sophienguyen
02-15-2017, 01:14 AM
Chuyện cổ Phật gia: Nói lời ác tổn thương người phải nhận báo ứng
Nhiều người ngày nay không còn chú ý giữ gìn lời nói, dễ dàng hoặc thậm chí cố tình dùng lời nói để sát thương người khác. Họ không biết rằng ác khẩu sẽ gây ra tội nghiệp mà bản thân sau này nhất định phải hoàn trả, như câu chuyện Phật giáo dưới đây.
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/skaUsI-20170214-chuyen-co-phat-gia-noi-loi-ac-ton-thuong-nguoi-phai-nhan-bao-ung.jpg
Chú khỉ thành kính dâng mật lên Đức Phật. (Ảnh: Internet)
Ngày xưa trong thành Xá Vệ có một người giàu, tên gọi là Sư Chất, đã hơn 40 tuổi rồi mà chưa có con. Hai vợ chồng rất lo lắng, đến nhà một thầy bói xin bốc một quẻ bói xem sau này có sinh được đứa con trai hay con gái nào không? Nhưng họ vô cùng thất vọng nghe thầy bói trả lời rằng suốt đời họ sẽ không có con.
Sư Chất nghe thế không chịu tin, lại đi tìm một ông thầy tướng số khác, cao tay ấn hơn, nhiều kinh nghiệm hơn xin bốc quẻ. Lạ thay, vị thầy tướng này vốn được mọi người tôn kính và khen ngợi là bói linh như thần, lại cũng làm cho Sư Chất thất vọng. Sư Chất đi về mà lòng phiền muộn, bỗng sực nhớ đến bậc đại thánh Thích Ca Mâu Ni, tự nghĩ: “Đức Phật là bậc Nhất thiết trí, không có gì là Ngài không biết, không có gì là Ngài không hiểu, tại sao ta lại không đến gặp Ngài xin chỉ giáo?”
Nghĩ đến đây ông bèn nhắm hướng Kỳ Viên tịnh xá mà đi. Cung kính lễ đức Phật xong, ông chắp tay nói: “Bạch Đức Thế Tôn Đại bi, xin Ngài thương xót chúng sinh ngu si mà chỉ giáo: con có chút ưu tư, năm nay đã hơn 40 mà chưa có đứa con trai nối dõi, đó là do nhân duyên gì, cúi xin đức Phật khai thị”.
Đức Phật trả lời: “Không lâu nữa ông sẽ có một đứa con trai, vừa có phúc lại vừa có đức, chỉ có điều là khi nó vừa lớn nó sẽ xin xuất gia”. Nghe tin này Sư Chất rất đỗi vui mừng, thành tâm đảnh lễ chân Phật, rồi thỉnh cầu: “Cầu xin Thế Tôn và chư tăng cho phép chúng con được cúng dường vào trưa mai, để chúng con được kết thêm thiện duyên và trồng chủng tử vào ruộng phước của Như Lai”.
Hôm sau ông dẫn đầu gia nhân, chân thành cúng dường những món ăn thức uống ngon lành đẹp mắt nhất. Đức Phật nhận lễ xong, thuyết một thời pháp rồi dẫn tăng nhân quay về tịnh xá. Đi được nửa đường, đức Phật và chư tăng ngồi dưới một gốc cây bên bờ sông nghỉ ngơi. Bỗng từ trên cây, một con khỉ nhảy xuống xin mượn bình bát của đức Phật. Nó ôm bình bát chạy đi thật xa rồi quay về, trong bình bát chứa đầy mật ngọt. Nó dùng hai tay kính cẩn dâng bình bát lên đức Phật, Ngài nhận lấy và chia cho chư tăng dùng, để con khỉ được nhiều phúc đức. Con khỉ thấy thế mừng rỡ nhảy nhót.
Không lâu sau nó đến ngày tận số, đầu thai làm người, sinh vào nhà của Sư Chất. Vợ chồng Sư Chất đặt tên con là Mật Thắng. Thời gian vùn vụt trôi mau như tên bắn, hơn mười năm trôi qua như trong nháy mắt, Mật Thắng nay đã lớn khôn. Chú bé chán ngán chuyện thế tục, xin phép cha mẹ cho mình được xuất gia, cha mẹ hết sức vui mừng mà trả lời: “Lúc con chưa ra đời, đức Phật đã biết sẽ có ngày hôm nay. Bây giờ con muốn xuất gia, cha mẹ rất vui. Không bao giờ cha mẹ ngăn chặn con một cách vô lý”.
Được cha mẹ cho phép rồi, Mật Thắng đến Kỳ Viên tịnh xá xin xuất gia với đức Phật. Nhờ có tiền duyên, Mật Thắng tu thành chính quả rất mau. Một hôm, thầy đang trên đường đi độ hóa với các bạn đồng tu, cảm thấy vừa nóng vừa khát lạ thường, ai nấy đều ao ước có một cái gì uống. Mật Thắng bèn cầm bát tung lên trời rồi sau đó dùng hai tay tiếp lấy bát trở về.
Bấy giờ trong bát đựng đầy mật ngọt, Mật Thắng bèn chia cho các chư tăng giải khát. Về tới tinh xá, một vị tăng nhân đi tìm đức Phật xin thỉnh giáo: “Trong quá khứ Mật Thắng đã tu được phúc đức gì mà bây giờ bất cứ lúc nào, ở đâu cũng có thể có đường và mật?”.
Phật đáp: “Các ngươi có nhớ cách đây rất lâu, có một con khỉ đã mượn chiếc bát đi lấy đầy mật để dâng lên Phật và chúng tăng hay không? Vì thiện tâm đó, nên khi chết nó đã được chuyển kiếp làm người, và vì người đó thành tâm, tiến cúng nước mật, nên bây giờ bất cứ lúc nào cũng có thể có được mật.”
Nghe Phật nói xong, chúng tăng lại hỏi: “Thưa Phật, vậy kiếp trước của Mật Thăng vì lí do gì lại bị đày làm khỉ ạ?”
Lúc này có rất nhiều đệ tử đều vây quanh Phật, Phật nhìn một lượt các hoà thượng, chậm rãi nói: “Mật Thăng bị đày thành kiếp khỉ, là việc của 500 năm trước, đó là khi Phật Ca Diệp Như Lai còn tại thế. Khi đó có một vị hoà thượng trẻ tuổi, tình cờ trông thấy một hoà thượng khác nhảy qua một con suối nhỏ, liền cười nói trông bộ dạng hoà thượng kia cứ như con khỉ, do đó đã phạm vào tội ác khẩu và bị đày làm kiếp khỉ. Sau đó hoà thượng đó đã nhận ra tội lỗi của mình, đã sám hối với vị hoà thượng kia để không bị đày xuống địa ngục chịu tội. Cũng vì cái kết duyên đó, con khỉ mới có thể gặp được Phật, kiếp này mới nhanh chóng thành chính quả như vậy.”
Nghe Phật nói xong, chư vị hoà thượng đều đã hiểu ra: Chỉ một câu nói ác khẩu, cũng có thể gây nên nghiệp chướng quả báo sau này. Rất nhiều người khi dùng lời lẽ không hay làm tổn thương người khác đều biện lý do là vì ngay thẳng: “Tôi rất thẳng thắn, có sao nói vậy”.
Vấn đề này rất nghiêm trọng, thế giới này vốn không hoàn mỹ, nếu có thể có sao nói vậy, thì kể từ giờ đến sau này, liệu có thể lấy cái thẳng thắn để lôi khuyết điểm của từng người ra mà mắng một trận hay không?
Thế gian đều là những người mang đầy nghiệp, nên dùng cách thương xót để đối xử với những người ấy, chứ không phải mắng mỏ đả kích họ. Mắng người khác chính là mắng bản thân mình, huỷ hoại thanh danh của người khác cũng chính là huỷ hoại danh tiếng của chính mình. Vì thế, khi nói đến thiếu sót của người khác thì phải cẩn thận, nếu không cần thiết thì tốt nhất đừng tuỳ tiện nói ra. Nói đùa và ác khẩu, sớm muộn cũng sẽ nhận quả báo.
Tổng hợp
Nhiều người ngày nay không còn chú ý giữ gìn lời nói, dễ dàng hoặc thậm chí cố tình dùng lời nói để sát thương người khác. Họ không biết rằng ác khẩu sẽ gây ra tội nghiệp mà bản thân sau này nhất định phải hoàn trả, như câu chuyện Phật giáo dưới đây.
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/skaUsI-20170214-chuyen-co-phat-gia-noi-loi-ac-ton-thuong-nguoi-phai-nhan-bao-ung.jpg
Chú khỉ thành kính dâng mật lên Đức Phật. (Ảnh: Internet)
Ngày xưa trong thành Xá Vệ có một người giàu, tên gọi là Sư Chất, đã hơn 40 tuổi rồi mà chưa có con. Hai vợ chồng rất lo lắng, đến nhà một thầy bói xin bốc một quẻ bói xem sau này có sinh được đứa con trai hay con gái nào không? Nhưng họ vô cùng thất vọng nghe thầy bói trả lời rằng suốt đời họ sẽ không có con.
Sư Chất nghe thế không chịu tin, lại đi tìm một ông thầy tướng số khác, cao tay ấn hơn, nhiều kinh nghiệm hơn xin bốc quẻ. Lạ thay, vị thầy tướng này vốn được mọi người tôn kính và khen ngợi là bói linh như thần, lại cũng làm cho Sư Chất thất vọng. Sư Chất đi về mà lòng phiền muộn, bỗng sực nhớ đến bậc đại thánh Thích Ca Mâu Ni, tự nghĩ: “Đức Phật là bậc Nhất thiết trí, không có gì là Ngài không biết, không có gì là Ngài không hiểu, tại sao ta lại không đến gặp Ngài xin chỉ giáo?”
Nghĩ đến đây ông bèn nhắm hướng Kỳ Viên tịnh xá mà đi. Cung kính lễ đức Phật xong, ông chắp tay nói: “Bạch Đức Thế Tôn Đại bi, xin Ngài thương xót chúng sinh ngu si mà chỉ giáo: con có chút ưu tư, năm nay đã hơn 40 mà chưa có đứa con trai nối dõi, đó là do nhân duyên gì, cúi xin đức Phật khai thị”.
Đức Phật trả lời: “Không lâu nữa ông sẽ có một đứa con trai, vừa có phúc lại vừa có đức, chỉ có điều là khi nó vừa lớn nó sẽ xin xuất gia”. Nghe tin này Sư Chất rất đỗi vui mừng, thành tâm đảnh lễ chân Phật, rồi thỉnh cầu: “Cầu xin Thế Tôn và chư tăng cho phép chúng con được cúng dường vào trưa mai, để chúng con được kết thêm thiện duyên và trồng chủng tử vào ruộng phước của Như Lai”.
Hôm sau ông dẫn đầu gia nhân, chân thành cúng dường những món ăn thức uống ngon lành đẹp mắt nhất. Đức Phật nhận lễ xong, thuyết một thời pháp rồi dẫn tăng nhân quay về tịnh xá. Đi được nửa đường, đức Phật và chư tăng ngồi dưới một gốc cây bên bờ sông nghỉ ngơi. Bỗng từ trên cây, một con khỉ nhảy xuống xin mượn bình bát của đức Phật. Nó ôm bình bát chạy đi thật xa rồi quay về, trong bình bát chứa đầy mật ngọt. Nó dùng hai tay kính cẩn dâng bình bát lên đức Phật, Ngài nhận lấy và chia cho chư tăng dùng, để con khỉ được nhiều phúc đức. Con khỉ thấy thế mừng rỡ nhảy nhót.
Không lâu sau nó đến ngày tận số, đầu thai làm người, sinh vào nhà của Sư Chất. Vợ chồng Sư Chất đặt tên con là Mật Thắng. Thời gian vùn vụt trôi mau như tên bắn, hơn mười năm trôi qua như trong nháy mắt, Mật Thắng nay đã lớn khôn. Chú bé chán ngán chuyện thế tục, xin phép cha mẹ cho mình được xuất gia, cha mẹ hết sức vui mừng mà trả lời: “Lúc con chưa ra đời, đức Phật đã biết sẽ có ngày hôm nay. Bây giờ con muốn xuất gia, cha mẹ rất vui. Không bao giờ cha mẹ ngăn chặn con một cách vô lý”.
Được cha mẹ cho phép rồi, Mật Thắng đến Kỳ Viên tịnh xá xin xuất gia với đức Phật. Nhờ có tiền duyên, Mật Thắng tu thành chính quả rất mau. Một hôm, thầy đang trên đường đi độ hóa với các bạn đồng tu, cảm thấy vừa nóng vừa khát lạ thường, ai nấy đều ao ước có một cái gì uống. Mật Thắng bèn cầm bát tung lên trời rồi sau đó dùng hai tay tiếp lấy bát trở về.
Bấy giờ trong bát đựng đầy mật ngọt, Mật Thắng bèn chia cho các chư tăng giải khát. Về tới tinh xá, một vị tăng nhân đi tìm đức Phật xin thỉnh giáo: “Trong quá khứ Mật Thắng đã tu được phúc đức gì mà bây giờ bất cứ lúc nào, ở đâu cũng có thể có đường và mật?”.
Phật đáp: “Các ngươi có nhớ cách đây rất lâu, có một con khỉ đã mượn chiếc bát đi lấy đầy mật để dâng lên Phật và chúng tăng hay không? Vì thiện tâm đó, nên khi chết nó đã được chuyển kiếp làm người, và vì người đó thành tâm, tiến cúng nước mật, nên bây giờ bất cứ lúc nào cũng có thể có được mật.”
Nghe Phật nói xong, chúng tăng lại hỏi: “Thưa Phật, vậy kiếp trước của Mật Thăng vì lí do gì lại bị đày làm khỉ ạ?”
Lúc này có rất nhiều đệ tử đều vây quanh Phật, Phật nhìn một lượt các hoà thượng, chậm rãi nói: “Mật Thăng bị đày thành kiếp khỉ, là việc của 500 năm trước, đó là khi Phật Ca Diệp Như Lai còn tại thế. Khi đó có một vị hoà thượng trẻ tuổi, tình cờ trông thấy một hoà thượng khác nhảy qua một con suối nhỏ, liền cười nói trông bộ dạng hoà thượng kia cứ như con khỉ, do đó đã phạm vào tội ác khẩu và bị đày làm kiếp khỉ. Sau đó hoà thượng đó đã nhận ra tội lỗi của mình, đã sám hối với vị hoà thượng kia để không bị đày xuống địa ngục chịu tội. Cũng vì cái kết duyên đó, con khỉ mới có thể gặp được Phật, kiếp này mới nhanh chóng thành chính quả như vậy.”
Nghe Phật nói xong, chư vị hoà thượng đều đã hiểu ra: Chỉ một câu nói ác khẩu, cũng có thể gây nên nghiệp chướng quả báo sau này. Rất nhiều người khi dùng lời lẽ không hay làm tổn thương người khác đều biện lý do là vì ngay thẳng: “Tôi rất thẳng thắn, có sao nói vậy”.
Vấn đề này rất nghiêm trọng, thế giới này vốn không hoàn mỹ, nếu có thể có sao nói vậy, thì kể từ giờ đến sau này, liệu có thể lấy cái thẳng thắn để lôi khuyết điểm của từng người ra mà mắng một trận hay không?
Thế gian đều là những người mang đầy nghiệp, nên dùng cách thương xót để đối xử với những người ấy, chứ không phải mắng mỏ đả kích họ. Mắng người khác chính là mắng bản thân mình, huỷ hoại thanh danh của người khác cũng chính là huỷ hoại danh tiếng của chính mình. Vì thế, khi nói đến thiếu sót của người khác thì phải cẩn thận, nếu không cần thiết thì tốt nhất đừng tuỳ tiện nói ra. Nói đùa và ác khẩu, sớm muộn cũng sẽ nhận quả báo.
Tổng hợp