôi muốn không phải là thoát chết mà là muốn sống ».
Bà hiệu trưởng trường đại học lên án hành động đàn áp của cảnh sát Venezuela là không thể chấp nhận.
RFI
05-05-2017