duyanh
02-23-2017, 01:31 PM
Bị sức ép của phong trào dân sự, Hungary rút khỏi cuộc đua đăng cai Olympic 2024
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-02-17t082446z_1948854899_rc15a7fb59d0_rtrmadp_3_olymp ics-2024-budapest-referendum.jpg
Phong trào Thời điểm thu thập chữ ký phản đối tổ chức Thế vận hội Mùa hè 2024 tại thủ đô Budapest, Hungary ngày 15/02/2017.
REUTERS/Laszlo Balogh
Chỉ còn hơn 7 tháng trước khi Ủy Ban Olympic Quốc Tế CIO bầu chọn thành phố được quyền tổ chức Thế vận hội Mùa hè 2024, chính quyền Hungary hôm 22/02/2017 đã chính thức quyết định rút đơn xin đăng cai của thủ đô Budapest vì sức ép của một phong trào xã hội vừa mới hình thành.
Theo một thông cáo của chính quyền, Thủ tướng Orbán Viktor, Thị trưởng Budapest Tarlós István và Chủ tịch Ủy ban Olympic Hungary Borkai Zsolt nhất trí rằng Budapest không thể tiếp tục cuộc đua với Paris và Los Angeles, do khả năng thắng cuộc của thành phố này đã giảm thiểu vì “lòng dân không thuận”. Quyết định rút Budapest khỏi cuộc đua đăng cai Olympic đánh dấu một thất bại mới của liên minh cầm quyền trước xã hội dân sự và phe đối lập.
Thông tín viên Hoàng Nguyễn tại Budapest phân tích :
Giấc mơ trăm năm tan vỡ
Là thành viên sáng lập phong trào Olympic hiện đại vào năm 1894 và luôn đạt thành tích cao trong các kỳ Olympic sau đó, nhưng Hungary là quốc gia duy nhất trong số 10 cường quốc thế thao hàng đầu thế giới chưa bao giờ được tổ chức Thế vận hội.
Do đó, dễ hiểu là được tổ chức Thế vận hội là một ước mơ của cư dân và giới thể thao nước này. Đặc biệt, với nội các cánh hữu của thủ tướng Orbán Viktor, ý tưởng “hãy dám ước mơ” để “trở nên vĩ đại” trong việc đăng cai Olympia đã xuất hiện từ năm 2001.
Hungary chính thức bày tỏ mong muốn tham gia cuộc ganh đua nhằm tổ chức kỳ Thế vận 2024 từ năm 2014. Sau khi Roma bỏ cuộc vào cuối hè năm ngoái, Budapest được coi là một ứng viên khả dĩ, với hồ sơ dự tuyển được đánh giá là chuẩn bị khá tốt.
Về kinh phí tổ chức, Chính phủ Hungary cũng trấn an cư dân rằng theo các tính toán sơ bộ, đăng cai Thế vận hội không chỉ là dịp quảng bá cho đất nước Hung, vinh danh nền thể thao Hung, mà xét về chung cuộc còn có thể đem lại khoản lãi hơn 1 tỷ Euro.
Hoàng Nguyễn - Budapest
http://telechargement.rfi.fr/rfi/vietnamien/audio/modules/actu/201702/Itw_Hoang_Nguyen_230217.mp3
Nỗi quan ngại tham nhũng
Tuy nhiên, phe đối lập, nhiều tổ chức dân sự và một tỷ lệ đáng kể cư dân Hungary thì không có cái nhìn lạc quan như thế, bởi lẽ họ cho rằng tệ tham nhũng trầm trọng mang tính hệ thống tại nước này sẽ khiến kinh phí tổ chức bị đội lên gấp bội.
Là quốc gia xếp gần đội sổ trong Liên Âu về tham nhũng theo xếp hạng mới đây nhất của Tổ chức Minh bạch Thế giới, lãnh đạo của Hungary không khiến người dân tin được rằng, họ muốn tổ chức Thế vận không phải muốn để biển thủ tiền công quỹ.
Tuy nhiên, một số tổ chức và cá nhân, hoặc các đảng đối lập khi lên tiếng phản đối việc Budapest vào cuộc đua, đã bị phe cầm quyền dễ dàng gạt đi. Những nỗ lực đưa vấn đề ra trưng cầu dân ý thoạt tiên đều bị chính quyền gạt đi, thông qua công cụ luật pháp.
Gần như tới phút chót, một nhóm dân sự mới thành lập mang tên Phong trào Thời điểm (Momentum Mozgalom) bỗng dưng làm được điều kỳ diệu mà hầu như không ai nghĩ tới: phá hỏng kế hoạch theo đuổi việc đăng cai Thế vận được tiến hành rốt ráo của chính phủ.
“Phép màu” trong vòng bốn tuần
Được hình thành năm 2015 bởi các thành viên thuộc giới trẻ, Phong trào Thời điểm đặt ra những mục tiêu rất lớn, như mang lại chuyển biến chính trị cho đất nước, chống lại nội các Orbán, và hành động đầu tiên của họ là chống lại việc Budapest muốn tổ chức Thế vận.
Là những người trẻ, yêu thể thao, yêu phòng trào Olympic và yêu nước Hung, nhưng các thành viên này cho rằng chừng nào Hung còn yếu kém về kinh tế và xã hội, chừng ấy khoản tiền cho Thế vận cần tập trung cho y tế, giáo dục, giao thông và hỗ trợ cư dân sinh sống.
Chỉ trong vòng 4 tuần, Phong trào Thời điểm, với sự hỗ trợ dè dặt của phe đối lập, đã thu được hơn 266 ngàn chữ ký - vượt xa ngưỡng 10% số cư dân thủ đô theo luật định - để chính quyền buộc phải tổ chức trưng cầu dân ý ở Budapest về việc đô thị này muốn đăng cai Thế vận.
Giữa chừng, Phong trào cũng tiến hành một chiến dịch vận động cư dân Hungary “Nói không với Thế vận, nói có với tương lai”, khiến tỷ lệ người ủng hộ việc Hungary theo đuổi cuộc đua tổ chức Olympic thuyên giảm đáng kể, và đây là một sự cảnh cáo với chính quyền.
Chính phủ Orban vốn đã không ít lần bị dân chúng, đối lập chống đối tại sao lần này họ quyết định rút lui nhanh chóng như vậy ?
“Chính quyền chọn cách chuồn”
Đó là nhận xét của đại diện Phong trào Thời điểm, sẽ trở thành một đảng chính trị trong thời gian tới, khi được tin chính phủ Hungary quyết định lùi bước để khỏi chịu phần bại trận trong một cuộc trưng cầu dân ý mà trên nguyên tắc họ bắt buộc phải tổ chức.
Phong trào Thời điểm cho rằng, cho dù không phải là quá bất ngờ, đây là một động thái hèn nhát từ phía nội các Hung, vì họ đã tước đi quyền của cử tri được có tiếng nói trong một thương vụ đầu tư khổng lồ của chính quyền, và đây cũng là ý kiến của phe đối lập Hung.
Ngược lại, liên minh cầm quyền thì ra một nghị quyết quy trách nhiệm cho đối lập Hung đã “làm tan rã sự nhất trí” trong một vấn đề mà trước kia đã từng đạt đồng thuận, và “sự bội phản ấy khiến thủ đô Budapest và cả nước Hung bị mất mặt ghê gớm trên trường quốc tế”.
Dù sao đi nữa, đây cũng là thất bại thứ ba liên tiếp của chính quyền Hung trong các vấn đề liên quan tới “dân ý”, từ việc phải bỏ quyết định buộc các cửa hiệu đóng cửa ngày Chủ nhật, cho tới nỗ lực bất thành nhằm bác bỏ dự án nhận người tỵ nạn theo hạn ngạch do Liên Âu đề xuất.
RFI
23-02-2017
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-02-17t082446z_1948854899_rc15a7fb59d0_rtrmadp_3_olymp ics-2024-budapest-referendum.jpg
Phong trào Thời điểm thu thập chữ ký phản đối tổ chức Thế vận hội Mùa hè 2024 tại thủ đô Budapest, Hungary ngày 15/02/2017.
REUTERS/Laszlo Balogh
Chỉ còn hơn 7 tháng trước khi Ủy Ban Olympic Quốc Tế CIO bầu chọn thành phố được quyền tổ chức Thế vận hội Mùa hè 2024, chính quyền Hungary hôm 22/02/2017 đã chính thức quyết định rút đơn xin đăng cai của thủ đô Budapest vì sức ép của một phong trào xã hội vừa mới hình thành.
Theo một thông cáo của chính quyền, Thủ tướng Orbán Viktor, Thị trưởng Budapest Tarlós István và Chủ tịch Ủy ban Olympic Hungary Borkai Zsolt nhất trí rằng Budapest không thể tiếp tục cuộc đua với Paris và Los Angeles, do khả năng thắng cuộc của thành phố này đã giảm thiểu vì “lòng dân không thuận”. Quyết định rút Budapest khỏi cuộc đua đăng cai Olympic đánh dấu một thất bại mới của liên minh cầm quyền trước xã hội dân sự và phe đối lập.
Thông tín viên Hoàng Nguyễn tại Budapest phân tích :
Giấc mơ trăm năm tan vỡ
Là thành viên sáng lập phong trào Olympic hiện đại vào năm 1894 và luôn đạt thành tích cao trong các kỳ Olympic sau đó, nhưng Hungary là quốc gia duy nhất trong số 10 cường quốc thế thao hàng đầu thế giới chưa bao giờ được tổ chức Thế vận hội.
Do đó, dễ hiểu là được tổ chức Thế vận hội là một ước mơ của cư dân và giới thể thao nước này. Đặc biệt, với nội các cánh hữu của thủ tướng Orbán Viktor, ý tưởng “hãy dám ước mơ” để “trở nên vĩ đại” trong việc đăng cai Olympia đã xuất hiện từ năm 2001.
Hungary chính thức bày tỏ mong muốn tham gia cuộc ganh đua nhằm tổ chức kỳ Thế vận 2024 từ năm 2014. Sau khi Roma bỏ cuộc vào cuối hè năm ngoái, Budapest được coi là một ứng viên khả dĩ, với hồ sơ dự tuyển được đánh giá là chuẩn bị khá tốt.
Về kinh phí tổ chức, Chính phủ Hungary cũng trấn an cư dân rằng theo các tính toán sơ bộ, đăng cai Thế vận hội không chỉ là dịp quảng bá cho đất nước Hung, vinh danh nền thể thao Hung, mà xét về chung cuộc còn có thể đem lại khoản lãi hơn 1 tỷ Euro.
Hoàng Nguyễn - Budapest
http://telechargement.rfi.fr/rfi/vietnamien/audio/modules/actu/201702/Itw_Hoang_Nguyen_230217.mp3
Nỗi quan ngại tham nhũng
Tuy nhiên, phe đối lập, nhiều tổ chức dân sự và một tỷ lệ đáng kể cư dân Hungary thì không có cái nhìn lạc quan như thế, bởi lẽ họ cho rằng tệ tham nhũng trầm trọng mang tính hệ thống tại nước này sẽ khiến kinh phí tổ chức bị đội lên gấp bội.
Là quốc gia xếp gần đội sổ trong Liên Âu về tham nhũng theo xếp hạng mới đây nhất của Tổ chức Minh bạch Thế giới, lãnh đạo của Hungary không khiến người dân tin được rằng, họ muốn tổ chức Thế vận không phải muốn để biển thủ tiền công quỹ.
Tuy nhiên, một số tổ chức và cá nhân, hoặc các đảng đối lập khi lên tiếng phản đối việc Budapest vào cuộc đua, đã bị phe cầm quyền dễ dàng gạt đi. Những nỗ lực đưa vấn đề ra trưng cầu dân ý thoạt tiên đều bị chính quyền gạt đi, thông qua công cụ luật pháp.
Gần như tới phút chót, một nhóm dân sự mới thành lập mang tên Phong trào Thời điểm (Momentum Mozgalom) bỗng dưng làm được điều kỳ diệu mà hầu như không ai nghĩ tới: phá hỏng kế hoạch theo đuổi việc đăng cai Thế vận được tiến hành rốt ráo của chính phủ.
“Phép màu” trong vòng bốn tuần
Được hình thành năm 2015 bởi các thành viên thuộc giới trẻ, Phong trào Thời điểm đặt ra những mục tiêu rất lớn, như mang lại chuyển biến chính trị cho đất nước, chống lại nội các Orbán, và hành động đầu tiên của họ là chống lại việc Budapest muốn tổ chức Thế vận.
Là những người trẻ, yêu thể thao, yêu phòng trào Olympic và yêu nước Hung, nhưng các thành viên này cho rằng chừng nào Hung còn yếu kém về kinh tế và xã hội, chừng ấy khoản tiền cho Thế vận cần tập trung cho y tế, giáo dục, giao thông và hỗ trợ cư dân sinh sống.
Chỉ trong vòng 4 tuần, Phong trào Thời điểm, với sự hỗ trợ dè dặt của phe đối lập, đã thu được hơn 266 ngàn chữ ký - vượt xa ngưỡng 10% số cư dân thủ đô theo luật định - để chính quyền buộc phải tổ chức trưng cầu dân ý ở Budapest về việc đô thị này muốn đăng cai Thế vận.
Giữa chừng, Phong trào cũng tiến hành một chiến dịch vận động cư dân Hungary “Nói không với Thế vận, nói có với tương lai”, khiến tỷ lệ người ủng hộ việc Hungary theo đuổi cuộc đua tổ chức Olympic thuyên giảm đáng kể, và đây là một sự cảnh cáo với chính quyền.
Chính phủ Orban vốn đã không ít lần bị dân chúng, đối lập chống đối tại sao lần này họ quyết định rút lui nhanh chóng như vậy ?
“Chính quyền chọn cách chuồn”
Đó là nhận xét của đại diện Phong trào Thời điểm, sẽ trở thành một đảng chính trị trong thời gian tới, khi được tin chính phủ Hungary quyết định lùi bước để khỏi chịu phần bại trận trong một cuộc trưng cầu dân ý mà trên nguyên tắc họ bắt buộc phải tổ chức.
Phong trào Thời điểm cho rằng, cho dù không phải là quá bất ngờ, đây là một động thái hèn nhát từ phía nội các Hung, vì họ đã tước đi quyền của cử tri được có tiếng nói trong một thương vụ đầu tư khổng lồ của chính quyền, và đây cũng là ý kiến của phe đối lập Hung.
Ngược lại, liên minh cầm quyền thì ra một nghị quyết quy trách nhiệm cho đối lập Hung đã “làm tan rã sự nhất trí” trong một vấn đề mà trước kia đã từng đạt đồng thuận, và “sự bội phản ấy khiến thủ đô Budapest và cả nước Hung bị mất mặt ghê gớm trên trường quốc tế”.
Dù sao đi nữa, đây cũng là thất bại thứ ba liên tiếp của chính quyền Hung trong các vấn đề liên quan tới “dân ý”, từ việc phải bỏ quyết định buộc các cửa hiệu đóng cửa ngày Chủ nhật, cho tới nỗ lực bất thành nhằm bác bỏ dự án nhận người tỵ nạn theo hạn ngạch do Liên Âu đề xuất.
RFI
23-02-2017