giavui
04-12-2017, 07:21 PM
Một mình ôm kỷ niệm
Tác Giả: Quý Thể, Newvietart.com
http://saigonecho.com/images/2017/Video/%C4%91em_cua_trinh_nu.jpg
Khó ngủ quá ! Đã mười hai giờ khuya, không còn tiếng người , tiếng xe cộ, tiếng chó sủa, Trinh vẫn không làm sao chợp mắt được. Đầu óc rối tung. Nàng lên giường từ lâu, thao thức trằn trọc mãi. Sư cô bên chùa Hải An ni tự có dạy cho cô cái “thuật làm cho đầu óc trống rỗng”, gọi là vô ưu trong lúc tham thiền nhập định. Thuật này mới nghe qua tưởng dễ, ai ngờ khó quá. Đầu óc như cái cốc rỗng, lúc nào không khí cũng tràn vào, đẩy ra không được, làm trống rỗng không xong. Cái gọi là”Tạp niệm” là những ý nghĩ không đâu, vớ vẩn, cứ như không khí ở trong lọ, đẩy cái này ra cái khác chun vào lấp đầy ngay. Những lúc như thế này thuốc ngủ cần thiết biết bao nhiêu. Ở đất Cận Sơn quê mùa chỉ có cô y tá Lan, trưởng trạm y tế xã, chuyên đặt vòng với cắt ống dẫn tinh may ra có, một mình cô gái mười tám cái xuân xanh này bàn tay xinh xắn , mười móng tay tỉa tót nắn nót mỗi tuần đổi một màu sơn, cầm cái kéo lưỡi ngắn giống cái kềm mỏ két của bọn thợ điện, đã cắt đứt bao nhiêu ống dẫn tinh, những “sợi dây oan nghiệt” của bọn đàn ông rậm rật trong làng. Nhưng giờ này kêu cửa chưa chắc cô ta đã mở. Trinh cố gắng chống chọi lại sự dằn vặt, cô lặp đi lặp lại mãi điệp khúc :“ Thôi ngủ đi…ngủ đi… ngủ đi….mai tính!”
Bên hàng xóm, nhà Tám Soan còn thức, chắc đang có cuộc nhậu. Sao hôm nay dân nhậu lại tỏ ra lịch sự không la hét nói cười ồn ào như mọi khi. Họ mở băng cát-xét nghe nhạc. Sau khi nhiều người giành lấy cái micro hát Karaoke, mỗi người một giọng, và hầu hết không biết nhạc nên vừa hát vừa sáng tác, r l một đám Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Ph Quang... Bọ này ht đã chán. Họ liền chọn băng nhạc vàng, cũ lời ai oán do ca sĩ nào đó cất lên giọng ca não nuột bài “ Một mình ôm kỉ niệm”. Ở gần bọn nhậu này, ngày nào Trinh cũng được nghe bài ấy song cô không để y, cô ghét nó. Thế nhưng đêm nay, một đêm không ngủ, nằm yên lắng nghe lời bài ca, thấy rất hay và thấy tác giả bản nhạc như “ đi guốc” trong quả tim cô, nghe sao nó giống cuộc đời mình thế này?
Cuộc vui náo nhiệt, ban đầu nhiều người tham gia, tàn cuộc chơi chỉ còn một mình nàng ôm lấy kỉ niệm, một kỉ niệm nặng nề. Trinh mủi lòng, nước mắt lưng tròng. Nước mắt đầy lên, như con sâu xanh bò nhồn nhột qua gò má cao mà bọn đàn bà trong xóm ganh tị với nhan sắc của nàng gọi là “cặp lưỡng quyền nhọn hoắt, ấy là cái tướng sát phu”. Nước mắt rơi từng giọt, một lúc sau ướt đầm mặt gối. Ôi khóc được dễ chịu biết bao. Trinh ngủ lúc nào không hay.
Chiều qua, tại giếng nhà chung, mụ Tám Soan, một mụ đàn bà nổi tiếng đa sự, mụ là nhà báo làng, mụ nắm mọi tin tức, có thằng cha đùa, mụ Tám sau nhiều năm là nhà báo tài tử, nay trình độ đã lên chức tổng biên tập báo làng rồi! Lần này, súyt chút nữa, mụ là người đầu tiên khám phá điều bí mật động trời. Khi mụ Tám chặt đầu con cá thu, xối gàu nước, máu cá lai láng, mụ nghe tiếng ọe khan rất to, quay lại thấy con Trinh đang ngồi giặt, buông cục xà bong ra, hai tay đầy bọt trắng cố bụm miệng. Trong thời khắc ngắn ngủi đó mụ ta cũng kịp quan sát ba điểm “chiến thuật”trên mặt cô gái. Trước tiên là cặp lông mày. Rất tiếc, đôi mắt tinh anh của mụ không nhận thấy được gì bởi cặp lông mày nàng tỉa tót nhỏ như con bún bánh hỏi, kẻ chì đậm đen, không rõ nó có dựng lên hay không ? Mắt mụ chuyển nhanh xuống cổ, xem mạch máu có nhảy phập phồng, kiểu phụ nữ có thai không ? Song một lần nữa mụ tỏ ra thất vọng. Trinh mặc cái áo bà ba may theo kiểu mới, ngắn tay cổ cao quá mang tai, giống kiểu áo dài trong những năm sáu mươi, cao gần cả tấc, gài hai ba hạt nút, kiểu nút áo tàu. Chỉ còn lại dấu hiệu khá mơ hồ, khuôn mặt nó hôm nay trông sao đầy lên, sưng sưng, nước da vàng tai tái rất khả nghi. Mụ nhẫm tính:“ Chồng nó chết hồi rằm tháng giêng năm ngóai, tính ra chưa đầy hai năm tròn, mà… Vậy thì... Mụ bưng rổ cá đi về lòng không ngớt phân vân. Chẳng lẽ ?,,, Thằng nào trồng khoai đất này ?...” Và mụ bắt đầu tung tin một cách dè dặt như người làm báo có trác nhiệm : Theo nguồn tin đáng tin cậy thì ...
Một nỗi khổ nữa của Trinh là chỗ ở. Khi lấy chồng cha mẹ chồng cho ra riêng, cất cho cái nhà bằng ván lợp tôn, mỗi bề chỉ có bốn thước ở trước cửa huyện đường. Nàng mở quán, sáng bán cà phê, chiều bán đồ nhậu. Từ khi chồng chết, nơi đây hóa thành câu lạc bộ đàn ông, quán vui vẻ từ chiều đến khuya và cũng vì ba cái chai bia lên men, có thằng nói đùa“ bia lên cơn”, làm bằng tí men với cồn 90 độ pha nước lã, rẻ tiền, mà rất mau “phê” nên từ thằng choai choai đến lão sồn sồn trong xã đều kéo tới tham gia. Phía bên chồng thấy tình hình ngày càng có vẻ xấu đi nhanh chóng, nên cử đứa em chồng tên là Ổi đến ở chung để giám sát hành vi cô chị dâu. Chú Ổi còn là xã đội phó du kích, dưới trướng có mười mấy tên vào du kích để trốn nghĩa vụ quân sự. Ông bà Cả (Cha mẹ chồng của Trinh) nghe tin đồn xấu về nàng dâu quí hóa, chồng chết chưa mãn tang đã “có vấn đề” bèn triệu hồi chú Ổi đại sứ về gấp. Thấy Ổi lấp ló trước sân, ông Cả hét :
- Về nhà sao không vô ? Còn lấp ló gì đó ? Sao mầy ?
Chú Ổi đi vô nhà, ấp úng hỏi :
- Dạ, cha hỏi chuyện gì ?
Ông Cả :
- Chớ tao sai mày chuyện gì không biết sao còn hỏi?
Chú Ổi ấp úng:
- Dạ lâu quá con không nhớ…
Ông Cả:
- Thiên hạ đồn con Trinh có bầu phải không ?
Bà Cả xen vào :
- Làm ơn nói nhỏ, hàng xóm nghe.
Ông Cả hạ giọng :
- Có không ?
Chú Ổi:
- Con không biết.
Ông Cả:
- Trời ơi ! Sai mầy qua bên đó coi ngó, sao không biết ?
Chú Ổi thật thà:
- Dạ để con về coi cái bụng chỉ đã lớn chưa ?
Tội nghiệp chú Ổi , chú vốn thiệt thà, ngày đêm theo đám du kích ăn nhậu, có khi trộm gà trộm chó về liên hoan. Chú không đủ năng lực theo dõi người chị dâu thoắt biến thoắt hiện, tinh quái quá quắt với một bầy đàn ông rậm rật chung quanh.
Ông Cả gắt :
- Tui tính lấy lại cái nhà ...
Bà Cả ngăn :
- Không được đâu, lấy lại nhà nó đem thằng Lắm ( cháu nội) về trả. Cái thằng hoang đàng ngỗ nghịch đó ông với tui chịu sao nỗi ?
- Vì thế mà phương án lấy lại nhà với “Cấm vận” kinh tế đối với Trinh không thực hiện được.
Trinh tin chắc lần này “Trở đầu con”, cái thai nó hành ghê quá. Hồi có thai thằng Lắm, Trinh nghe người ta nói, ốm nghén hôi cơm tanh cá, nàng cho là bày đặt thêm. Lần này Trinh mới biết ốm nghén khổ làm sao ! Hôm ở giếng nhà chung thấy mụ Tám Soan rửa cái đầu cá thu, máu loang ra, khó chịu trong người, gắng cầm nhưng trong miệng một thứ nước nhàn nhạt trào ra. Trinh cố giữ nhưng cuối cùng cũng phải ọe khan làm mụ Tám nhìn xoi mói nghi ngờ. Cả tháng sau, mỗi khi động đến cá tôm, Trinh mửa đến mật xanh mật vàng. Đến bữa,Trinh cũng chẳng dám động đến cơm canh, suốt ngày cứ quanh quẩn bên cây khế chua, tay cầm cái sào, tay cầm chén muối ớt. Ăn uống kiểu đó khiến cho Trinh sụt mất hơn tám kí, áo quần mặc rộng rinh.
Đến tháng thứ tư lại có biến chuyển. Trinh đói bụng và thèm ăn suốt ngày. Nàng đi từ đầu chợ đến cuối chợ, gặp thứ gì ăn thứ nấy. Cuối cùng thấy bà già ngồi bán khoai lang luộc, khoai lạnh ngắt, thâm sì, ruồi bu đen, cũng thèm.
Một hôm thằng Lắm ở nhà nấu cơm, ham chơi đá dế để cơm sống, nó lấy đũa gạt lớp trên, tính bỏ cho gà ăn. Trinh tiếc bốc ăn thử, thấy ngon. Từ đó nàng nấu cơm nửa sống nửa chín, báo hại chú Ổi với thằng Lắm phải ăn cơm sống suốt ba tháng. Sau thì nàng tiến thêm một bậc, cứ gạo sống bốc mà nhai. Có lần nàng nằm khóc quay mặt vô vách tường, thấy bức tường loang lỗ có chỗ trơ màu gạch đỏ, thấy ngon, Trinh đưa tay chấm thử bột gạch cho vào miệng, ngon thật. Từ đó mỗi lần đi chợ ngang qua bà già bán đồ gốm, Trinh mua cái om nhỏ về bẻ ra từng miếng ăn như tây đầm nhai kẹo sô cô la,
Thời kì này Trinh lên cân ngó thấy, áo quần chật cả. Lúc đầu đi đâu nàng còn vô buồng đóng cửa lại hì hà hì hục kéo quần jean, tới mông thì chịu, mà có nhờ người kéo lên được thì cũng không thể ngồi xỗm rửa mấy cái phin cà phê, hai đùi cứng như gỗ. Tới tháng thứ sáu, Trinh từ giả hẳn mấy bộ quần áo hiện đại, trở về với quần đen áo bà ba cố hữu.
Tình hình mấy “người nam” trong xã Cận Sơn này ngày càng xấu thêm. Mấy người bạn tình đã có thời chung vui với nàng đang lo sốt vó. Mỗi người tự đặt ra cho mình kế sách “mưu sinh thóat hiểm”. Sáu Tấn, chủ nhiệm hợp tác xã, đã từng có giai đọan “ chiếm thế độc canh”, một mình chiếm hữu nàng Trinh nữ, lão nghĩ mình tội nặng nhất, bây giờ lão lo sợ hơn ai cả . Lão này toan đánh bài tẩu mã. Nhân trong huyện có một xuất học trung cấp quản lí, ai cũng ngại về tỉnh học, lão xung phong đi. Lão nghĩ : Xong một năm, nghe ngóng tình hình, thấy yên, mình mò về ngồi lại ghế chủ nhiệm .
Mười Dư, nhà có nuôi mười hai con heo nái, tướng tá lão này khoẻ như trâu, giờ tự khai bệnh ho lao xin về trung tâm chống lao điều trị lâu dài lánh nạn. Tay Khanh, thư kí, chạy đâu ra cái giấy triệt sản hồi tháng mười năm ngóai. Với tờ giấy chứng nhận dỏm này Khanh tin có thể thóat thân. Anh chàng Long làm công tác thủy lợi, tên thường gọi là Long thủy lợi, xung phong đi làm thủy lợi miền núi lâu dài. Nhân việc này anh được cái giấy khen...Anh Mười, anh Khanh, anh Long, và thêm mấy lão nữa, đã cùng nhau bàn kế hoạch “phá thế độc canh” của chủ nhiệm Sáu Tấn, sau đó ai cũng chia phần chiến lợi phẩm.
Trong số này còn có một nhân vật rất đặc biệt là anh Tình, nhà thơ, tuy thơ anh rất dở song anh là một tâm hồn thơ chính hiệu. Anh là thủ kho vật tư nông nghiệp. Anh chàng này hàng ngày ngồi phát phân bón thuốc trừ sâu, rỗi rảnh làm cả trăm bài thơ tình tặng nàng cô phụ. Trong số bạn tình của nàng trinh nữ, chỉ có nhà thơ chịu thiệt thòi hơn cả. “Nói có mặt đèn” anh chỉ được một lần ở gốc cây khế, gần hủ nước cơm, vội vàng, chụp giật, chẳng ra làm sao cả. Nhưng cũng đủ gây cảm hứng để cho nhà thơ đã làm hai mươi tám bài thơ, gọi văn vẻ là nhị thập bát tú, lấy tên tập thơ là “Trái Rụng” để kỉ niệm sự kiện trọng đại ấy.
Trong đầu óc nàng trinh nữ được trang bị cái máy vi tính hiện đại. Trước tình cảnh khó khăn,”Kỉ niệm” lớn rất nhanh trong bụng nàng, mấy người bạn tình lần lượt trốn đi tị nạn. Nàng nhập giữ liệu, kich chuột, Computer cho nàng giải pháp: Chọn nhà thơ làm người ôm chung kỉ niệm ! Trưa đó Trinh đội nón thân chinh đi tìm nhà thơ. Anh ta cảm động vô cùng, sau khi nghe Trinh đổ tất cả trách nhiệm cho anh vì cái lần dưới gốc khế ấy gây ấn tượng mạnh mẽ nhất nên trái đã rụng. Đến nay nó đã nẫy mầm. Trinh nói xong ngừng lại, hồi hợp chờ đợi, mãi không thấy anh Tình nói năng gì, nàng tưởng anh ta kiếm đường thóai thác, ngờ đâu anh hỏi :
- Có bầu hả ?
- Ừ, có bầu, sáu tháng rồi, không phá được nữa, làm sao anh ?
Nhà thơ vốn u mê suy nghĩ chậm chạp, hồi lâu ngậm câm làm Trinh vô cùng hồi hợp. Một lúc sau anh chậm chạp nói:
- Có thì đẻ ra chớ làm sao ?
- Ai nuôi con ?
- Mình.
- Mình là anh với em ?
- Chớ còn ai vô đây nữa ?
Nàng trinh nữ thở phào nhẹ nhỏm, tự nhủ: “ Mô Phật, phúc đức ông bà ! Đã có người ôm chung kỉ niệm !”
Tác Giả: Quý Thể, Newvietart.com
http://saigonecho.com/images/2017/Video/%C4%91em_cua_trinh_nu.jpg
Khó ngủ quá ! Đã mười hai giờ khuya, không còn tiếng người , tiếng xe cộ, tiếng chó sủa, Trinh vẫn không làm sao chợp mắt được. Đầu óc rối tung. Nàng lên giường từ lâu, thao thức trằn trọc mãi. Sư cô bên chùa Hải An ni tự có dạy cho cô cái “thuật làm cho đầu óc trống rỗng”, gọi là vô ưu trong lúc tham thiền nhập định. Thuật này mới nghe qua tưởng dễ, ai ngờ khó quá. Đầu óc như cái cốc rỗng, lúc nào không khí cũng tràn vào, đẩy ra không được, làm trống rỗng không xong. Cái gọi là”Tạp niệm” là những ý nghĩ không đâu, vớ vẩn, cứ như không khí ở trong lọ, đẩy cái này ra cái khác chun vào lấp đầy ngay. Những lúc như thế này thuốc ngủ cần thiết biết bao nhiêu. Ở đất Cận Sơn quê mùa chỉ có cô y tá Lan, trưởng trạm y tế xã, chuyên đặt vòng với cắt ống dẫn tinh may ra có, một mình cô gái mười tám cái xuân xanh này bàn tay xinh xắn , mười móng tay tỉa tót nắn nót mỗi tuần đổi một màu sơn, cầm cái kéo lưỡi ngắn giống cái kềm mỏ két của bọn thợ điện, đã cắt đứt bao nhiêu ống dẫn tinh, những “sợi dây oan nghiệt” của bọn đàn ông rậm rật trong làng. Nhưng giờ này kêu cửa chưa chắc cô ta đã mở. Trinh cố gắng chống chọi lại sự dằn vặt, cô lặp đi lặp lại mãi điệp khúc :“ Thôi ngủ đi…ngủ đi… ngủ đi….mai tính!”
Bên hàng xóm, nhà Tám Soan còn thức, chắc đang có cuộc nhậu. Sao hôm nay dân nhậu lại tỏ ra lịch sự không la hét nói cười ồn ào như mọi khi. Họ mở băng cát-xét nghe nhạc. Sau khi nhiều người giành lấy cái micro hát Karaoke, mỗi người một giọng, và hầu hết không biết nhạc nên vừa hát vừa sáng tác, r l một đám Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Ph Quang... Bọ này ht đã chán. Họ liền chọn băng nhạc vàng, cũ lời ai oán do ca sĩ nào đó cất lên giọng ca não nuột bài “ Một mình ôm kỉ niệm”. Ở gần bọn nhậu này, ngày nào Trinh cũng được nghe bài ấy song cô không để y, cô ghét nó. Thế nhưng đêm nay, một đêm không ngủ, nằm yên lắng nghe lời bài ca, thấy rất hay và thấy tác giả bản nhạc như “ đi guốc” trong quả tim cô, nghe sao nó giống cuộc đời mình thế này?
Cuộc vui náo nhiệt, ban đầu nhiều người tham gia, tàn cuộc chơi chỉ còn một mình nàng ôm lấy kỉ niệm, một kỉ niệm nặng nề. Trinh mủi lòng, nước mắt lưng tròng. Nước mắt đầy lên, như con sâu xanh bò nhồn nhột qua gò má cao mà bọn đàn bà trong xóm ganh tị với nhan sắc của nàng gọi là “cặp lưỡng quyền nhọn hoắt, ấy là cái tướng sát phu”. Nước mắt rơi từng giọt, một lúc sau ướt đầm mặt gối. Ôi khóc được dễ chịu biết bao. Trinh ngủ lúc nào không hay.
Chiều qua, tại giếng nhà chung, mụ Tám Soan, một mụ đàn bà nổi tiếng đa sự, mụ là nhà báo làng, mụ nắm mọi tin tức, có thằng cha đùa, mụ Tám sau nhiều năm là nhà báo tài tử, nay trình độ đã lên chức tổng biên tập báo làng rồi! Lần này, súyt chút nữa, mụ là người đầu tiên khám phá điều bí mật động trời. Khi mụ Tám chặt đầu con cá thu, xối gàu nước, máu cá lai láng, mụ nghe tiếng ọe khan rất to, quay lại thấy con Trinh đang ngồi giặt, buông cục xà bong ra, hai tay đầy bọt trắng cố bụm miệng. Trong thời khắc ngắn ngủi đó mụ ta cũng kịp quan sát ba điểm “chiến thuật”trên mặt cô gái. Trước tiên là cặp lông mày. Rất tiếc, đôi mắt tinh anh của mụ không nhận thấy được gì bởi cặp lông mày nàng tỉa tót nhỏ như con bún bánh hỏi, kẻ chì đậm đen, không rõ nó có dựng lên hay không ? Mắt mụ chuyển nhanh xuống cổ, xem mạch máu có nhảy phập phồng, kiểu phụ nữ có thai không ? Song một lần nữa mụ tỏ ra thất vọng. Trinh mặc cái áo bà ba may theo kiểu mới, ngắn tay cổ cao quá mang tai, giống kiểu áo dài trong những năm sáu mươi, cao gần cả tấc, gài hai ba hạt nút, kiểu nút áo tàu. Chỉ còn lại dấu hiệu khá mơ hồ, khuôn mặt nó hôm nay trông sao đầy lên, sưng sưng, nước da vàng tai tái rất khả nghi. Mụ nhẫm tính:“ Chồng nó chết hồi rằm tháng giêng năm ngóai, tính ra chưa đầy hai năm tròn, mà… Vậy thì... Mụ bưng rổ cá đi về lòng không ngớt phân vân. Chẳng lẽ ?,,, Thằng nào trồng khoai đất này ?...” Và mụ bắt đầu tung tin một cách dè dặt như người làm báo có trác nhiệm : Theo nguồn tin đáng tin cậy thì ...
Một nỗi khổ nữa của Trinh là chỗ ở. Khi lấy chồng cha mẹ chồng cho ra riêng, cất cho cái nhà bằng ván lợp tôn, mỗi bề chỉ có bốn thước ở trước cửa huyện đường. Nàng mở quán, sáng bán cà phê, chiều bán đồ nhậu. Từ khi chồng chết, nơi đây hóa thành câu lạc bộ đàn ông, quán vui vẻ từ chiều đến khuya và cũng vì ba cái chai bia lên men, có thằng nói đùa“ bia lên cơn”, làm bằng tí men với cồn 90 độ pha nước lã, rẻ tiền, mà rất mau “phê” nên từ thằng choai choai đến lão sồn sồn trong xã đều kéo tới tham gia. Phía bên chồng thấy tình hình ngày càng có vẻ xấu đi nhanh chóng, nên cử đứa em chồng tên là Ổi đến ở chung để giám sát hành vi cô chị dâu. Chú Ổi còn là xã đội phó du kích, dưới trướng có mười mấy tên vào du kích để trốn nghĩa vụ quân sự. Ông bà Cả (Cha mẹ chồng của Trinh) nghe tin đồn xấu về nàng dâu quí hóa, chồng chết chưa mãn tang đã “có vấn đề” bèn triệu hồi chú Ổi đại sứ về gấp. Thấy Ổi lấp ló trước sân, ông Cả hét :
- Về nhà sao không vô ? Còn lấp ló gì đó ? Sao mầy ?
Chú Ổi đi vô nhà, ấp úng hỏi :
- Dạ, cha hỏi chuyện gì ?
Ông Cả :
- Chớ tao sai mày chuyện gì không biết sao còn hỏi?
Chú Ổi ấp úng:
- Dạ lâu quá con không nhớ…
Ông Cả:
- Thiên hạ đồn con Trinh có bầu phải không ?
Bà Cả xen vào :
- Làm ơn nói nhỏ, hàng xóm nghe.
Ông Cả hạ giọng :
- Có không ?
Chú Ổi:
- Con không biết.
Ông Cả:
- Trời ơi ! Sai mầy qua bên đó coi ngó, sao không biết ?
Chú Ổi thật thà:
- Dạ để con về coi cái bụng chỉ đã lớn chưa ?
Tội nghiệp chú Ổi , chú vốn thiệt thà, ngày đêm theo đám du kích ăn nhậu, có khi trộm gà trộm chó về liên hoan. Chú không đủ năng lực theo dõi người chị dâu thoắt biến thoắt hiện, tinh quái quá quắt với một bầy đàn ông rậm rật chung quanh.
Ông Cả gắt :
- Tui tính lấy lại cái nhà ...
Bà Cả ngăn :
- Không được đâu, lấy lại nhà nó đem thằng Lắm ( cháu nội) về trả. Cái thằng hoang đàng ngỗ nghịch đó ông với tui chịu sao nỗi ?
- Vì thế mà phương án lấy lại nhà với “Cấm vận” kinh tế đối với Trinh không thực hiện được.
Trinh tin chắc lần này “Trở đầu con”, cái thai nó hành ghê quá. Hồi có thai thằng Lắm, Trinh nghe người ta nói, ốm nghén hôi cơm tanh cá, nàng cho là bày đặt thêm. Lần này Trinh mới biết ốm nghén khổ làm sao ! Hôm ở giếng nhà chung thấy mụ Tám Soan rửa cái đầu cá thu, máu loang ra, khó chịu trong người, gắng cầm nhưng trong miệng một thứ nước nhàn nhạt trào ra. Trinh cố giữ nhưng cuối cùng cũng phải ọe khan làm mụ Tám nhìn xoi mói nghi ngờ. Cả tháng sau, mỗi khi động đến cá tôm, Trinh mửa đến mật xanh mật vàng. Đến bữa,Trinh cũng chẳng dám động đến cơm canh, suốt ngày cứ quanh quẩn bên cây khế chua, tay cầm cái sào, tay cầm chén muối ớt. Ăn uống kiểu đó khiến cho Trinh sụt mất hơn tám kí, áo quần mặc rộng rinh.
Đến tháng thứ tư lại có biến chuyển. Trinh đói bụng và thèm ăn suốt ngày. Nàng đi từ đầu chợ đến cuối chợ, gặp thứ gì ăn thứ nấy. Cuối cùng thấy bà già ngồi bán khoai lang luộc, khoai lạnh ngắt, thâm sì, ruồi bu đen, cũng thèm.
Một hôm thằng Lắm ở nhà nấu cơm, ham chơi đá dế để cơm sống, nó lấy đũa gạt lớp trên, tính bỏ cho gà ăn. Trinh tiếc bốc ăn thử, thấy ngon. Từ đó nàng nấu cơm nửa sống nửa chín, báo hại chú Ổi với thằng Lắm phải ăn cơm sống suốt ba tháng. Sau thì nàng tiến thêm một bậc, cứ gạo sống bốc mà nhai. Có lần nàng nằm khóc quay mặt vô vách tường, thấy bức tường loang lỗ có chỗ trơ màu gạch đỏ, thấy ngon, Trinh đưa tay chấm thử bột gạch cho vào miệng, ngon thật. Từ đó mỗi lần đi chợ ngang qua bà già bán đồ gốm, Trinh mua cái om nhỏ về bẻ ra từng miếng ăn như tây đầm nhai kẹo sô cô la,
Thời kì này Trinh lên cân ngó thấy, áo quần chật cả. Lúc đầu đi đâu nàng còn vô buồng đóng cửa lại hì hà hì hục kéo quần jean, tới mông thì chịu, mà có nhờ người kéo lên được thì cũng không thể ngồi xỗm rửa mấy cái phin cà phê, hai đùi cứng như gỗ. Tới tháng thứ sáu, Trinh từ giả hẳn mấy bộ quần áo hiện đại, trở về với quần đen áo bà ba cố hữu.
Tình hình mấy “người nam” trong xã Cận Sơn này ngày càng xấu thêm. Mấy người bạn tình đã có thời chung vui với nàng đang lo sốt vó. Mỗi người tự đặt ra cho mình kế sách “mưu sinh thóat hiểm”. Sáu Tấn, chủ nhiệm hợp tác xã, đã từng có giai đọan “ chiếm thế độc canh”, một mình chiếm hữu nàng Trinh nữ, lão nghĩ mình tội nặng nhất, bây giờ lão lo sợ hơn ai cả . Lão này toan đánh bài tẩu mã. Nhân trong huyện có một xuất học trung cấp quản lí, ai cũng ngại về tỉnh học, lão xung phong đi. Lão nghĩ : Xong một năm, nghe ngóng tình hình, thấy yên, mình mò về ngồi lại ghế chủ nhiệm .
Mười Dư, nhà có nuôi mười hai con heo nái, tướng tá lão này khoẻ như trâu, giờ tự khai bệnh ho lao xin về trung tâm chống lao điều trị lâu dài lánh nạn. Tay Khanh, thư kí, chạy đâu ra cái giấy triệt sản hồi tháng mười năm ngóai. Với tờ giấy chứng nhận dỏm này Khanh tin có thể thóat thân. Anh chàng Long làm công tác thủy lợi, tên thường gọi là Long thủy lợi, xung phong đi làm thủy lợi miền núi lâu dài. Nhân việc này anh được cái giấy khen...Anh Mười, anh Khanh, anh Long, và thêm mấy lão nữa, đã cùng nhau bàn kế hoạch “phá thế độc canh” của chủ nhiệm Sáu Tấn, sau đó ai cũng chia phần chiến lợi phẩm.
Trong số này còn có một nhân vật rất đặc biệt là anh Tình, nhà thơ, tuy thơ anh rất dở song anh là một tâm hồn thơ chính hiệu. Anh là thủ kho vật tư nông nghiệp. Anh chàng này hàng ngày ngồi phát phân bón thuốc trừ sâu, rỗi rảnh làm cả trăm bài thơ tình tặng nàng cô phụ. Trong số bạn tình của nàng trinh nữ, chỉ có nhà thơ chịu thiệt thòi hơn cả. “Nói có mặt đèn” anh chỉ được một lần ở gốc cây khế, gần hủ nước cơm, vội vàng, chụp giật, chẳng ra làm sao cả. Nhưng cũng đủ gây cảm hứng để cho nhà thơ đã làm hai mươi tám bài thơ, gọi văn vẻ là nhị thập bát tú, lấy tên tập thơ là “Trái Rụng” để kỉ niệm sự kiện trọng đại ấy.
Trong đầu óc nàng trinh nữ được trang bị cái máy vi tính hiện đại. Trước tình cảnh khó khăn,”Kỉ niệm” lớn rất nhanh trong bụng nàng, mấy người bạn tình lần lượt trốn đi tị nạn. Nàng nhập giữ liệu, kich chuột, Computer cho nàng giải pháp: Chọn nhà thơ làm người ôm chung kỉ niệm ! Trưa đó Trinh đội nón thân chinh đi tìm nhà thơ. Anh ta cảm động vô cùng, sau khi nghe Trinh đổ tất cả trách nhiệm cho anh vì cái lần dưới gốc khế ấy gây ấn tượng mạnh mẽ nhất nên trái đã rụng. Đến nay nó đã nẫy mầm. Trinh nói xong ngừng lại, hồi hợp chờ đợi, mãi không thấy anh Tình nói năng gì, nàng tưởng anh ta kiếm đường thóai thác, ngờ đâu anh hỏi :
- Có bầu hả ?
- Ừ, có bầu, sáu tháng rồi, không phá được nữa, làm sao anh ?
Nhà thơ vốn u mê suy nghĩ chậm chạp, hồi lâu ngậm câm làm Trinh vô cùng hồi hợp. Một lúc sau anh chậm chạp nói:
- Có thì đẻ ra chớ làm sao ?
- Ai nuôi con ?
- Mình.
- Mình là anh với em ?
- Chớ còn ai vô đây nữa ?
Nàng trinh nữ thở phào nhẹ nhỏm, tự nhủ: “ Mô Phật, phúc đức ông bà ! Đã có người ôm chung kỉ niệm !”