PDA

View Full Version : Bật mí về 6 trường hợp sử dụng cơ thể của người hiến xác



sophienguyen
02-07-2017, 02:29 AM
Bật mí về 6 trường hợp sử dụng cơ thể của người hiến xác



Hiến xác là nghĩa cử cao đẹp không mấy xa lạ với con người. Vậy sau khi hiến xác cơ thể của người hiến tặng sẽ được sử dụng như thế nào?
Hiến tặng cơ thể mình cho khoa học là nghĩa cử không mấy xa lạ và ngày càng được con người sử dụng nhiều. Trên thế giới, hàng năm có hàng nghìn ca hiến xác cho khoa học. Hiến tặng cơ thể là một công việc đáng trân trọng của những cá nhân dũng cảm và biết hy sinh vì cộng đồng. Vậy, khi bạn hiến xác cho khoa học, cơ thể của bạn sẽ được sử dụng như thế nào? Bài viết sau sẽ bật mí cho các bạn.
1. Cấy ghép nội tạng

Cấy ghép nội tạng trường hợp có xác suất xảy ra nhiều nhất khi các bạn hiến tặng cơ thể cho khoa học. Theo ước tính, mỗi năm có hàng trăm nghìn người có nhu cầu cấy ghép nội tạng. Do vậy, hiến xác là một phương cách tuyệt vời để cứu sống hàng trăm ngàn người.
2. Phục vụ giảng dạy y khoa


http://img.khoahoc.tv/photos/image/2017/02/06/giai-phau.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2017/02/06/giai-phau.jpg)
Đây cũng là một trường hợp có xác suất lớn xảy ra. Chúng ta đều biết, trước khi được bắt tay vào chăm sóc bệnh nhân và nghiên cứu thì các y bác sĩ cần phải được trải qua quá trình học hỏi, thực hành trên những tử thi.
Theo đó, xác được chọn phục vụ cho y học phải từ 18 tuổi trở lên, thật nguyên vẹn, không bị bệnh béo phì và bệnh truyền nhiễm. Sau 2 năm sử dụng, xác sẽ được hỏa táng và trao trả cho gia đình.
3. Phục vụ trại nghiên cứu cơ thể người

Ở Đại họcTennessee, người ta dành ra 1/3 phần đất để treo các xác chết trong những điều kiện khác nhau. Sau đó các bác sĩ pháp y và nhân viên thuộc các cơ quan thực thi pháp luật trong tương lai sẽ đến nghiên cứu sự thay đổi của tử thi các thời kì thông qua điều kiện khí hậu khác nhau.
4. Trở thành hiện vật trưng bày trong các viện bảo tàng


http://img.khoahoc.tv/photos/image/2017/02/06/vat-trung-bay.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2017/02/06/vat-trung-bay.jpg)
Trên thế giới, có rất nhiều bảo tàng trưng bày những hiện vật sinh học. Điển hình như bảo tàng Mutter nằm ở Philadelphia, Pennsylvania (khoảng 150 tuổi) trưng bày hơn 25.000 mẫu giải phẫu và mẫu sinh học khác nhau từ người đến sinh vật, trong đó có cả bộ não của những nhà bác học lỗi lạc như Einstein.
Những đóng góp này sẽ giúp khách tham quan có nhìn đa dạng hơn về sinh học và chính cơ thể con người của chúng ta.
5. Thử nghiệm va chạm

Đây là một điều rất hữu ích trong việc chế tạo các sản phẩm về giao thông để đảm bảo an toàn cho thân chủ khi sử dụng. Ý tưởng này xuất phát từ việc một nhà nghiên cứu thử thả một xác chết vào trục thang máy để thử nghiệm lực va đập. Và sau đó công ty Ford đã sử dụng các xác chết để nghiên cứu các hệ thống dây đeo an toàn của xe hơi. Họ đã gắn các cảm biến trên các xác chết để khu biệt vị trí và đo lực khi va chạm.
6. Là thành viên trong bộ sưu tập xương


http://img.khoahoc.tv/photos/image/2017/02/06/bo-suu-tap-xuong.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2017/02/06/bo-suu-tap-xuong.jpg)
Hiện nay, Tennessee thiết lập hẳn một bộ sưu tập xương với hơn 1.000 bộ xương thuộc nhiều lứa tuổi và dân tộc khác nhau. Các bộ xương này được hiến tặng đa phần từ chương trình hiến tặng xương WM Bass Donated Skeletal Collection bắt đầu từ năm 1981 và được sử dụng để nghiên cứu khoa học như quá trình chuyển đổi từ sinh quyển sang thạch quyển.




Theo ĐSPL