duyanh
04-10-2017, 12:58 PM
Ông Tập vừa rời Mỹ, báo Trung Quốc lập tức chỉ trích ông Trump ‘yếu đuối’
Ngay sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình vừa rời khỏi Mỹ, báo chí Trung Quốc bắt đầu đăng bài chỉ trích vụ Mỹ bắn hàng loạt tên lửa vào căn cứ quân sự Syria, gọi đây là hành động của chính trị gia yếu đuối, ý chỉ Tổng thống Donald Trump.
http://2.tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/gjgp.jpg
Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago. (Ảnh: AFP)
Báo New York Times cho biết, ngay sau khi ông Tập Cận Bình kết thúc chuyến thăm Mỹ, hãng thông tấn trung ương của Trung Quốc Tân Hoa xã ngày 8/4 liền đăng bài viết gọi việc Mỹ đơn phương không kích Syria là hành động của một chính trị gia yếu đuối cần chứng tỏ sức mạnh.
Theo bài báo này, ông Trump ra lệnh không kích nhằm tránh bị chỉ trích là thuộc nhóm “thân Nga”. Thông điệp này phần nào phản ánh quan điểm chính thức của Trung Quốc đối với việc can thiệp quân sự vào chuyện nội bộ những quốc gia khác.
Trước đây, các quan chức Trung Quốc lo ngại rằng tính cách khó đoán và quan điểm cứng rắn về Trung Quốc của ông Trump có thể ảnh hưởng đến cuộc gặp cấp cao với Chủ tịch Tập. Tuy nhiên, điều gây ảnh hưởng bất ngờ chính là vụ không kích vào Syria.
Một số nhà phân tích Trung Quốc tin rằng, thời điểm Trump ra quyết định không phải là ngẫu nhiên. Đây là cách mà tổng thống Mỹ muốn thúc đẩy Trung Quốc thực hiện nhiều hơn để ngăn cản chương trình hạt nhân của Triều Tiên; đồng thời cũng là lời nhắc nhở Bắc Kinh rằng nếu cần thiết Mỹ cũng có thể không kích Triều Tiên kể cả khi có cường quốc đừng đằng sau.
Nội dung tường thuật về cuộc họp của ông Trump và ông Tập trên Tân Hoa xã không đề cập đến tình hình Triều Tiên hay Syria, thay vào đó là những nội dung quen thuộc và an toàn, về hình ảnh hai nhà lãnh đạo đi dạo trên bãi cỏ hay trong căn phòng sang trọng. Giới quan sát cho rằng việc loại bỏ này là có chủ đích, nhằm đáp trả vụ tấn công vào Syria.
Bài bình luận vụ không kích Syria của Tân Hoa xã cũng không nhắc đến Triều Tiên, thay vào đó họ đề cập đến vụ Mỹ tấn công tên lửa vào Libya năm 1986 và vào Sudan năm 1998, nói Mỹ đã “không đạt được mục tiêu chính trị nào” từ 2 lần trên.
“Chiến thuật điển hình của Mỹ là gửi thông điệp chính trị mạnh mẽ bằng cách tấn công những quốc gia khác bằng các máy bay chiến đấu hiện đại và tên lửa hành trình”, Tân Hoa xã bình luận.
Chủ tịch Tập Cận Bình rất hiếm khi trả lời báo chí dù là nước ngoài hay trong nước. Do vậy, rất khó xác định quan điểm của ông về vụ không kích hoặc ông đã trao đổi về việc này như thế nào với Tổng thống Trump.
Trong khi đó, nhà nghiên cứu Yun Sun (Chương trình Đông Á tại Trung tâm Stimson) nhận định, “người Trung Quốc không muốn tạo cảm giác rằng ông Tập đến Mỹ là để nhượng bộ ông Trump vì điều đó sẽ tạo ra ấn tượng về sự yếu đuối”.
Theo Zing
Ngay sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình vừa rời khỏi Mỹ, báo chí Trung Quốc bắt đầu đăng bài chỉ trích vụ Mỹ bắn hàng loạt tên lửa vào căn cứ quân sự Syria, gọi đây là hành động của chính trị gia yếu đuối, ý chỉ Tổng thống Donald Trump.
http://2.tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/gjgp.jpg
Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago. (Ảnh: AFP)
Báo New York Times cho biết, ngay sau khi ông Tập Cận Bình kết thúc chuyến thăm Mỹ, hãng thông tấn trung ương của Trung Quốc Tân Hoa xã ngày 8/4 liền đăng bài viết gọi việc Mỹ đơn phương không kích Syria là hành động của một chính trị gia yếu đuối cần chứng tỏ sức mạnh.
Theo bài báo này, ông Trump ra lệnh không kích nhằm tránh bị chỉ trích là thuộc nhóm “thân Nga”. Thông điệp này phần nào phản ánh quan điểm chính thức của Trung Quốc đối với việc can thiệp quân sự vào chuyện nội bộ những quốc gia khác.
Trước đây, các quan chức Trung Quốc lo ngại rằng tính cách khó đoán và quan điểm cứng rắn về Trung Quốc của ông Trump có thể ảnh hưởng đến cuộc gặp cấp cao với Chủ tịch Tập. Tuy nhiên, điều gây ảnh hưởng bất ngờ chính là vụ không kích vào Syria.
Một số nhà phân tích Trung Quốc tin rằng, thời điểm Trump ra quyết định không phải là ngẫu nhiên. Đây là cách mà tổng thống Mỹ muốn thúc đẩy Trung Quốc thực hiện nhiều hơn để ngăn cản chương trình hạt nhân của Triều Tiên; đồng thời cũng là lời nhắc nhở Bắc Kinh rằng nếu cần thiết Mỹ cũng có thể không kích Triều Tiên kể cả khi có cường quốc đừng đằng sau.
Nội dung tường thuật về cuộc họp của ông Trump và ông Tập trên Tân Hoa xã không đề cập đến tình hình Triều Tiên hay Syria, thay vào đó là những nội dung quen thuộc và an toàn, về hình ảnh hai nhà lãnh đạo đi dạo trên bãi cỏ hay trong căn phòng sang trọng. Giới quan sát cho rằng việc loại bỏ này là có chủ đích, nhằm đáp trả vụ tấn công vào Syria.
Bài bình luận vụ không kích Syria của Tân Hoa xã cũng không nhắc đến Triều Tiên, thay vào đó họ đề cập đến vụ Mỹ tấn công tên lửa vào Libya năm 1986 và vào Sudan năm 1998, nói Mỹ đã “không đạt được mục tiêu chính trị nào” từ 2 lần trên.
“Chiến thuật điển hình của Mỹ là gửi thông điệp chính trị mạnh mẽ bằng cách tấn công những quốc gia khác bằng các máy bay chiến đấu hiện đại và tên lửa hành trình”, Tân Hoa xã bình luận.
Chủ tịch Tập Cận Bình rất hiếm khi trả lời báo chí dù là nước ngoài hay trong nước. Do vậy, rất khó xác định quan điểm của ông về vụ không kích hoặc ông đã trao đổi về việc này như thế nào với Tổng thống Trump.
Trong khi đó, nhà nghiên cứu Yun Sun (Chương trình Đông Á tại Trung tâm Stimson) nhận định, “người Trung Quốc không muốn tạo cảm giác rằng ông Tập đến Mỹ là để nhượng bộ ông Trump vì điều đó sẽ tạo ra ấn tượng về sự yếu đuối”.
Theo Zing