sophienguyen
04-30-2017, 01:10 AM
Chất nhờn trên da ếch có khả năng điều trị dịch cúm
Urumin có trong chất nhờn của da ếch mang đến hy vọng mới cho việc chữa trị dịch cúm.
Một phân tử lấy từ da của loài ếch đầy màu sắc từ Ấn Độ có thể tiêu diệt một số chủng cúm và đem đến kỳ vọng cho một phương pháp điều trị mới đầy hứa hẹn.
Phân tử này được đặt tên theo một thanh kiếm Ấn Độ
Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Immunity, các nhà nghiên cứu cho biết, họ đã thu thập được chất nhờn tiết ra trên da của loại ếch Ấn Độ có tên Hydrophylax bahuvistara. Chú ếch này được thả về tự nhiên ngay sau đó.
Kế đến, họ tách các phân tử biệt lập khỏi chất dịch nhờn thu được và thử nghiệm lần lượt trên tế bào máu của con người. Cuối cùng, họ phát hiện được một chất gọi là urumin, có khả năng tiêu diệt các virus cúm trong khi không làm tổn thương các tế bào trong cơ thể.
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2017/04/29/Hydrophylax-bahuvistara.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2017/04/29/Hydrophylax-bahuvistara.jpg)
Loại ếch thuộc phía Nam Ấn Độ: Hydrophylax bahuvistara.
Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm chích ngừa chuột bằng urumin và nhận thấy rằng nó đã bảo vệ chúng khỏi nguy cơ tử vong của virut cúm H1, cùng một chủng gây ra đại dịch cúm năm 2009.
"Chúng tôi vẫn chưa hoàn thiện vắc xin từ loại chất nhờn trên da ếch. Nhưng đây là bước đầu tiên hướng tới phương pháp mới để chống lại vi rút cúm mà không sử dụng kháng sinh truyền thống" - một nhà nghiên cứu trong nhóm chia sẻ.
Cụ thể, chất nhờn chiết xuất từ da ếch có chứa peptit - là các chuỗi amino axit có kích thước cực nhỏ. Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã sàng lọc 32 loại peptit của ếch thử nghiệm đối kháng với các chủng cúm khác nhau, và phát hiện ra rằng bốn trong số chúng có thể chống lại virus này.
Nhưng khi các nhà nghiên cứu đưa các chất peptit vào trong một cái đĩa với các tế bào máu của con người, ba trong số chúng giết chết các tế bào máu bằng cách phá hủy màng tế bào của chúng. Và như thế chúng cũng không thể đưa vào ứng dụng thực tế.
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2017/04/29/Hydrophylax-bahuvistara-1.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2017/04/29/Hydrophylax-bahuvistara-1.jpg)
Urumin có trong chất nhờn của da ếch mang đến hy vọng mới cho việc chữa trị dịch cúm.
Peptit thứ 4, Urumin, được đặt tên theo một loại kiếm của Ấn Độ, có nguồn gốc từ Kerala cũng là nơi tìm thấy giống ếch kể trên là hy vọng cuối cùng. Và như mong đợi, urumin đã chứng minh khả năng an toàn và giết chết virus cúm.
Quan sát qua kính hiển vi điện tử, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng urumin đã phá huỷ hoàn toàn virus cúm bằng cách kết hợp với một loại protein có trong nhiều chủng cúm. Điều này làm cho nó hoạt động linh động hơn với nhiều loại cúm và không gây hại cho con người; tuy nhiên nó không có tác dụng với một dòng hiện đại gọi là H3N2.
Dù thế nào, urumin cũng vô cùng hứa hẹn khi các loại thuốc hiện tại không còn hiệu quả. Chúng ta cùng chờ mong vắc xin cúm này hoàn thiện và sớm đi vào sử dụng.
Theo khampha
Urumin có trong chất nhờn của da ếch mang đến hy vọng mới cho việc chữa trị dịch cúm.
Một phân tử lấy từ da của loài ếch đầy màu sắc từ Ấn Độ có thể tiêu diệt một số chủng cúm và đem đến kỳ vọng cho một phương pháp điều trị mới đầy hứa hẹn.
Phân tử này được đặt tên theo một thanh kiếm Ấn Độ
Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Immunity, các nhà nghiên cứu cho biết, họ đã thu thập được chất nhờn tiết ra trên da của loại ếch Ấn Độ có tên Hydrophylax bahuvistara. Chú ếch này được thả về tự nhiên ngay sau đó.
Kế đến, họ tách các phân tử biệt lập khỏi chất dịch nhờn thu được và thử nghiệm lần lượt trên tế bào máu của con người. Cuối cùng, họ phát hiện được một chất gọi là urumin, có khả năng tiêu diệt các virus cúm trong khi không làm tổn thương các tế bào trong cơ thể.
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2017/04/29/Hydrophylax-bahuvistara.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2017/04/29/Hydrophylax-bahuvistara.jpg)
Loại ếch thuộc phía Nam Ấn Độ: Hydrophylax bahuvistara.
Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm chích ngừa chuột bằng urumin và nhận thấy rằng nó đã bảo vệ chúng khỏi nguy cơ tử vong của virut cúm H1, cùng một chủng gây ra đại dịch cúm năm 2009.
"Chúng tôi vẫn chưa hoàn thiện vắc xin từ loại chất nhờn trên da ếch. Nhưng đây là bước đầu tiên hướng tới phương pháp mới để chống lại vi rút cúm mà không sử dụng kháng sinh truyền thống" - một nhà nghiên cứu trong nhóm chia sẻ.
Cụ thể, chất nhờn chiết xuất từ da ếch có chứa peptit - là các chuỗi amino axit có kích thước cực nhỏ. Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã sàng lọc 32 loại peptit của ếch thử nghiệm đối kháng với các chủng cúm khác nhau, và phát hiện ra rằng bốn trong số chúng có thể chống lại virus này.
Nhưng khi các nhà nghiên cứu đưa các chất peptit vào trong một cái đĩa với các tế bào máu của con người, ba trong số chúng giết chết các tế bào máu bằng cách phá hủy màng tế bào của chúng. Và như thế chúng cũng không thể đưa vào ứng dụng thực tế.
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2017/04/29/Hydrophylax-bahuvistara-1.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2017/04/29/Hydrophylax-bahuvistara-1.jpg)
Urumin có trong chất nhờn của da ếch mang đến hy vọng mới cho việc chữa trị dịch cúm.
Peptit thứ 4, Urumin, được đặt tên theo một loại kiếm của Ấn Độ, có nguồn gốc từ Kerala cũng là nơi tìm thấy giống ếch kể trên là hy vọng cuối cùng. Và như mong đợi, urumin đã chứng minh khả năng an toàn và giết chết virus cúm.
Quan sát qua kính hiển vi điện tử, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng urumin đã phá huỷ hoàn toàn virus cúm bằng cách kết hợp với một loại protein có trong nhiều chủng cúm. Điều này làm cho nó hoạt động linh động hơn với nhiều loại cúm và không gây hại cho con người; tuy nhiên nó không có tác dụng với một dòng hiện đại gọi là H3N2.
Dù thế nào, urumin cũng vô cùng hứa hẹn khi các loại thuốc hiện tại không còn hiệu quả. Chúng ta cùng chờ mong vắc xin cúm này hoàn thiện và sớm đi vào sử dụng.
Theo khampha