PDA

View Full Version : Đạo lý cuộc đời và đạo trong kinh doanh chỉ gói gọn trong 4 chữ…



sophienguyen
04-22-2017, 12:39 AM
Đạo lý cuộc đời và đạo trong kinh doanh chỉ gói gọn trong 4 chữ…




Trong văn hóa cổ xưa, 4 chữ “Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh” dùng để mô tả quy luật biến hóa của thiên địa. Lý giải một cách sâu sắc và nắm chắc 4 chữ này, sẽ lý giải được đạo lý của cuộc đời cũng như đạo trong kinh doanh.


http://2.tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/12515.jpg
Đạo lý cuộc đời và đạo trong kinh doanh chỉ gói gọn trong 4 chữ. (Ảnh: PFO)

1. Nguyên: Hướng thiện mới là sự khởi đầu tốt nhất

“Nguyên” là nói về khởi đầu, là sự khởi đầu của vạn vật. Vậy khởi đầu như thế nào mới là tốt nhất? Trong Kinh Dịch có viết “Nguyên giả, thiện chi trường dã”, chỉ có phát triển theo hướng thiện mới là tốt khởi đầu tốt nhất, mới là cái khởi đầu mà chúng ta muốn.

Mạnh Tử nói: “Nhân giả vô địch”. Sự nghiệp quan trọng nhất là xuất phát điểm, hãy xuất phát góc độ mang lại lợi ích cho xã hội, thay vì cầu danh trục lợi cho bản thân.

Không cần gióng trống khua chiêng phô trương bản thân mình. Bởi vì nhân tâm của một người, tự nó có thể thông qua sự nghiệp của họ mà truyền đạt đến xã hội.

2. Hanh: Thành tín nghiêm minh, mới có thể có sự nghiệp hanh thông

Nói về phát triển, phát triển như thế nào, mới là sự phát triển mà chúng ta muốn? Kinh Dịch giảng: “Hanh giả, gia chi hội dã”, trong đó “gia” ngụ ý là đức hạnh tốt, là mang lại sự tốt đẹp. Phát triển đi cùng với “gia” mới là sự phát triển chúng ta cần, mới là phát triển hanh thông. Cho nên “Nguyên, Hanh” đều là nói phải lấy “thiện”, lấy “gia” làm cơ sở.

Muốn sự nghiệp hanh thông phát triển, phải dùng nguyên tắc thành tín trong kinh doanh, phải thiết lập được cơ chế quản lý vận hành nghiêm minh, như thế mới có thể phát triển vững chắc.

Khổng Tử cho rằng thành tín là điều mấu chốt nhất trong đạo đức giao thiệp, hợp tác. Muốn hợp tác thì trước tiên phải thủ tín, không thất tín thì mới giành được sự tôn trọng và tín nhiệm của người khác.


http://2.tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/tuthien2080715_wffh.jpg
Lấy nghĩa làm gốc, mới có thể đạt được đầy đủ sung túc. (Ảnh: Shutterstock)

3. Lợi: Lấy nghĩa làm gốc, mới có thể đạt được đầy đủ sung túc

Khi chúng ta làm bất kỳ một việc gì, không thể không cân nhắc đến vấn đề lợi ích, nhưng lợi nhất định phải có nguyên tắc. “Quân tử thích tài lộc, nhưng đoạt tài là phải có đạo”, trước khi có thể đạt được, giành được cái gì đó, phải cân xem có hợp nguyên tắc, đạo lý hay không, có ảnh hưởng đến lợi ích người khác, lợi ích xã hội hay không, chính là hành sự hữu nghĩa, lấy nghĩa làm gốc.

Mạnh tử nói: “Vô đạo, thì một ống cơm cũng không thể nhận từ người khác, hữu đạo lấy cả thiên hạ cũng không thẹn”. Có thể thấy Mạnh Tử không để ý đến lợi lớn lợi nhỏ, mấu chốt nằm ở chỗ có nghĩa hay không, có nghĩa thì lợi dù lớn cũng không đủ, vô nghĩa thì lợi tuy nhỏ nhưng cũng không thể nhận.

4. Trinh: Giữ mình đừng kiêu ngạo, sự nghiệp ắt thăng tiến

Kinh Dịch giảng: “Trinh giả, sự chi can dã”. Trình Di nói: “Trinh giả, vạn vật chi thành”. “Trinh” là đại biểu sự giữ gìn được cái đã có sẵn của sự vật, sự nghiệp, cũng là đại biểu sự phát triển thêm cái mới của sự vật, sự nghiệp. Tạo ra một vòng tuần hoàn liên tục “Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh” tuần hoàn.

Sau khi sự nghiệp có thành tựu, không tự cao tự đại, cũng không giậm chân tại chỗ, bảo trì được tâm thái mong cầu cái mới, sẽ luôn có tiến triển mới.

Trong Kinh Dịch lưu lại trí huệ “Nguyên – Hanh – Lợi – Trinh”, với những suy xét tinh tế, những nguyên tắc kinh doanh vô cùng ích lợi. Lý giải sâu sắc và nắm chắc 4 chữ này, ắt có thể lý giải được đạo lý của cuộc đời cũng như đạo trong kinh doanh.

Lê Hiếu biên dịch