PDA

View Full Version : Đằng sau vụ Kim Jong-nam bị ám sát (P1): Dấu hiệu Kim Jong-un đến ngày tận số



tini
02-16-2017, 08:09 PM
Đằng sau vụ Kim Jong-nam bị ám sát (P1): Dấu hiệu Kim Jong-un đến ngày tận số



Truyền thông Hàn Quốc vào ngày 14/2 đã dẫn nguồn tin cấp chính phủ về việc anh trai của Kim Jong-un là Kim Jong-nam bị hai nữ sát thủ dùng “kim độc” sát hại. Đằng sau sự kiện này là “tử kiếp” mà lãnh đạo Triều Tiên sắp phải đối mặt.

http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/tcl9GK-20170216-ta-thien-ky-dang-sau-viec-anh-trai-bi-am-sat-la-dau-hieu-chinh-quyen-kim-jong-un-lam-nguy.jpg

Các bài báo về việc anh trai Kim Jong-un bị ám sát đăng trên Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc và các tranh tin khác của nước này. (Ảnh: Yonhap News)
Thời báo Daily Economy của Hàn Quốc đưa tin chính phủ Malaysia nhận định rằng việc Kim Jong-nam bị ám sát trong điều kiện luôn được bảo vệ nghiêm ngặt, cho thấy chỉ có sát thủ được huấn luyện đặc biệt mới có thể làm được.



Trước ngày 14/2, quan chức Malaysia đã chứng thực, trước khi đăng ký xuất cảnh tại sân bay Kualalumpur, Kim Jong-nam nói với các nhân viên sân bay rằng ai đó đã tấn công ông “từ phía sau” và xịt một chất lỏng vào mặt, khiến ông đau đớn không chịu được.

Kim Jong-nam, năm nay 46 tuổi, là con trai trưởng của Kim Jong il, từng nhận được nhiều kỳ vọng trở thành người kế thừa quyền lực. Tuy nhiên từ khi Kim Jong-un lên nắm quyền, ông đã sống lưu vong ở nước ngoài.

Tháng 1/2012, khi trả lời phỏng vấn của kí giả Nhật Bản, Kim cho biết mình kịch liệt phản đối chính sách của Kim Jong-un, đồng thời cũng có dự đoán rằng thể chế Triều Tiên sẽ sớm sụp đổ.

Việc Kim Jong nam bị ám sát, phản ánh cục diện chính trị Trung – Triều có biến

Từ sớm, Nhật báo Triều Tiên của Hàn Quốc dẫn lời các nhân sĩ từ chính phủ Hàn Quốc rằng, từ sau khi Kim Jong-un lên nắm quyền, những thân tín bên cạnh ông liền bắt đầu lên kế hoạch “tiêu diệt” Kim Jong-nam. Tuy nhiên, ĐCSTQ đã cảnh cáo “ở địa bàn của ĐCSTQ quyết không được động đến Kim Jong-nam”. Thế nên, Kim Jong-un không dám tùy tiện đắc tội với ĐCSTQ, khiến kế hoạch ám sát bị phá sản.


Tổ chức tình báo Hàn Quốc phân tích, chính quyền ĐCSTQ đương thời cho rằng Kim Jong-nam còn có giá trị lợi dụng, vì thế trong thời gian lưu lại Trung Quốc ông ta được chính quyền bảo hộ, phía Trung Quốc cũng chuyển đến Triều Tiên lập trường này. Vì thế, Kim Jong-nam và những “Thái tử Đảng” của chính quyền cấp cao Trung Quốc có mối giao tình rất thân. Hơn nữa phía ĐCSTQ dự tính, nếu chính quyền Triều Tiên sụp đổ sẽ lập tức để Kim Jong-nam ra mặt tiếp nhận.

Theo truyền thông Nhật Bản, trong năm 2012, trong lúc chú dượng của Kim Jong-un là Jang Song-thaek đến Trung Quốc, cùng Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo mật đàm về việc để Kim Jong-nam thay cho Kim Jong-un. Tuy nhiên, tin tức bị tiết lộ khiến Jang Song-thaek chết thảm. Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc đưa tin, năm 2013, sau cái chết của Jang Song-thaek, đã có người dự đoán người tiếp theo Kim Jong Un muốn diệt trừ đó là Kim Jong-nam.

Theo nhiều nguồn tin, từ lúc lên nắm quyền, Kim Jong-un từng nhiều lần phái người ám sát Kim Jong-nam.

Trang Phượng Hoàng, được xem là CCTV thứ hai của ĐCSTQ, ngày 14/2 đã đưa ra bình luận, trước đây Kim Jong-un muốn diệt trừ anh trai của mình, người có quyền kế thừa cao nhất và duy nhất có thể tiếm quyền lãnh đạo Triều Tiên.

Từ xưa đến nay, chính quyền gia tộc Kim luôn bị phe Giang Trạch Dân của ĐCSTQ điều khiển, mối quan hệ mật thiết giữa những quan chức cấp cao thuộc phe Giang là Chu Vĩnh Khang, Tăng Khánh Hồng, Trương Đức Giang, Lưu Vân Sơn và gia tộc Kim không ngừng được phanh phui.

Một số báo chí và các nhà phân tích đều chỉ rõ việc các quan chức cao cấp tập đoàn Giang đều có liên quan đến sự phát triển vũ khí hạt nhân ở Triều Tiên. Thời điểm những lần Triều Tiên thử nghiệm vũ khí hạt nhân, đều có liên quan mật thiệt đến các động thái của cục diện chính trị giữa Hồ – Tập và phe phái Giang ở Trung Quốc.

Chính quyền hiện thời của ĐCSTQ cảnh cáo Kim Jong-un “Ở địa bàn của ĐCSTQ, quyết không được động đến Kim Jong-nam”. Hẳn là ĐCSTQ vì muốn điều khiển chính quyền Kim Jong-un ở Triều Tiên để đạt được nhận thức chung trong nội bộ đảng, cũng cho chính quyền Kim Jong-un một ranh giới bất khả xâm phạm.

Tuy nhiên theo những tin tức không ngừng được công bố, trước sau việc Kim Jong-un lên nắm quyền, đã nhiều lần có ảnh hưởng mật thiết với phe Giang thường ủy Chu Vĩnh Khang và Lưu Vân Sơn, tác động qua lại lẫn nhau: Chính quyền Kim Jong-un luôn bị phe Giang điều khiển, trở thành quân cờ phản công, chuyên làm rối tình hình chính quyền Tập đương nhiệm. Còn Kim Jong-nam thì được Hồ – Tập bảo hộ, giúp đỡ, trở thành lốp xe dự phòng tiếp nhận khống chế chính quyền Kim Jong-un của Triều Tiên.

Vụ việc Kim Jong-nam bị ám sát có nghĩa là chính quyền Kim Jong-un đã vượt qua làn ranh đỏ, đồng thời nhận thức chung trong nội bộ ĐCSTQ đã bị phá bỏ, điều phản ánh ra chính là thay đổi đột biến của màn cân não Tập – Giang trong nội bộ ĐCSTQ và cục diện chính trị Triều Tiên.




Theo Epochtimes.com

tini
02-16-2017, 08:11 PM
Đằng sau vụ Kim Jong-nam bị ám sát (P2): Mỹ – Trung – Hàn liên thủ, chính quyền Kim Jong-un giãy chết



Truyền thông Hàn Quốc vào ngày 14/2 đã dẫn nguồn tin cấp chính phủ về việc anh trai của Kim Jong-un là Kim Jong-nam bị hai nữ sát thủ dùng “kim độc” sát hại. Đằng sau sự kiện này là “tử kiếp” mà lãnh đạo Triều Tiên sắp phải đối mặt.


http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/BbgN5s-20170216-dang-sau-vu-kim-jong-nam-bi-am-sat-p2-my-trung-han-lien-thu-chinh-quyen-kim-jong-un-giay-chet.jpg

Triều Tiên đã tiến hành lần thứ 6 thử nghiệm vũ khí hạt nhân dưới mặt đất và chuẩn bị phóng tên lửa xuyên lục địa. Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, sự phát triển về kỹ thuật vũ khí hạt nhân của Triều Tiên tạo nên sự uy hiếp nghiêm trọng đến sự an toàn của Mỹ, và nước Mỹ bày tỏ sự cảnh giác đối với vấn đề này. (Ảnh: Daily Express)
Kim Jong-nam, năm nay 46 tuổi, là con trai trưởng của Kim Jong il, từng nhận được nhiều kỳ vọng trở thành người kế thừa quyền lực. Tuy nhiên từ khi Kim Jong-un lên nắm quyền, ông đã sống lưu vong ở nước ngoài.

Các thông tin và phân tích trong bài trước cho thấy vụ việc Kim Jong-nam bị ám sát có nghĩa là chính quyền Kim Jong-un đã vượt qua làn ranh đỏ mà liên minh Tập – Hồ của ĐCSTQ vạch ra, theo đó nhận thức chung trong nội bộ ĐCSTQ đã bị phá bỏ, điều phản ánh ra chính là thay đổi đột biến của màn cân não Tập – Giang trong nội bộ ĐCSTQ và cục diện chính trị Triều Tiên.

Bên cạnh đó, chuyển biến từ chính quyền của ông Trump cũng cho thấy dấu hiệu mới về những đột biến trên chính trường Triều Tiên.

Tín hiệu Mỹ – Hàn cùng với Tập Cận Bình giải quyết chính quyền Kim Jong-un càng ngày càng mạnh mẽ

Kim Jong-nam bị ám sát, vừa đúng lúc ngày trước, Trung- Mỹ hướng đến mối quan hệ mẫn cảm khác thường, cùng với thời điểm 2 phe Giang – Tập đấu đá gia tăng cao độ trước sau năm mới.

Trước 1 ngày Kim Jong-nam bị ám sát, khi lãnh đạo cấp cao Mỹ và Nhật gặp gỡ tại Florida; và ngày 12/2, từ Tây Bắc Bộ, gần Kusong, bắc Pyongan, Triều Tiên đã phóng đến biển Nhật Bản 1 quả “tên lửa Pukguksong-2″, một loại tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Ngày 13/2, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã tổ chức một hội nghị khẩn cấp, nhất trí thông qua việc cảnh cáo Triều Tiên có thể đối mặt với bản tuyên bố truyền thông về việc áp dụng “biện pháp trừng phạt mạnh mẽ tiếp theo” nhằm vào chính quyền Bình Nhưỡng.

Viện tình báo Hàn Quốc phân tích rằng, Triều Tiên đã tiến hành lần thứ 6 thử nghiệm vũ khí hạt nhân dưới mặt đất và chuẩn bị phóng tên lửa xuyên lục địa. Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, sự phát triển về kỹ thuật vũ khí hạt nhân của Triều Tiên tạo nên sự uy hiếp nghiêm trọng đến sự an toàn của Mỹ, và nước Mỹ bày tỏ sự cảnh giác đối với vấn đề này.

Ngày 13/2, Tổng thống Donald Trump phát biểu trước hội ký giả, bày tỏ nhận định rằng, Triều Tiên là một vấn đề lớn, Mỹ sẽ dùng thái độ “vô cùng cứng rắng” để đáp trả.

Ông Trump nói: “Rất rõ ràng, Triều Tiên là một vấn đề lớn, chúng ta sẽ có biện pháp vô cùng cứng rắn đối với họ (Triều Tiên)”.

Trước đây vào ngày 8/2, Tổng thống Mỹ đã gửi công hàm trao đổi với Tập Cận Bình. Ngày 9/2, ông Trump lại cùng Tập Cận Bình điện đàm trực tiếp, theo đó khẳng định ông chấp thuận chính sách “Một Trung Quốc” của ông Tập.

Nhà Trắng cho biết cuộc điện đàm giữa ông Trump và Tập Cận Bình kéo dài rất lâu và “hết sức thẳng thắn thành khẩn”, theo đó ông Trump dưới yêu cầu của Tập đã đồng ý thừa nhận chính sách “Một Trung Quốc”.

Theo truyền thông Đại lục, hai bên đã đồng ý duy trì mối quan hệ mật thiết, kịp thời trao đổi ý kiến, gia tăng hợp tác giao lưu trên các lĩnh vực, cũng mong chờ đến “sớm ngày gặp gỡ”.

Vấn đề bán đảo Triều Tiên là đề tài thảo luận chính trong mối ngoại giao Mỹ – Châu Á Thái Bình Dương, cũng là một trong những vấn đề then chốt trong mối quan hệ Mỹ – Trung. Việc ông Trump và ông Tập mật thiết với nhau, tỏ thái độ tăng cường hợp tác giao lưu trên các lĩnh vực cho thấy hai người rất có thể hướng đến được một thỏa thuận nhất định về vấn đề Triều Tiền và chính quyền Kim Jong-un.


Ông Trump trước và sau khi nhậm chức đã thề sẽ có lập trường cứng rắn hơn đối với Triều Tiên. Ông chỉ trích ĐCSTQ trong vấn đề Triều Tiên đã không thể hiện trọn vẹn và “không có tác dụng tích cực”, đồng thời biểu thị rằng sẽ tạo áp lực lên ĐCSTQ, khiến cho họ phải gia tăng ảnh hưởng.

Đầu tháng 1/2017, tờ Daily Star của Anh đưa tin, Kim Jong-un là kẻ thù đau đầu nhất của Hàn Quốc, và nước này sẽ dùng đội quân cảm tử lập kế hoạch diệt trừ bạo chúa có thể điều khiển đầu đạn hạt nhân này vào trước hoặc cuối năm 2017.

Người đưa tin cao cấp Hàn Quốc tiết lộ, Mỹ đang ủng hộ chiến lược “trảm” chính phủ Triều Tiên. Theo Hàn Quốc, trong kế hoạch trước mắt, quân đặc nhiệm Mỹ sẽ trở thành một bộ phận người lãnh đạo trong bộ chỉ huy cuộc vận động phản đối Kim Jong-un.

Ngay hôm 15/1, Giáo sư Trương Liễn Khôi, tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế trường đảng Trung ương ĐCSTQ tại Hội quan sát học giả Tân Xuân, mạng Dunjiao đã phát ngôn, năm nay bán đảo Triều Tiên rất có khả năng xảy ra chuyện. Bởi sau khi ông Trump nhậm chức, có thể khẳng định là ông sẽ vứt bỏ chiến lược nhẫn nại 8 năm được thực thi vào thời Obama. Mỹ sẽ yêu cầu Triều Tiên kiểm tra toàn diện, không được nghịch chuyển việc trừ bỏ vũ khí hạt nhân.

Trương Liễn Khôi cho rằng, có thể suy xét thấy, rất có thể nửa đầu năm nay, Mỹ sẽ đàm phám với chính phủ Triều Tiên; và nếu đàm phán bất thành thì rất có thể vào nửa cuối năm nay hoặc nửa đầu năm sau, Mỹ sẽ có động thủ với Triều Tiên. Bước tiếp theo của ông Trump là nếu thật sự phải ra tay thì đối với Bắc Kinh mà nói sẽ là một khảo nghiệm cực lớn.

Trương Liễn Khôi từ năm 1989 đã bắt đầu đảm nhiệm chức giáo sư tại trường đảng trung ương, là một chuyên gia về Triều Tiên; ông được xem là một trong những người thuộc phái cứng rắn muốn tăng cường chế tài đối với Triều Tiên. Đáng chú ý là, Tập Cận Bình trong lúc đảm nhiệm chức Phó Chủ tịch nước kiêm hiệu trưởng trường đảng trung ương, thì thuộc cấp cũ ở trường đảng những năm gần đây liên tiếp thay cho ông Tập lên tiếng; nhiều người được trọng dụng.

Tập Cận Bình lên nắm chính quyền gần 5 năm đến nay, áp dụng chính sách đối xử với Triều Tiên không giống với thời của phe Giang Trạch Dân và ĐCSTQ trước đây, ông bắt đầu giữ một khoảng cách đối với Triều Tiên, cho đến nay vẫn không gặp mặt Kim Jong -un.

Ngày 6/1/2016, Triều Tiên công bố thành công trong việc tiến hành thử nghiệm lần đầu bom Hy-dro; ngày 7/2, Bắc Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa; khiến xã hội quốc tế kịch liệt lên án, chính quyền đương thời của Tập Cận Bình cũng kịch liệt phản hồi việc thử nghiệm của Triều Tiên. Ngày 9/2, Diêm Học Thông, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Đương đại Đại học Thanh Hoa cho hay, chính quyền của ông Tập đã không coi Triều Tiên là đồng minh.

Sau đó, nhằm vào vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, chính quyền Tập và Mỹ, Hàn đã triển khai cùng nhau hợp tác, áp dụng chế tài đối với Triều Tiên.

Những biểu hiện kể trên cho thấy, Trung, Mỹ, Hàn, 3 bên trong 3 năm qua đã liên thủ xử lý chính quyền Kim Jong-un, cục diện chính trị Triều Tiên đại biến sắp tới, Kim Jong-un sẽ gặp phải nguy cơ sinh tử.

Vào thời khắc mẫn cảm Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo thì Kim Jong-nam, người có nhiều khả năng thay Kim Jong-un tiếp quản chính quyền Triều Tiên, bị ám sát.

Điều này rõ ràng ẩn hiện sự phản công giãy chết của Kim Jong-un.

Trong lúc tập đoàn Giang Trạch Dân gặp phải tai họa ngập đầu, Triều Tiên một lần nữa lại phóng tên lửa đạn đạo

Đáng chú ý chính là, đầu năm 2016, chính quyền Kim Jong-un tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân; đầu năm 2017, Kim Jong-un phóng tên lửa đạn đạo, Kim Jong-nam bị ám sát; động thái của chính quyền Kim Jong-un đều đúng dịp sau năm mới, trước giờ khai mạc lưỡng hội của ĐCSTQ, trong lúc chính quyền đương thời Trung Quốc với hai phe Tập – Giang đang đấu trí cao độ.

Đầu năm 2016, Tập Cận Bình lần đầu để ngôn luận “Thái tử đảng” được công khai, lấy “đả hổ” mục tiêu nhắm trực tiếp đến Giang Trạch Dân. Năm 2017, trước sau năm mới Trung Quốc, ĐCSTQ họp mặt chúc Tết, thường ủy thuộc phe cánh Giang và Tập phân liệt, quyết đấu công khai. Sau đó, phe Tập dẫn phát bất ngờ làm bùng nổ kì án Tiêu Kiến Hoa, đả kích mục tiêu hướng đến gia tộc cấp cao phe Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng, Giả Khánh Lâm, Lưu Vân Sơn, Trương Đức Giang, Lý Lam Thanh…

Trong lúc tập đoàn Giang Trạch Dân đang gặp phải tai họa ngập đầu, chính quyền Kim Jong-un lại lần nữa phóng tên lửa đạn đạo, tuyên bố rằng về cơ bản đã hoàn thành việc phát triển vũ khí hạt nhân.

Với tư cách là đồng minh về hệ ý thức với ĐCSTQ, chính quyền Kim Jong-un mang vũ khí hạt nhân đe dọa; theo đó thể chế 2 nhân tố ĐCSTQ sẽ buộc chặt chính quyền đương cục Tập Cận Bình. Song song đó, việc ám sát Kim Jong-nam cho thấy tập đoàn Giang Trạch Dân đã điều khiển chính quyền Kim Jong-un đột phá làn ranh đỏ, thỏa thuận bên trong ĐCSTQ đã bị đánh vỡ, trở thành một dấu hiệu cho sự sụp đổ cục diện chính trị Tập – Giang.

Cuộc đấu Giang – Tập đã đến điểm then chốt. Trước đại hội 19, tập đoàn Giang Trạch Dân vốn đã thiếu quá nhiều nợ máu ắt chỉ có thể được ăn cả ngã về không, không từ thủ đoạn nào để phản công ở bước đường cùng, mưu đồ nhằm trì hoãn vận mệnh bị thanh toán. Đối mặt với sự phản công giãy giụa của phe Giang, trong nước phe Tập đã lường trước đẩy nhanh việc tẩy trừ đánh trả phe Giang.

Ngoài nước, chính quyền Tập cùng với Mỹ, Hàn, Nhật liên thủ tăng cường chế tài đối với Triều Tiên. Những hành động điên cuồng của Kim Jong Un rất có thể làm tăng nhanh hành động trảm thủ của Mỹ – Hàn đối với Triều Tiên; mà những hành động điên cuồng của những nhân vật hậu trường, Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng… cũng sẽ gia tăng tiến độ đến đích của việc bị thanh toán triệt để.

Theo Epochtimes.com