giahamdzui
04-23-2017, 05:23 PM
Cẩn thận với đậu cô-ve và 3 loại thực phẩm khác, ngộ độc nếu không nấu đúng cách
Chúng ta thường nghe nói “ngộ độc thức ăn”, nhưng rất nhiều người không hiểu rõ về nó. Ngộ độc thức ăn chính là ăn phải đồ ăn có độc, phần lớn do thực phẩm chứa độc tố chưa xử lý hết trong quá trình chế biến. Dưới đây là những thực phẩm có nhiều độc tố và thường gặp nhất được toàn cầu công nhận:
1. Cá nóc
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/g8DZnM-20170422-can-than-voi-dau-co-ve-va-3-loai-thuc-pham-khac-ngo-doc-neu-khong-nau-dung-cach.jpg
Thịt cá nóc không qua xử lý có chứa độc tố rất cao. (Ảnh: Novate.RU)
Thịt cá nóc không qua xử lý, hoặc xử lý không kỹ có khả năng còn chứa độc tố rất cao. Vì trong nội tạng của cá nóc có chứa độc tố Tetrodotoxin. Độc tính của Tetrodotoxin cao gấp 1.250 lần độc tính của NaCN, cơ thể người chỉ cần hấp thu 1mg Tetrodotoxin sẽ dẫn đến tử vong.
2. Khoai tây
http://2.tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/gallery-preview-1.jpg
Khoai tây chứa độc tố Solanine có thể làm tê liệt vận động và hô hấp. (Ảnh: domino craft)
Khoai tây là thực phẩm rất quen thuộc, trong khoai tây có chứa độc tố Solanine, có thể dẫn đến “huyết tan”, còn có khả năng làm tê liệt vận động cũng như hô hấp. Tuy nhiên, khoai tây được nấu chín thì hàm lượng Solanine lại rất ít.
Khoai tây sống hoặc nảy mầm có hàm lượng Solanine có thể lên đến 400mg. Ăn nhiều khoai tây sống hoặc đang nảy mầm có thể sẽ bị trúng độc cấp tính. Ngoài ra khi nấu khoai tây nên cho vào một chút giấm chua để khử bớt hàm lượng Solanine.
3. Hoa hiên vàng
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/aO949X-20170422-can-than-voi-dau-co-ve-va-3-loai-thuc-pham-khac-ngo-doc-neu-khong-nau-dung-cach.jpg
Hoa hiên vàng thường mọc ở lề rừng, cánh đồng cỏ và sườn núi, củ, chùm hoa, nụ và hoa đều có thể được nấu chín và ăn được. (Ảnh: Flickr)
Hoa hiên vàng có chứa độc tố kiềm Colchicine, sau khi dạ dày hấp thụ sẽ bị ôxy hoá chuyển thành hợp chất có độc tính.
Colchicine có thể hòa tan trong nước, vì thế trước khi chế biến nên ngâm kỹ trong nước lã, như vậy Colchicine sẽ được hòa tan đáng kể. Ăn hoa hiên vàng sống rất dễ bị trúng độc, đồng thời ăn quá nhiều hoa hiên vàng nấu chín thì khả năng bị ngộ độc cũng rất cao.
4. Đậu cô-ve
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/QAIPHJ-20170422-can-than-voi-dau-co-ve-va-3-loai-thuc-pham-khac-ngo-doc-neu-khong-nau-dung-cach.jpg
Trong đậu cô-ve sống chứa độc tố có thể làm cho đường tiêu hóa bị kích thích, hòa tan hoặc ngưng kết hồng cầu trong máu. (Ảnh: fusagroup.vn)
Đậu cô-ve là loại rau quả rất phổ biến, đậu cô-ve sống có chứa độc tố Saponin và Hemagglutinin, có thể làm cho đường tiêu hóa bị kích thích dữ dội, cũng như có thể hòa tan hoặc ngưng kết hồng cầu trong máu. Tuy nhiên ở nhiệt độ cao thì những độc tố này sẽ bị phân hủy, vì thế khi nấu món đậu cô-ve cần đun chín thật kỹ thì sẽ không có vấn đề gì.
Lê Hiếu biên dịch
Chúng ta thường nghe nói “ngộ độc thức ăn”, nhưng rất nhiều người không hiểu rõ về nó. Ngộ độc thức ăn chính là ăn phải đồ ăn có độc, phần lớn do thực phẩm chứa độc tố chưa xử lý hết trong quá trình chế biến. Dưới đây là những thực phẩm có nhiều độc tố và thường gặp nhất được toàn cầu công nhận:
1. Cá nóc
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/g8DZnM-20170422-can-than-voi-dau-co-ve-va-3-loai-thuc-pham-khac-ngo-doc-neu-khong-nau-dung-cach.jpg
Thịt cá nóc không qua xử lý có chứa độc tố rất cao. (Ảnh: Novate.RU)
Thịt cá nóc không qua xử lý, hoặc xử lý không kỹ có khả năng còn chứa độc tố rất cao. Vì trong nội tạng của cá nóc có chứa độc tố Tetrodotoxin. Độc tính của Tetrodotoxin cao gấp 1.250 lần độc tính của NaCN, cơ thể người chỉ cần hấp thu 1mg Tetrodotoxin sẽ dẫn đến tử vong.
2. Khoai tây
http://2.tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/gallery-preview-1.jpg
Khoai tây chứa độc tố Solanine có thể làm tê liệt vận động và hô hấp. (Ảnh: domino craft)
Khoai tây là thực phẩm rất quen thuộc, trong khoai tây có chứa độc tố Solanine, có thể dẫn đến “huyết tan”, còn có khả năng làm tê liệt vận động cũng như hô hấp. Tuy nhiên, khoai tây được nấu chín thì hàm lượng Solanine lại rất ít.
Khoai tây sống hoặc nảy mầm có hàm lượng Solanine có thể lên đến 400mg. Ăn nhiều khoai tây sống hoặc đang nảy mầm có thể sẽ bị trúng độc cấp tính. Ngoài ra khi nấu khoai tây nên cho vào một chút giấm chua để khử bớt hàm lượng Solanine.
3. Hoa hiên vàng
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/aO949X-20170422-can-than-voi-dau-co-ve-va-3-loai-thuc-pham-khac-ngo-doc-neu-khong-nau-dung-cach.jpg
Hoa hiên vàng thường mọc ở lề rừng, cánh đồng cỏ và sườn núi, củ, chùm hoa, nụ và hoa đều có thể được nấu chín và ăn được. (Ảnh: Flickr)
Hoa hiên vàng có chứa độc tố kiềm Colchicine, sau khi dạ dày hấp thụ sẽ bị ôxy hoá chuyển thành hợp chất có độc tính.
Colchicine có thể hòa tan trong nước, vì thế trước khi chế biến nên ngâm kỹ trong nước lã, như vậy Colchicine sẽ được hòa tan đáng kể. Ăn hoa hiên vàng sống rất dễ bị trúng độc, đồng thời ăn quá nhiều hoa hiên vàng nấu chín thì khả năng bị ngộ độc cũng rất cao.
4. Đậu cô-ve
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/QAIPHJ-20170422-can-than-voi-dau-co-ve-va-3-loai-thuc-pham-khac-ngo-doc-neu-khong-nau-dung-cach.jpg
Trong đậu cô-ve sống chứa độc tố có thể làm cho đường tiêu hóa bị kích thích, hòa tan hoặc ngưng kết hồng cầu trong máu. (Ảnh: fusagroup.vn)
Đậu cô-ve là loại rau quả rất phổ biến, đậu cô-ve sống có chứa độc tố Saponin và Hemagglutinin, có thể làm cho đường tiêu hóa bị kích thích dữ dội, cũng như có thể hòa tan hoặc ngưng kết hồng cầu trong máu. Tuy nhiên ở nhiệt độ cao thì những độc tố này sẽ bị phân hủy, vì thế khi nấu món đậu cô-ve cần đun chín thật kỹ thì sẽ không có vấn đề gì.
Lê Hiếu biên dịch