giavui
03-30-2017, 05:00 PM
Hồng Kông bắt giữ 9 nhà lãnh đạo “Cách mạng ô” ngay sau bầu cử
Hôm 27/3, Hồng Kông đã bắt giữ 9 nhà hoạt động từng đứng đầu “Cách mạng ô” năm 2014. Vụ việc diễn ra 1 ngày sau Trưởng đặc khu mới đắc cử Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) tuyên bố muốn hàn gắn chia rẽ xã hội.
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/zkcEFR-20170330-hong-kong-bat-giu-9-nha-lanh-dao-cach-mang-o-ngay-sau-bau-cu.jpg
9 nhà lãnh đạo cuộc “Cách mạng ô” năm 2014 vừa bị bắt giữ. (Ảnh: Guardian)
Sáng 27/3, giới chức Hồng Kông đã bắt giữ 9 người từng đứng đầu trong “Cách mạng ô” chiếm trung tâm năm 2014, bao gồm Đới Diệu Đình (Benny Tai Yiu-ting), Trần Kiện Dân (Chan Kin Man), Chu Diệu Minh; các cựu Ủy viên Thường trực Liên hội Sinh viên là Chung Diệu Hoa và Trương Tú Hiền; các nghị sĩ Hội đồng Lập pháp Trần Thục Trang, Thiệu Gia Trăn, Hoàng Hạo Minh, Lý Vĩnh Đạt. Họ cùng bị kết tội kích động công chúng gây rối loạn xã hội và xúi giục người khác làm theo.
Sau khi Tổng bộ cảnh sát Wanchai bắt giữ 9 người này, hàng trăm người đã lên tiếng phản đối, bao gồm nhiều nghị sĩ Hội đồng Lập pháp và chính đảng. Họ cùng nhau hô vang khẩu hiệu: “Cách mạng ô, không nhân nhượng khuất phục! Công dân kháng lệnh, không lo không sợ! Cần tổng tuyển cử đích thực!”.
Ông Trần Kiến Dân, một trong những người bị bắt thẳng thắn nói, kiểu hành xử này không thể hủy hoại được quyết tâm đấu tranh dân chủ, “tôi luôn thấy vinh dự vì đã tham gia Cách mạng ô”.
Tội kích động và gây rối trật tự công cộng được cho là tội tương đối nhẹ, mức hình phạt cao nhất là 3 năm tù. Tuy nhiên, lần này chính phủ Hồng Kông áp dụng theo loại hình Common Law với mức án cao nhất 7 năm tù, với mục đích được cho là để gây hiệu quả răn đe mạnh mẽ hơn.
Nghi vấn về vai trò của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga
Do việc bắt giữ này diễn ra sau khi bà Lâm tuyên bố sẽ hàn gắn chia rẽ xã hội nên giới quan sát đặt ra nghi vấn liệu trưởng đặc khu mới đắc cử có vai trò gì trong vụ việc hay không? Có phân tích chỉ ra, giới lãnh đạo hiện nay sẽ đẩy mạnh thanh trừng những người có liên quan đến “Cách mạng ô”, một trở ngại lớn trong hàn gắn chia rẽ xã hội của nữ lãnh đạo này.
Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cho biết, bà không nhúng tay vào chuyện này, không biết trước sự việc xảy ra, nhưng cũng nhấn mạnh hàn gắn chia rẽ không đồng nghĩa với thỏa hiệp pháp luật.
Theo phó giáo sư Trần Gia Lạc (Chen Jialuo) thuộc Khoa Quan hệ Quốc tế Đại học Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga là thành viên của phe kiến chế, được nhậm chức tại Ban Sự vụ Hành chính nhờ ủng hộ phương án cải cách hành chính của Nhân đại Trung Quốc, nên nếu sau khi đắc cử mà bỏ qua vấn đề “Cách mạng ô” thì có nghĩa là chối bỏ trách nhiệm. Ông tin rằng, thời điểm kết thúc bầu cử Trưởng đặc khu cũng là lúc bà bắt đầu xử lý nhưng người đứng đầu “Cách mạng ô”, có nghĩa là bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga chính là “Lương Chấn Anh 2.0”, vì thế làn sóng trấn áp sẽ tiếp tục.
Bàn về tuyên bố “hàn gắn chia rẽ xã hội không đồng nghĩa thỏa hiệp về pháp luật” của bà Lâm, giáo sư Trần cho rằng đây là ngụy biện, thực tế nữ lãnh đạo này đang muốn đẩy trách nhiệm về phía ông Lương Chấn Anh, muốn ông Lương quét chướng ngại giúp bà. Ông Trần lo lắng đường lối lãnh đạo của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga sẽ tiếp bước ông Lương Chấn Anh.
Còn ông Lữ Bỉnh Quyền (Lu Bingquan), giảng viên chính tại Đại học Baptist, tuy bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga phủ nhận có liên quan đến vấn đề này, nhưng việc “bắt người” ngay sau khi bà ấy vừa đắc cử, khó tránh gây thắc mắc. “Một mặt họ kêu gọi xã hội cho bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cơ hội, tuyên bố sẽ kết nối với các nhân sĩ khác đảng phái, hàn gắn chia rẽ, nhưng ngay sau đó chính phủ lại có hành động trái ngược hoàn toàn…”.
Nghi ngờ do ông Lương Chấn Anh gây ra
Tuy nhiên, Chủ tịch đảng Công dân Lương Gia Kiệt (Liang Jiajie) lại đặt vấn đề, có thể ông Lương Chấn Anh mới là người đứng sau vụ bắt giữ này nhằm cản trở bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, vì hành động “gây chia rẽ” xảy ra chưa đầy 24 tiếng sau khi bà Lâm trúng cử.
Ông phân tích, nếu sự việc này có liên quan đến nữ lãnh đạo này thì nghĩa là bà ấy đã sớm âm mưu bàn bạc cùng ông Lương Chấn Anh, bà ấy muốn thể hiện rằng mình còn cứng rắn hơn cả ông người tiền nhệm. Còn nếu quả thật bà ấy không biết việc này thì chứng tỏ bà Lâm đã đánh giá thấp ông Lương Chấn Anh.
Từ ngày 26/9 đến 15/12/2014, tại Hồng Kông nổ ra hàng loạt phong trào kháng nghị đòi tổng tuyển cử dân chủ mà không phải thông qua quyết định của Ủy ban bầu cử, hàng chục ngàn người đã xuống đường tuần hành, bao vây Trung tâm Hành chính Hồng Kông và các khu vực Tamar, Trung, Wan Chai… cuối cùng mở rộng đến Mong Kok và Causeway Bay. Biểu tượng của phong trào là cáy dù màu vàng, vì thế còn gọi là “Cách mạng ô”. Cuối cùng đã có 209 người bị bắt, bao gồm 12 thành viên của Liên hội Sinh viên và 15 nghị sĩ Hội đồng Lập pháp, trong đó có cựu Chủ tịch đảng Dân chủ Hà Tuấn Nhân (Albert Ho) và người sáng lập đảng Lý Trụ Minh (Martin Lee).
Theo trithucvn
Hôm 27/3, Hồng Kông đã bắt giữ 9 nhà hoạt động từng đứng đầu “Cách mạng ô” năm 2014. Vụ việc diễn ra 1 ngày sau Trưởng đặc khu mới đắc cử Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) tuyên bố muốn hàn gắn chia rẽ xã hội.
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/zkcEFR-20170330-hong-kong-bat-giu-9-nha-lanh-dao-cach-mang-o-ngay-sau-bau-cu.jpg
9 nhà lãnh đạo cuộc “Cách mạng ô” năm 2014 vừa bị bắt giữ. (Ảnh: Guardian)
Sáng 27/3, giới chức Hồng Kông đã bắt giữ 9 người từng đứng đầu trong “Cách mạng ô” chiếm trung tâm năm 2014, bao gồm Đới Diệu Đình (Benny Tai Yiu-ting), Trần Kiện Dân (Chan Kin Man), Chu Diệu Minh; các cựu Ủy viên Thường trực Liên hội Sinh viên là Chung Diệu Hoa và Trương Tú Hiền; các nghị sĩ Hội đồng Lập pháp Trần Thục Trang, Thiệu Gia Trăn, Hoàng Hạo Minh, Lý Vĩnh Đạt. Họ cùng bị kết tội kích động công chúng gây rối loạn xã hội và xúi giục người khác làm theo.
Sau khi Tổng bộ cảnh sát Wanchai bắt giữ 9 người này, hàng trăm người đã lên tiếng phản đối, bao gồm nhiều nghị sĩ Hội đồng Lập pháp và chính đảng. Họ cùng nhau hô vang khẩu hiệu: “Cách mạng ô, không nhân nhượng khuất phục! Công dân kháng lệnh, không lo không sợ! Cần tổng tuyển cử đích thực!”.
Ông Trần Kiến Dân, một trong những người bị bắt thẳng thắn nói, kiểu hành xử này không thể hủy hoại được quyết tâm đấu tranh dân chủ, “tôi luôn thấy vinh dự vì đã tham gia Cách mạng ô”.
Tội kích động và gây rối trật tự công cộng được cho là tội tương đối nhẹ, mức hình phạt cao nhất là 3 năm tù. Tuy nhiên, lần này chính phủ Hồng Kông áp dụng theo loại hình Common Law với mức án cao nhất 7 năm tù, với mục đích được cho là để gây hiệu quả răn đe mạnh mẽ hơn.
Nghi vấn về vai trò của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga
Do việc bắt giữ này diễn ra sau khi bà Lâm tuyên bố sẽ hàn gắn chia rẽ xã hội nên giới quan sát đặt ra nghi vấn liệu trưởng đặc khu mới đắc cử có vai trò gì trong vụ việc hay không? Có phân tích chỉ ra, giới lãnh đạo hiện nay sẽ đẩy mạnh thanh trừng những người có liên quan đến “Cách mạng ô”, một trở ngại lớn trong hàn gắn chia rẽ xã hội của nữ lãnh đạo này.
Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cho biết, bà không nhúng tay vào chuyện này, không biết trước sự việc xảy ra, nhưng cũng nhấn mạnh hàn gắn chia rẽ không đồng nghĩa với thỏa hiệp pháp luật.
Theo phó giáo sư Trần Gia Lạc (Chen Jialuo) thuộc Khoa Quan hệ Quốc tế Đại học Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga là thành viên của phe kiến chế, được nhậm chức tại Ban Sự vụ Hành chính nhờ ủng hộ phương án cải cách hành chính của Nhân đại Trung Quốc, nên nếu sau khi đắc cử mà bỏ qua vấn đề “Cách mạng ô” thì có nghĩa là chối bỏ trách nhiệm. Ông tin rằng, thời điểm kết thúc bầu cử Trưởng đặc khu cũng là lúc bà bắt đầu xử lý nhưng người đứng đầu “Cách mạng ô”, có nghĩa là bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga chính là “Lương Chấn Anh 2.0”, vì thế làn sóng trấn áp sẽ tiếp tục.
Bàn về tuyên bố “hàn gắn chia rẽ xã hội không đồng nghĩa thỏa hiệp về pháp luật” của bà Lâm, giáo sư Trần cho rằng đây là ngụy biện, thực tế nữ lãnh đạo này đang muốn đẩy trách nhiệm về phía ông Lương Chấn Anh, muốn ông Lương quét chướng ngại giúp bà. Ông Trần lo lắng đường lối lãnh đạo của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga sẽ tiếp bước ông Lương Chấn Anh.
Còn ông Lữ Bỉnh Quyền (Lu Bingquan), giảng viên chính tại Đại học Baptist, tuy bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga phủ nhận có liên quan đến vấn đề này, nhưng việc “bắt người” ngay sau khi bà ấy vừa đắc cử, khó tránh gây thắc mắc. “Một mặt họ kêu gọi xã hội cho bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cơ hội, tuyên bố sẽ kết nối với các nhân sĩ khác đảng phái, hàn gắn chia rẽ, nhưng ngay sau đó chính phủ lại có hành động trái ngược hoàn toàn…”.
Nghi ngờ do ông Lương Chấn Anh gây ra
Tuy nhiên, Chủ tịch đảng Công dân Lương Gia Kiệt (Liang Jiajie) lại đặt vấn đề, có thể ông Lương Chấn Anh mới là người đứng sau vụ bắt giữ này nhằm cản trở bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, vì hành động “gây chia rẽ” xảy ra chưa đầy 24 tiếng sau khi bà Lâm trúng cử.
Ông phân tích, nếu sự việc này có liên quan đến nữ lãnh đạo này thì nghĩa là bà ấy đã sớm âm mưu bàn bạc cùng ông Lương Chấn Anh, bà ấy muốn thể hiện rằng mình còn cứng rắn hơn cả ông người tiền nhệm. Còn nếu quả thật bà ấy không biết việc này thì chứng tỏ bà Lâm đã đánh giá thấp ông Lương Chấn Anh.
Từ ngày 26/9 đến 15/12/2014, tại Hồng Kông nổ ra hàng loạt phong trào kháng nghị đòi tổng tuyển cử dân chủ mà không phải thông qua quyết định của Ủy ban bầu cử, hàng chục ngàn người đã xuống đường tuần hành, bao vây Trung tâm Hành chính Hồng Kông và các khu vực Tamar, Trung, Wan Chai… cuối cùng mở rộng đến Mong Kok và Causeway Bay. Biểu tượng của phong trào là cáy dù màu vàng, vì thế còn gọi là “Cách mạng ô”. Cuối cùng đã có 209 người bị bắt, bao gồm 12 thành viên của Liên hội Sinh viên và 15 nghị sĩ Hội đồng Lập pháp, trong đó có cựu Chủ tịch đảng Dân chủ Hà Tuấn Nhân (Albert Ho) và người sáng lập đảng Lý Trụ Minh (Martin Lee).
Theo trithucvn