giahamdzui
02-01-2017, 01:59 AM
Du khách 7 nước gặp khó khi nhập cảnh Mỹ
https://gdb.voanews.com/876FA8F8-3406-4A8F-AA16-A70D75EFB1E0_w987_r1_s.jpg
Một người phụ nữ mừng mẹ của cô sau khi cô từ Dubai đến Mỹ tại Sân bay Quốc tế John F. Kennedy, New York, 28/1/2017.
WASHINGTON —
Giới hữu trách tại các phi trường Mỹ bắt đầu thực thi sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump nhắm ngăn chặn khủng bố vào Hoa Kỳ. Mấy trăm hành khách bị giữ lại ở phi trường khi họ đáp máy bay đến Mỹ hôm thứ Bảy và Chủ nhật. Một làn sóng biểu tình chống đối bùng lên ở Mỹ và ở nước ngoài. Lệnh hành pháp của Tổng thống Trump chỉ nhắm vào 7 nước là Iraq, Syria, Iran, Yemen, Sudan, Libya và Somalia, và không cho phép công dân từ 7 nước đó nhập cảnh Hoa Kỳ.
Nhiều hành khách từ 7 nước nêu trên không được lên các chuyến bay đến Mỹ.
Ông Nail Zain, một hành khách mang hộ chiếu Syria không được cho lên chuyến bay đến Los Angeles tại phi trường Ataturk ở thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ hôm Chủ nhật. Thị thực nhập cảnh Mỹ của ông mới có hiệu lực được hai ngày cũng chẳng giúp ích gì cho ông. Ông nói:
"Vợ và con trai tôi đang ở Mỹ. Con trai tôi có quốc tịch Mỹ. Chúng tôi mong chờ ngày được đoàn tụ suốt hai năm qua. Cuối cùng khi tôi được cấp thị thực, thì họ lại cấm người mang hộ chiếu Syria như tôi đến Mỹ."
Bà Fatma Abul Qassem, quốc tịch Sudan, phải quay trở lại Sudan sau khi giới hữu trách ở Qatar không cho bà lên máy bay đến Mỹ:
"Tôi nghĩ quyết định đó của Tổng thống Trump là bất công với người Hồi giáo và công dân Sudan. Nếu nước Mỹ bảo vệ nhân quyền, họ cũng phải xét đến các quyền của chúng tôi."
Những người được phép thường trú hợp pháp ở Mỹ, hay còn gọi là người có thẻ xanh, từ 7 nước này không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm nhập cảnh tạm thời này. Nhưng những ai đã đi ra khỏi nước Mỹ trong lúc sắc lệnh này được ban hành nay đang lo sợ không trở về lại Mỹ được.
Bà Bayan Ahmed, người Iraq, nói:
"Cháu tôi vừa từ Mỹ về thăm nhà. Cháu tôi trước đây là một thông dịch viên cho Mỹ ở Iraq và được cấp quy chế tị nạn ở Mỹ. Bây giờ cháu gái tôi đang lo sợ không biết có được phép trở về Mỹ hay bị bác theo lệnh nại lý do ngăn chặn khủng bố này."
Chủ tịch Quốc hội Iran, ông Ali Larijani, hôm Chủ nhật gọi lệnh cấm nhập cảnh này là “phân biệt chủng tộc.”
"Để tên Iran trên danh sách nại cớ lo ngại về những hành động khủng bố nghe như là một trò đùa. Iran đã kiên quyết chống khủng bố suốt mấy năm qua không phải là một bí mật, và sau đó còn có nhiều nước tham gia với Iran chống khủng bố."
Còn tại Israel, nước thù địch của Iran lâu nay, nhiều người biểu tình tập trung trước Ðại sứ quán Mỹ ở Tel Aviv hôm Chủ nhật để lên tiếng phản đối lệnh hành pháp của Tổng thống Trump.
Tòa Bạch Ốc bảo vệ quyết định thực thi lệnh cấm nhập cảnh này, và cho biết trong 325.000 người đến Hoa Kỳ hôm thứ Bảy, chỉ có 109 người bị tạm giữ.
https://www.youtube.com/watch?v=lgTtEieCWnI
VOA
https://gdb.voanews.com/876FA8F8-3406-4A8F-AA16-A70D75EFB1E0_w987_r1_s.jpg
Một người phụ nữ mừng mẹ của cô sau khi cô từ Dubai đến Mỹ tại Sân bay Quốc tế John F. Kennedy, New York, 28/1/2017.
WASHINGTON —
Giới hữu trách tại các phi trường Mỹ bắt đầu thực thi sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump nhắm ngăn chặn khủng bố vào Hoa Kỳ. Mấy trăm hành khách bị giữ lại ở phi trường khi họ đáp máy bay đến Mỹ hôm thứ Bảy và Chủ nhật. Một làn sóng biểu tình chống đối bùng lên ở Mỹ và ở nước ngoài. Lệnh hành pháp của Tổng thống Trump chỉ nhắm vào 7 nước là Iraq, Syria, Iran, Yemen, Sudan, Libya và Somalia, và không cho phép công dân từ 7 nước đó nhập cảnh Hoa Kỳ.
Nhiều hành khách từ 7 nước nêu trên không được lên các chuyến bay đến Mỹ.
Ông Nail Zain, một hành khách mang hộ chiếu Syria không được cho lên chuyến bay đến Los Angeles tại phi trường Ataturk ở thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ hôm Chủ nhật. Thị thực nhập cảnh Mỹ của ông mới có hiệu lực được hai ngày cũng chẳng giúp ích gì cho ông. Ông nói:
"Vợ và con trai tôi đang ở Mỹ. Con trai tôi có quốc tịch Mỹ. Chúng tôi mong chờ ngày được đoàn tụ suốt hai năm qua. Cuối cùng khi tôi được cấp thị thực, thì họ lại cấm người mang hộ chiếu Syria như tôi đến Mỹ."
Bà Fatma Abul Qassem, quốc tịch Sudan, phải quay trở lại Sudan sau khi giới hữu trách ở Qatar không cho bà lên máy bay đến Mỹ:
"Tôi nghĩ quyết định đó của Tổng thống Trump là bất công với người Hồi giáo và công dân Sudan. Nếu nước Mỹ bảo vệ nhân quyền, họ cũng phải xét đến các quyền của chúng tôi."
Những người được phép thường trú hợp pháp ở Mỹ, hay còn gọi là người có thẻ xanh, từ 7 nước này không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm nhập cảnh tạm thời này. Nhưng những ai đã đi ra khỏi nước Mỹ trong lúc sắc lệnh này được ban hành nay đang lo sợ không trở về lại Mỹ được.
Bà Bayan Ahmed, người Iraq, nói:
"Cháu tôi vừa từ Mỹ về thăm nhà. Cháu tôi trước đây là một thông dịch viên cho Mỹ ở Iraq và được cấp quy chế tị nạn ở Mỹ. Bây giờ cháu gái tôi đang lo sợ không biết có được phép trở về Mỹ hay bị bác theo lệnh nại lý do ngăn chặn khủng bố này."
Chủ tịch Quốc hội Iran, ông Ali Larijani, hôm Chủ nhật gọi lệnh cấm nhập cảnh này là “phân biệt chủng tộc.”
"Để tên Iran trên danh sách nại cớ lo ngại về những hành động khủng bố nghe như là một trò đùa. Iran đã kiên quyết chống khủng bố suốt mấy năm qua không phải là một bí mật, và sau đó còn có nhiều nước tham gia với Iran chống khủng bố."
Còn tại Israel, nước thù địch của Iran lâu nay, nhiều người biểu tình tập trung trước Ðại sứ quán Mỹ ở Tel Aviv hôm Chủ nhật để lên tiếng phản đối lệnh hành pháp của Tổng thống Trump.
Tòa Bạch Ốc bảo vệ quyết định thực thi lệnh cấm nhập cảnh này, và cho biết trong 325.000 người đến Hoa Kỳ hôm thứ Bảy, chỉ có 109 người bị tạm giữ.
https://www.youtube.com/watch?v=lgTtEieCWnI
VOA