duyanh
03-19-2017, 12:24 PM
'Gây áp lực' ngưng quảng cáo trên YouTube, Facebook
https://gdb.voanews.com/7000696E-8B1A-4610-8321-0F27F7D3E1B3_cx0_cy4_cw0_w1023_r1_s.jpg (https://gdb.voanews.com/7000696E-8B1A-4610-8321-0F27F7D3E1B3_cx0_cy4_cw0_w1023_r1_s.jpg)
Ông Tuấn kêu gọi "cộng đồng sử dụng Internet tại Việt Nam cùng lên tiếng với Google, Facebook ngăn chặn các nội dung xấu độc, tin giả mạo, thất thiệt, xúc phạm danh dự".
Việt Nam hôm 16/3 hối thúc các doanh nghiệp trong nước ngưng quảng cáo trên YouTube và Facebook cũng như các trang mạng xã hội khác cho tới khi các thông tin “xấu, độc” chống chính quyền Hà Nội bị ngăn chặn.
Trang web của Bộ Thông tin và Truyền thông đưa tin, trong cuộc họp với Bộ trưởng của Bộ này, ông Trương Minh Tuấn, một số nhãn hàng lớn của Việt Nam như Vinamilk hay Vinhomes hay các công ty quốc tế có chi nhánh ở Việt Nam như Ford đã "cam kết tuân thủ pháp luật Việt Nam về kinh doanh và quảng cáo đồng thời khẳng định tạm dừng tất cả quảng cáo trên YouTube”.
https://gdb.voanews.com/92F71572-0C6B-4B1E-929D-C376A0322943_w650_r1_s.jpg (https://gdb.voanews.com/92F71572-0C6B-4B1E-929D-C376A0322943_w650_r1_s.jpg)
Theo ông Tuấn, có hơn 8 nghìn video "xấu độc", "chống Việt Nam" trên Youtube.
Infonet còn dẫn lời ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, cho biết đã phát hiện “nhiều quảng cáo của sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, kể cả một số thương hiệu toàn cầu được gắn trong các video có nội dung xấu, độc, vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam phát trên kênh YouTube thông qua dịch vụ quảng cáo của Google”.
Google, YouTube chia sẻ lợi ích kinh tế từ quảng cáo cho tổ chức, cá nhân sản xuất các video clip trên YouTube, trong đó có cả những clip xấu, độc, do đó vô tình gián tiếp, khuyến khích các video clip xấu độc được đăng tải nhiều hơn trên YouTube.
Bộ trưởng TT và TT Trương Minh Tuấn.
Theo Reuters, Việt Nam tháng trước đã “bắt đầu gây áp lực cho các công ty quảng cáo trong nước yêu cầu công ty Google, vốn sở hữu YouTube, phải gỡ các video của các nhà bất đồng chính kiến hoạt động ở hải ngoại đăng trên trang này”.
Tuy nhiên, trang Soha dẫn lời ông Tuấn nói rằng vẫn còn “khoảng 8.000 video có nội dung xấu, xuyên tạc, vi phạm pháp luật Việt Nam trên YouTube và 42 video clip được gỡ là quá nhỏ”.
Theo quan chức quản lý truyền thông trong nước này, “Google, YouTube chia sẻ lợi ích kinh tế từ quảng cáo cho tổ chức, cá nhân sản xuất các video clip trên YouTube, trong đó có cả những clip xấu, độc, do đó vô tình gián tiếp, khuyến khích các video clip xấu độc được đăng tải nhiều hơn trên YouTube”.
Việt Nam: Báo cáo nhân quyền 2016 của Mỹ ‘thiếu khách quan’
https://www.youtube.com/watch?v=x_O0Uzk6GwA
Ông Tuấn được báo chí trong nước kêu gọi “cộng đồng sử dụng Internet tại Việt Nam cùng lên tiếng với Google, Facebook ngăn chặn các nội dung xấu độc, tin giả mạo, thất thiệt, xúc phạm danh dự, nhân phẩm tổ chức cá nhân, vi phạm pháp luật Việt Nam trên môi trường mạng”.
Chúng tôi dựa vào các chính phủ thông báo cho chúng tôi các nội dung mà họ tin là trái phép thông qua các kênh chính thống, và nếu thấy hợp lý, chúng tôi sẽ thực hiện việc hạn chế sau khi xem xét kỹ lưỡng.
Thông cáo của Youtube có đoạn.
Trong một thông cáo gửi cho báo chí hôm 14/3, YouTube cho biết rằng “chúng tôi có các chính sách rõ ràng về các yêu cầu gỡ bỏ từ các chính phủ khắp thế giới”.
“Chúng tôi dựa vào các chính phủ thông báo cho chúng tôi các nội dung mà họ tin là trái phép thông qua các kênh chính thống, và nếu thấy hợp lý, chúng tôi sẽ thực hiện việc hạn chế sau khi xem xét kỹ lưỡng”, thông cáo viết tiếp.
Việt Nam thời gian qua bị nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền như Human Rights Watch chỉ trích việc “kiểm soát Internet”, nhưng Hà Nội luôn bác bỏ cáo buộc này.
https://www.youtube.com/watch?v=ZPKYMZMvbI4
VOA
19/03/2017
https://gdb.voanews.com/7000696E-8B1A-4610-8321-0F27F7D3E1B3_cx0_cy4_cw0_w1023_r1_s.jpg (https://gdb.voanews.com/7000696E-8B1A-4610-8321-0F27F7D3E1B3_cx0_cy4_cw0_w1023_r1_s.jpg)
Ông Tuấn kêu gọi "cộng đồng sử dụng Internet tại Việt Nam cùng lên tiếng với Google, Facebook ngăn chặn các nội dung xấu độc, tin giả mạo, thất thiệt, xúc phạm danh dự".
Việt Nam hôm 16/3 hối thúc các doanh nghiệp trong nước ngưng quảng cáo trên YouTube và Facebook cũng như các trang mạng xã hội khác cho tới khi các thông tin “xấu, độc” chống chính quyền Hà Nội bị ngăn chặn.
Trang web của Bộ Thông tin và Truyền thông đưa tin, trong cuộc họp với Bộ trưởng của Bộ này, ông Trương Minh Tuấn, một số nhãn hàng lớn của Việt Nam như Vinamilk hay Vinhomes hay các công ty quốc tế có chi nhánh ở Việt Nam như Ford đã "cam kết tuân thủ pháp luật Việt Nam về kinh doanh và quảng cáo đồng thời khẳng định tạm dừng tất cả quảng cáo trên YouTube”.
https://gdb.voanews.com/92F71572-0C6B-4B1E-929D-C376A0322943_w650_r1_s.jpg (https://gdb.voanews.com/92F71572-0C6B-4B1E-929D-C376A0322943_w650_r1_s.jpg)
Theo ông Tuấn, có hơn 8 nghìn video "xấu độc", "chống Việt Nam" trên Youtube.
Infonet còn dẫn lời ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, cho biết đã phát hiện “nhiều quảng cáo của sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, kể cả một số thương hiệu toàn cầu được gắn trong các video có nội dung xấu, độc, vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam phát trên kênh YouTube thông qua dịch vụ quảng cáo của Google”.
Google, YouTube chia sẻ lợi ích kinh tế từ quảng cáo cho tổ chức, cá nhân sản xuất các video clip trên YouTube, trong đó có cả những clip xấu, độc, do đó vô tình gián tiếp, khuyến khích các video clip xấu độc được đăng tải nhiều hơn trên YouTube.
Bộ trưởng TT và TT Trương Minh Tuấn.
Theo Reuters, Việt Nam tháng trước đã “bắt đầu gây áp lực cho các công ty quảng cáo trong nước yêu cầu công ty Google, vốn sở hữu YouTube, phải gỡ các video của các nhà bất đồng chính kiến hoạt động ở hải ngoại đăng trên trang này”.
Tuy nhiên, trang Soha dẫn lời ông Tuấn nói rằng vẫn còn “khoảng 8.000 video có nội dung xấu, xuyên tạc, vi phạm pháp luật Việt Nam trên YouTube và 42 video clip được gỡ là quá nhỏ”.
Theo quan chức quản lý truyền thông trong nước này, “Google, YouTube chia sẻ lợi ích kinh tế từ quảng cáo cho tổ chức, cá nhân sản xuất các video clip trên YouTube, trong đó có cả những clip xấu, độc, do đó vô tình gián tiếp, khuyến khích các video clip xấu độc được đăng tải nhiều hơn trên YouTube”.
Việt Nam: Báo cáo nhân quyền 2016 của Mỹ ‘thiếu khách quan’
https://www.youtube.com/watch?v=x_O0Uzk6GwA
Ông Tuấn được báo chí trong nước kêu gọi “cộng đồng sử dụng Internet tại Việt Nam cùng lên tiếng với Google, Facebook ngăn chặn các nội dung xấu độc, tin giả mạo, thất thiệt, xúc phạm danh dự, nhân phẩm tổ chức cá nhân, vi phạm pháp luật Việt Nam trên môi trường mạng”.
Chúng tôi dựa vào các chính phủ thông báo cho chúng tôi các nội dung mà họ tin là trái phép thông qua các kênh chính thống, và nếu thấy hợp lý, chúng tôi sẽ thực hiện việc hạn chế sau khi xem xét kỹ lưỡng.
Thông cáo của Youtube có đoạn.
Trong một thông cáo gửi cho báo chí hôm 14/3, YouTube cho biết rằng “chúng tôi có các chính sách rõ ràng về các yêu cầu gỡ bỏ từ các chính phủ khắp thế giới”.
“Chúng tôi dựa vào các chính phủ thông báo cho chúng tôi các nội dung mà họ tin là trái phép thông qua các kênh chính thống, và nếu thấy hợp lý, chúng tôi sẽ thực hiện việc hạn chế sau khi xem xét kỹ lưỡng”, thông cáo viết tiếp.
Việt Nam thời gian qua bị nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền như Human Rights Watch chỉ trích việc “kiểm soát Internet”, nhưng Hà Nội luôn bác bỏ cáo buộc này.
https://www.youtube.com/watch?v=ZPKYMZMvbI4
VOA
19/03/2017