duyanh
03-18-2017, 12:59 PM
Liên Hiệp Quốc báo động về nạn xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/000_hkg10096194.jpg
Trẻ em trong một trại trẻ mồ côi Ba Vì, Hà Nội chụp ngày 16/09/2014. Hình chỉ mang tính minh họa.
HOANG DINH NAM / AFP
Ngày 17/03/2017, Liên Hiệp Quốc đã ra thông cáo bày tỏ mối “quan ngại sâu sắc” về các vụ xâm hại tình dục trẻ em ngày càng lan rộng ở Việt Nam, mà phần lớn các vụ xâm hại này vẫn chưa được tố cáo hoặc chưa được chính quyền xử lý thỏa đáng.
Trong thông cáo này, ông Kamal Malhotra, điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam, cho rằng cần phải "chấm dứt việc không xử lý các thủ phạm gây bạo lực, xâm hại và bóc lột tình dục trẻ em và những vụ như vậy cần phải được điều tra và khởi tố".
Liên Hiệp Quốc kêu gọi các cơ quan có trách nhiệm chính trong việc đảm bảo quyền của trẻ em được quy định tại Công Ước Quốc Tế về Quyền Trẻ Em (mà Việt Nam đã phê chuẩn năm 1990), “bảo vệ tất cả mọi trẻ em khỏi các hình thức bạo lực và xâm hại".
Liên Hiệp Quốc nhắc lại rằng ở Việt Nam hiện nay, cứ bốn trẻ em thì có một em là nạn nhân của xâm hại và có ít nhất 1.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em được tố cáo mỗi năm. Nhưng theo LHQ, các vụ được tố cáo chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm” và không ai biết được mức độ thật sự của bạo lực tình dục đối với trẻ em trai và gái ở Việt Nam vì phần lớn các nạn nhân vẫn giữ yên lặng suốt đời. Mặc dù chưa có các số liệu chính thức, nhưng theo LHQ, “các con số ước tính đã liên tục cho thấy mức độ đáng báo động”.
Cho nên Liên Hiệp Quốc kêu gọi Việt Nam tiếp tục đầu tư hơn nữa, cả nhân lực và tài chính, để bảo vệ trẻ em khỏi các hình thức xâm hại tình dục, bạo lực và bóc lột, đồng thời đầu tư nhiều hơn vào công tác phòng ngừa. Theo LHQ, “cần phải ngăn chặn trước khi lạm dụng xảy ra chứ không chỉ tập trung vào xử lý các trường hợp trẻ bị xâm hại sau khi điều đó đã xảy ra”.
Liên Hợp Quốc còn khuyến khích tất cả mọi người, là nạn nhân hoặc nhân chứng của bạo lực trẻ em hãy gọi đến đường dây nóng trợ giúp trẻ em (1800 1567) để được tư vấn và hỗ trợ.
Thanh Phương (RFI)
18-03-2017
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/000_hkg10096194.jpg
Trẻ em trong một trại trẻ mồ côi Ba Vì, Hà Nội chụp ngày 16/09/2014. Hình chỉ mang tính minh họa.
HOANG DINH NAM / AFP
Ngày 17/03/2017, Liên Hiệp Quốc đã ra thông cáo bày tỏ mối “quan ngại sâu sắc” về các vụ xâm hại tình dục trẻ em ngày càng lan rộng ở Việt Nam, mà phần lớn các vụ xâm hại này vẫn chưa được tố cáo hoặc chưa được chính quyền xử lý thỏa đáng.
Trong thông cáo này, ông Kamal Malhotra, điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam, cho rằng cần phải "chấm dứt việc không xử lý các thủ phạm gây bạo lực, xâm hại và bóc lột tình dục trẻ em và những vụ như vậy cần phải được điều tra và khởi tố".
Liên Hiệp Quốc kêu gọi các cơ quan có trách nhiệm chính trong việc đảm bảo quyền của trẻ em được quy định tại Công Ước Quốc Tế về Quyền Trẻ Em (mà Việt Nam đã phê chuẩn năm 1990), “bảo vệ tất cả mọi trẻ em khỏi các hình thức bạo lực và xâm hại".
Liên Hiệp Quốc nhắc lại rằng ở Việt Nam hiện nay, cứ bốn trẻ em thì có một em là nạn nhân của xâm hại và có ít nhất 1.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em được tố cáo mỗi năm. Nhưng theo LHQ, các vụ được tố cáo chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm” và không ai biết được mức độ thật sự của bạo lực tình dục đối với trẻ em trai và gái ở Việt Nam vì phần lớn các nạn nhân vẫn giữ yên lặng suốt đời. Mặc dù chưa có các số liệu chính thức, nhưng theo LHQ, “các con số ước tính đã liên tục cho thấy mức độ đáng báo động”.
Cho nên Liên Hiệp Quốc kêu gọi Việt Nam tiếp tục đầu tư hơn nữa, cả nhân lực và tài chính, để bảo vệ trẻ em khỏi các hình thức xâm hại tình dục, bạo lực và bóc lột, đồng thời đầu tư nhiều hơn vào công tác phòng ngừa. Theo LHQ, “cần phải ngăn chặn trước khi lạm dụng xảy ra chứ không chỉ tập trung vào xử lý các trường hợp trẻ bị xâm hại sau khi điều đó đã xảy ra”.
Liên Hợp Quốc còn khuyến khích tất cả mọi người, là nạn nhân hoặc nhân chứng của bạo lực trẻ em hãy gọi đến đường dây nóng trợ giúp trẻ em (1800 1567) để được tư vấn và hỗ trợ.
Thanh Phương (RFI)
18-03-2017