duyanh
04-08-2017, 01:14 PM
Trung Quốc ca ngợi Việt Nam “chăm sóc tốt phần mộ liệt sỹ” của họ
https://gdb.voanews.com/7B8EAC7C-4F88-47B3-901A-21331787258C_w1023_r1_s.jpg (https://gdb.voanews.com/7B8EAC7C-4F88-47B3-901A-21331787258C_w1023_r1_s.jpg)
Người dân Bắc Kinh sửa sang phần mộ của người thân trong lễ Thanh Minh vào đầu tháng 4 hàng năm.
Hãng thông tấn của nhà nước Trung Quốc hôm 5/4 ca ngợi người Việt chăm sóc tốt các phần mộ của những người lính Trung Quốc tử trận trong chiến tranh Việt Nam.
Xinhua trích lời một người canh mộ ở nghĩa trang Kim Anh giành cho các liệt sỹ Trung Quốc ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội, nói những liệt sỹ Trung Quốc hy sinh vì giúp Việt Nam trong cuộc ‘chiến tranh chống Mỹ’ đang yên nghỉ tại đây.
Người đàn ông 69 tuổi có tên Nguyen Duc Quyet nói với Xinhua rằng ông trông nom các phần mộ này cẩn thận như chính những phần mộ của liệt sỹ Việt Nam và cho biết ông đã đến sống ở gần đó trong 25 năm qua để tiện chăm sóc nghĩa trang này, nằm cách Hà Nội 40km.
"Trung Quốc, họ đã nghĩ đến điều đó và ca ngợi điều đó thì đối với bản thân họ cũng phải làm như vậy đối với những người Việt Nam chúng tôi đã hy sinh trong chiến tranh biên giới năm 1979 cũng như bảo vệ phía tây bắc quần đảo Trường Sa năm 1988. Khi mà họ nói đến việc người Việt Nam thắp hương cho những người Trung Quốc đã hy sinh trên mặt trận ở Việt Nam thì họ phải hiểu rằng họ cần phải làm điều tương tự."
Trần Công Trục, nguyên trưởng ban biên giới chính phủ
Một phái đoàn của sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội cùng các đại diện từ các công ty và nhiều tổ chức khác Trung Quốc tại Việt Nam hôm 5/4 đã đến đặt vòng hoa và viếng những ngôi mộ nhân dịp Tiết Thanh Minh, theo Xinhua. Cùng tham gia viếng mộ liệt sỹ Trung Quốc có một số quan chức Việt Nam.
Thông tin này không được nhắc đến trên truyền thông Việt Nam. Cổng thông tin điện tử huyện Sóc Sơn cũng không đăng tải thông tin này.
Xinhua trích dẫn thông tin của đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội nói rằng nhiều binh sĩ Trung Quốc đã “tham gia chiến đấu ở Việt Nam trong 2 cuộc chiến của người Việt chống Pháp và Mỹ theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam”. Hơn 320.000 binh lính Trung Quốc đã sát cánh chiến đấu với binh sĩ miền Bắc trong 2 cuộc chiến này.
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ, nói với VOA Việt Ngữ rằng “mặc dù quan hệ của Việt Nam và Trung Quốc có những lúc thăng trầm trong lịch sử” nhưng ông khẳng định Trung Quốc có giúp Việt Nam trong các cuộc chiến tranh đó. "Có những giai đoạn phía Trung Quốc giúp Việt Nam nhất là trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Họ giúp Việt Nam rất là nhiều và có thể nó rất có ý nghĩa và quan trọng để đóng góp vào sự chiến thắng của dân tộc (Việt Nam) trong công cuộc chống ngoại xâm."
https://gdb.voanews.com/B709E516-F06A-4849-A92D-212C6E6000CF_w650_r1_s.jpg
Người dân Việt Nam tham gia lễ tưởng niệm chiến sỹ hy sinh bảo vệ Hoàng Sa trong cuộc chiến chống Trung Quốc. Tiến sỹ Trần Công Trục nói Trung Quốc cũng cần phải công nhận điều này.
Trong chiến tranh Việt Nam vào thập niên 1960, hơn 1.400 lính Trung Quốc hy sinh đã được chôn cất ở 40 nghĩa trang tại 22 tỉnh thành trải dài từ miền Bắc tới miền Trung Việt Nam.
Theo một bản tin của China News Service vào tháng 5/1989, Trung Quốc, ngoài việc gửi hàng trăm nghìn binh lính sang Việt Nam trong thập niên 1960, còn cung cấp cho Hà Nội 20 tỷ đô la để trang bị cho quân đội miền Bắc và các đội quân du kích.
Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Khổng Huyễn Hựu được hãng tin nhà nước Trung Quốc trích lời nói “sự phát triển của quan hệ Trung Quốc-Việt Nam hiện nay, một sự hợp tác chiến lược toàn diện, chứng minh rằng máu của người Trung Quốc đổ xuống trong cuộc chiến tranh chống Mỹ của người Việt là không vô ích.”
https://gdb.voanews.com/C5954F00-DF90-4878-B77C-8A22B2CCD643_w650_r1_s.jpg
Hình ảnh vệ tinh của CSIS công bố hôm 9/3 cho thấy công trình xây dựng trên đảo Đá chữ thập của Trung Quốc ở Trường Sa. Tranh chấp trên vùng biển Đông đang làm mối quan hệ Việt-Trung căng thẳng.
Tuy nhiên tiến sĩ Trục nói “những vấn đề hiện nay như vấn đề biển Đông và tranh chấp chủ quyền tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, quần đảo của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng, đã dẫn đến những căng thẳng trong quan hệ 2 nước. "Trung Quốc gây ra cuộc thảm sát Gạc Ma và 64 công binh hải quân Việt Nam đã chiến đấu hy sinh ở khu vực này. Rồi hiện nay họ đang quân sự hóa và làm nhiều hoạt động khác. Tất cả những hành động đó gây ra căng thẳng mà Việt Nam đã có lên tiếng phản đối về mặt ngoại giao.
Cách đây 2 năm, Xinhua cũng đăng 1 bài viết về việc người Việt Nam sẽ “mãi mãi biết ơn” các liệt sỹ Trung Quốc tử trận trong chiến tranh ở Việt Nam và ghi nhận công lao của những người chăm sóc các nghĩa trang này.
Theo tiến sĩ Trục, điều đó cho thấy Trung Quốc công nhận một thực tế rằng “Việt Nam ghi nhận công lao giúp đỡ của các nước trong đó có Trung Quốc.”
Tiến sỹ này cho rằng "phía Trung Quốc, họ đã nghĩ đến điều đó và ca ngợi điều đó thì đối với bản thân họ cũng phải làm như vậy đối với những người Việt Nam chúng tôi đã hy sinh trong chiến tranh biên giới năm 1979 cũng như bảo vệ phía tây bắc quần đảo Trường Sa năm 1988. Khi mà họ nói đến việc người Việt Nam thắp hương cho những người Trung Quốc đã hy sinh trên mặt trận ở Việt Nam thì họ phải hiểu rằng họ cần phải làm điều tương tự."
https://www.youtube.com/watch?v=OeiTY-mV2Co
VOA
https://gdb.voanews.com/7B8EAC7C-4F88-47B3-901A-21331787258C_w1023_r1_s.jpg (https://gdb.voanews.com/7B8EAC7C-4F88-47B3-901A-21331787258C_w1023_r1_s.jpg)
Người dân Bắc Kinh sửa sang phần mộ của người thân trong lễ Thanh Minh vào đầu tháng 4 hàng năm.
Hãng thông tấn của nhà nước Trung Quốc hôm 5/4 ca ngợi người Việt chăm sóc tốt các phần mộ của những người lính Trung Quốc tử trận trong chiến tranh Việt Nam.
Xinhua trích lời một người canh mộ ở nghĩa trang Kim Anh giành cho các liệt sỹ Trung Quốc ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội, nói những liệt sỹ Trung Quốc hy sinh vì giúp Việt Nam trong cuộc ‘chiến tranh chống Mỹ’ đang yên nghỉ tại đây.
Người đàn ông 69 tuổi có tên Nguyen Duc Quyet nói với Xinhua rằng ông trông nom các phần mộ này cẩn thận như chính những phần mộ của liệt sỹ Việt Nam và cho biết ông đã đến sống ở gần đó trong 25 năm qua để tiện chăm sóc nghĩa trang này, nằm cách Hà Nội 40km.
"Trung Quốc, họ đã nghĩ đến điều đó và ca ngợi điều đó thì đối với bản thân họ cũng phải làm như vậy đối với những người Việt Nam chúng tôi đã hy sinh trong chiến tranh biên giới năm 1979 cũng như bảo vệ phía tây bắc quần đảo Trường Sa năm 1988. Khi mà họ nói đến việc người Việt Nam thắp hương cho những người Trung Quốc đã hy sinh trên mặt trận ở Việt Nam thì họ phải hiểu rằng họ cần phải làm điều tương tự."
Trần Công Trục, nguyên trưởng ban biên giới chính phủ
Một phái đoàn của sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội cùng các đại diện từ các công ty và nhiều tổ chức khác Trung Quốc tại Việt Nam hôm 5/4 đã đến đặt vòng hoa và viếng những ngôi mộ nhân dịp Tiết Thanh Minh, theo Xinhua. Cùng tham gia viếng mộ liệt sỹ Trung Quốc có một số quan chức Việt Nam.
Thông tin này không được nhắc đến trên truyền thông Việt Nam. Cổng thông tin điện tử huyện Sóc Sơn cũng không đăng tải thông tin này.
Xinhua trích dẫn thông tin của đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội nói rằng nhiều binh sĩ Trung Quốc đã “tham gia chiến đấu ở Việt Nam trong 2 cuộc chiến của người Việt chống Pháp và Mỹ theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam”. Hơn 320.000 binh lính Trung Quốc đã sát cánh chiến đấu với binh sĩ miền Bắc trong 2 cuộc chiến này.
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ, nói với VOA Việt Ngữ rằng “mặc dù quan hệ của Việt Nam và Trung Quốc có những lúc thăng trầm trong lịch sử” nhưng ông khẳng định Trung Quốc có giúp Việt Nam trong các cuộc chiến tranh đó. "Có những giai đoạn phía Trung Quốc giúp Việt Nam nhất là trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Họ giúp Việt Nam rất là nhiều và có thể nó rất có ý nghĩa và quan trọng để đóng góp vào sự chiến thắng của dân tộc (Việt Nam) trong công cuộc chống ngoại xâm."
https://gdb.voanews.com/B709E516-F06A-4849-A92D-212C6E6000CF_w650_r1_s.jpg
Người dân Việt Nam tham gia lễ tưởng niệm chiến sỹ hy sinh bảo vệ Hoàng Sa trong cuộc chiến chống Trung Quốc. Tiến sỹ Trần Công Trục nói Trung Quốc cũng cần phải công nhận điều này.
Trong chiến tranh Việt Nam vào thập niên 1960, hơn 1.400 lính Trung Quốc hy sinh đã được chôn cất ở 40 nghĩa trang tại 22 tỉnh thành trải dài từ miền Bắc tới miền Trung Việt Nam.
Theo một bản tin của China News Service vào tháng 5/1989, Trung Quốc, ngoài việc gửi hàng trăm nghìn binh lính sang Việt Nam trong thập niên 1960, còn cung cấp cho Hà Nội 20 tỷ đô la để trang bị cho quân đội miền Bắc và các đội quân du kích.
Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Khổng Huyễn Hựu được hãng tin nhà nước Trung Quốc trích lời nói “sự phát triển của quan hệ Trung Quốc-Việt Nam hiện nay, một sự hợp tác chiến lược toàn diện, chứng minh rằng máu của người Trung Quốc đổ xuống trong cuộc chiến tranh chống Mỹ của người Việt là không vô ích.”
https://gdb.voanews.com/C5954F00-DF90-4878-B77C-8A22B2CCD643_w650_r1_s.jpg
Hình ảnh vệ tinh của CSIS công bố hôm 9/3 cho thấy công trình xây dựng trên đảo Đá chữ thập của Trung Quốc ở Trường Sa. Tranh chấp trên vùng biển Đông đang làm mối quan hệ Việt-Trung căng thẳng.
Tuy nhiên tiến sĩ Trục nói “những vấn đề hiện nay như vấn đề biển Đông và tranh chấp chủ quyền tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, quần đảo của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng, đã dẫn đến những căng thẳng trong quan hệ 2 nước. "Trung Quốc gây ra cuộc thảm sát Gạc Ma và 64 công binh hải quân Việt Nam đã chiến đấu hy sinh ở khu vực này. Rồi hiện nay họ đang quân sự hóa và làm nhiều hoạt động khác. Tất cả những hành động đó gây ra căng thẳng mà Việt Nam đã có lên tiếng phản đối về mặt ngoại giao.
Cách đây 2 năm, Xinhua cũng đăng 1 bài viết về việc người Việt Nam sẽ “mãi mãi biết ơn” các liệt sỹ Trung Quốc tử trận trong chiến tranh ở Việt Nam và ghi nhận công lao của những người chăm sóc các nghĩa trang này.
Theo tiến sĩ Trục, điều đó cho thấy Trung Quốc công nhận một thực tế rằng “Việt Nam ghi nhận công lao giúp đỡ của các nước trong đó có Trung Quốc.”
Tiến sỹ này cho rằng "phía Trung Quốc, họ đã nghĩ đến điều đó và ca ngợi điều đó thì đối với bản thân họ cũng phải làm như vậy đối với những người Việt Nam chúng tôi đã hy sinh trong chiến tranh biên giới năm 1979 cũng như bảo vệ phía tây bắc quần đảo Trường Sa năm 1988. Khi mà họ nói đến việc người Việt Nam thắp hương cho những người Trung Quốc đã hy sinh trên mặt trận ở Việt Nam thì họ phải hiểu rằng họ cần phải làm điều tương tự."
https://www.youtube.com/watch?v=OeiTY-mV2Co
VOA