duyanh
03-27-2017, 01:14 PM
170 nước tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất
https://gdb.voanews.com/F4187ACD-91AD-4F41-A9C4-049F42C46B78_w1023_r1_s.jpg
Sự kiện Giờ Trái đất tại Berlin, Đức, ngày 25/03/2017.
Đèn đã được tắt ở khoảng 170 quốc gia hôm thứ Bảy khi hàng triệu người và hàng ngàn thành phố đã tham gia Giờ Trái đất, một nỗ lực toàn cầu để thu hút sự chú ý đến biến đổi khí hậu, chương trình do Quỹ Thiên nhiên Thế giới tổ chức.
Hàng chục tòa nhà và công trình nổi tiếng từ khắp Hoa Kỳ cho đến các nước ở Mỹ La tinh, châu Âu, Trung Đông, Úc đã tham gia, họ tắt đèn trong 60 phút vào lúc 8 giờ 30 phút tối, giờ địa phương.
Nhiều sự kiện đã được tổ chức để thu hút sự chú ý đến việc các hoạt động của con người góp phần làm thay đổi khí hậu như thế nào.
Ở Ấn Độ, hàng trăm người đi xe đạp tham gia cuộc "Đạp xe vì hành tinh", một phần trong chiến dịch nhằm khuyến khích mọi người tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Quỹ Thiên nhiên Thế giới đã tổ chức Giờ Trái đất lần đầu tiên vào năm 2007 tại Úc. Nỗ lực quốc tế này bắt đầu như một sự kiện ở cấp cơ sở để thúc giục mọi người giảm việc sử dụng năng lượng như một cách để chống lại biến đổi khí hậu.
Tổ chức bảo tồn lớn nhất thế giới hoạt động từ năm 1961, khi họ được thành lập ở Thụy Sĩ, với tên ban đầy là Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới. Nhiều năm sau, họ đã đổi tên để phản ánh rằng họ quan tâm đến tất cả các vấn đề môi trường chứ không chỉ là động vật hoang dã; nhưng ở Mỹ và Canada người ta vẫn dùng tên Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới, còn tất cả chi nhánh trên toàn thế giới đều sử dụng tên viết tắt là WWF.
VOA
26/03/2017
https://gdb.voanews.com/F4187ACD-91AD-4F41-A9C4-049F42C46B78_w1023_r1_s.jpg
Sự kiện Giờ Trái đất tại Berlin, Đức, ngày 25/03/2017.
Đèn đã được tắt ở khoảng 170 quốc gia hôm thứ Bảy khi hàng triệu người và hàng ngàn thành phố đã tham gia Giờ Trái đất, một nỗ lực toàn cầu để thu hút sự chú ý đến biến đổi khí hậu, chương trình do Quỹ Thiên nhiên Thế giới tổ chức.
Hàng chục tòa nhà và công trình nổi tiếng từ khắp Hoa Kỳ cho đến các nước ở Mỹ La tinh, châu Âu, Trung Đông, Úc đã tham gia, họ tắt đèn trong 60 phút vào lúc 8 giờ 30 phút tối, giờ địa phương.
Nhiều sự kiện đã được tổ chức để thu hút sự chú ý đến việc các hoạt động của con người góp phần làm thay đổi khí hậu như thế nào.
Ở Ấn Độ, hàng trăm người đi xe đạp tham gia cuộc "Đạp xe vì hành tinh", một phần trong chiến dịch nhằm khuyến khích mọi người tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Quỹ Thiên nhiên Thế giới đã tổ chức Giờ Trái đất lần đầu tiên vào năm 2007 tại Úc. Nỗ lực quốc tế này bắt đầu như một sự kiện ở cấp cơ sở để thúc giục mọi người giảm việc sử dụng năng lượng như một cách để chống lại biến đổi khí hậu.
Tổ chức bảo tồn lớn nhất thế giới hoạt động từ năm 1961, khi họ được thành lập ở Thụy Sĩ, với tên ban đầy là Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới. Nhiều năm sau, họ đã đổi tên để phản ánh rằng họ quan tâm đến tất cả các vấn đề môi trường chứ không chỉ là động vật hoang dã; nhưng ở Mỹ và Canada người ta vẫn dùng tên Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới, còn tất cả chi nhánh trên toàn thế giới đều sử dụng tên viết tắt là WWF.
VOA
26/03/2017