PDA

View Full Version : Tù nhân Đặng Xuân Diệu được đi Pháp 'chữa bệnh'



duyanh
01-13-2017, 01:26 PM
Tù nhân Đặng Xuân Diệu được đi Pháp 'chữa bệnh'




http://ichef.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/147E7/production/_93534938_da5dafeb-72ec-4d54-838a-bec3cbefef31.jpg


Một buổi thắp nến cầu nguyện cho Đặng Xuân Diệu và các tù nhân lương tâm

Tin cho hay, tù nhân Đặng Xuân Diệu, một trong những 'thanh niên Công giáo', được đưa từ trại giam Xuyên Mộc đến sân bay Tân Sơn Nhất để đi Pháp 'chữa bệnh' hôm 12/1.

Bị bắt hôm 30/7/2011, ông là một trong 14 bị cáo bị Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An kết án tù hồi 1/2013 với tội danh Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự.

Đặng Xuân Diệu, 37 tuổi, bị án 13 năm tù giam và 5 năm quản chế tại địa phương.

Ông và các bị cáo bị buộc tội hoạt động cho đảng Việt Tân mà chính quyền trong nước liệt vào dạng tổ chức khủng bố.

Nguồn tin của BBC cho hay chuyến bay của ông Diệu cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất lúc 23:40 hôm 12/1.

Cùng ngày, trả lời BBC từ Nghệ An, ông Đặng Xuân Hà, anh ruột của Đặng Xuân Diệu nói: "Gia đình vui mừng vì Diệu đã ra khỏi nhà tù cộng sản."

"Tuy vậy, có một nỗi buồn là mẹ tôi 70 tuổi, muốn gặp con trai trước khi nó đi mà không được."

"Lúc 10:00 hôm nay công an gọi điện nói cho phép gia đình gặp Diệu tại trại giam Xuyên Mộc vào lúc 11:00 thì không có cách nào để người nhà từ Nghệ An vào kịp."

'Khoan hồng'

"Phía EU đã gọi điện báo trước cho gia đình từ cách đây một tháng nhưng không nói lý do."

"Còn phía công an Nghệ An thì bảo gia đình rằng đây là sự khoan hồng."

14 bị cáo ở Nghệ An lãnh án tù nhiều năm

Xuân này họ không về

Vụ thanh niên Công giáo: cầu cứu sứ quán

Kêu gọi thả thanh niên Công giáo

Ông Hà nói thêm: "Trong gần 5 năm rưỡi bị giam cầm mà Diệu không mắc bệnh mới là chuyện lạ."

"Gia đình lo ngại Diệu mắc các bệnh thần kinh, dạ dày."

Ông cũng cho hay là trong thời gian Diệu bị tù, gia đình không được gặp mặt hoặc nhận thư từ Diệu, mà chỉ có thể gửi đồ tiếp tế.

"Trước khi bị giam ở Xuyên Mộc, Diệu đã bị chuyển trại từ TP Hồ Chí Minh, đến Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa", ông Hà nói với BBC.
Hôm 12/1, nhà hoạt động Paulus Lê Văn Sơn, cựu tù nhân cũng trong vụ 'thanh niên Công giáo' nói với BBC từ TP Hồ Chí Minh: "Tôi vui mừng khi thấy Đặng Xuân Diệu là người thứ 12 trong vụ 14 'thanh niên Công giáo' được ra tù." [Hai người tù còn lại là Hồ Đức Hòa đang chịu án 13 năm, Nguyễn Đặng Minh Mẫn - 8 năm]

"Cùng đồng hành với Diệu từ năm 2009, tôi nhận thấy anh ấy là người có phẩm chất, lòng yêu nước mãnh liệt."

"Diệu từng nói với tôi trước khi cả hai vào tù rằng nếu có thể thì người đấu tranh nên ở lại Việt Nam, còn nếu điều kiện không cho phép thì ở bất cứ nơi đâu cũng có thể hoạt động được miễn là mình có lý tưởng."

duyanh
01-13-2017, 01:28 PM
'Không được đón Đặng Xuân Diệu' ở sân bay Pháp?



http://ichef.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/1081F/production/_93551676_84e28570-9216-4943-967c-49aa1bed9eb1.jpg
Một số người ra đón Đặng Xuân Diệu tại sân bay Charles de Gaulle nhưng không gặp được



Luật sư Trịnh Hội trả lời BBC về trường hợp Nguyễn Văn Đài, Trần Huỳnh Duy Thức... nhân trường hợp tù nhân Đặng Xuân Diệu, một trong những 'thanh niên Công giáo', được đi Pháp 'chữa bệnh' hôm 12/1 nhưng một nhóm nhà hoạt động đã không được vào đón.
Hôm 13/1, một số người ra đón Đặng Xuân Diệu tại sân bay Charles de Gaulle, Paris, Pháp nhưng không gặp được ông.

Sau đó, Đảng Việt Tân đưa cáo buộc "chính quyền Pháp thông báo phía Việt Nam không muốn có bất cứ cuộc đón tiếp của người Việt nào ở đây với tù nhân Đặng Xuân Diệu vừa được phóng thích, nếu có đến thì cũng không được tụ tập chào đón, quay phim".

Đặng Xuân Diệu là một trong 14 bị cáo bị Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An kết án 13 năm tù giam hồi 1/2013 với tội danh Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự.

Hôm 13/1, trả lời BBC, Luật sư Trịnh Hội, giám đốc điều hành tổ chức VOICE, cho hay:

"Cách đây khoảng vài tuần, bên EU có chủ động liên lạc với chi nhánh của chúng tôi ở châu Âu để nhờ đứng ra làm giấy tờ bảo trợ cho Đặng Xuân Diệu qua Pháp định cư."

Chọn lựa đi hay ở của tù nhân lương tâm là phải để chính họ trả lời. Chúng ta không có quyền phán xét.
Luật sư Trịnh Hội

"Chúng tôi đã vui vẻ nhận lời. Mục tiêu hoạt động của chúng tôi rất đơn giản: thúc đẩy việc bảo vệ nhân quyền và xây dựng xã hội dân sự Việt Nam."

"Khi bên EU liên lạc với chúng tôi về việc bảo trợ cho Đặng Xuân Diệu thì điều mà chúng tôi quan tâm đến nhất là tình trạng sức khỏe của ông ấy cũng như việc ông liên tục bị ngược đãi trong tù."

"Việc ông Diệu hoặc một tù nhân lương tâm khác có thuộc tổ chức hay đảng phái nào không thành vấn đề."

"Miễn là các hoạt động của họ đang thúc đẩy cho một Việt Nam tốt đẹp hơn."

"Cũng cần nói ngay VOICE là một tổ chức nhỏ, phi chính phủ, phi lợi nhuận đang cùng các tổ chức khác tranh đấu cho một nước Việt Nam dân chủ và nhân bản hơn."

"Trong đó bao gồm việc kêu gọi trả tự do cho hơn 100 tù nhân lương tâm hiện đang bị cầm tù."


http://ichef-1.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/21A7/production/_93551680_e0fa5618-0e27-4154-9ce6-a42a60eebc7e.jpg
Luật sư Trịnh Hội (bìa phải) và bà Vũ Minh Khánh (vợ luật sư bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Đài, thứ ba, phải qua) trong một chuyến vận động

Luật sư cũng cho biết thêm: "Hiện tại, chúng tôi tiếp tục vận động các nước Mỹ, Úc, Canada, và EU để những tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Đài, Trần Huỳnh Duy Thức, Đinh Nguyên Kha... sớm được tự do."

"Trường hợp của luật sư Nguyễn Văn Đài cũng tương tự như ông Trần Huỳnh Duy Thức. Cả hai chỉ muốn được thả vô điều kiện chứ không phải đi tỵ nạn ở một nước thứ ba."

"Lúc tôi đi vận động ở Mỹ và châu Âu với bố của ông Duy Thức hay với vợ của luật sư Đài thì cả hai cũng đều nói vậy."
"Họ chỉ mong là các nước sẽ làm áp lực để người thân của họ được thả ra."

'Tôn trọng lựa chọn cá nhân'

Trả lời câu hỏi của BBC, "Ông nghĩ sao về chọn lựa ở lại hay đi khỏi Việt Nam của tù nhân lương tâm?" ông Trịnh Hội đáp: "Tôi nghĩ đây là câu hỏi mà trước tiên và quan trọng nhất là phải để chính người tù nhân lương tâm đó trả lời."

"Và chúng ta phải thật sự tôn trọng quyết định của họ. Là những người ở bên ngoài, chúng ta không hiểu hoàn cảnh của họ ra sao và càng không có quyền phán xét."

"Đi khỏi Việt Nam hay ở lại tùy vào hoàn cảnh của mỗi người và nếu cho mình là những người hoạt động thì bất kỳ ở nơi nào, họ vẫn có thể tiếp tục hoạt động."

"Ông Điếu Cày và bà Tạ Phong Tần là những thí dụ điển hình."

"Nếu chỉ nói riêng về hành động thả tù nhân lương tâm của nhà cầm quyền, ý kiến của tôi là càng có nhiều người được thả càng tốt."
"Tự điều ấy sẽ nói lên những điều khoản lố bịch trong Bộ luật Hình sự Việt Nam cũng như cả hệ thống tư pháp."

"Phiên này thì xử 7 năm, phiên khác 10 năm, 13 năm. Vài năm sau họ lại buộc phải thả tù nhân vì bị áp lực của cộng đồng quốc tế."
"Nếu bạn là tôi thì bạn nghĩ sao?", ông Trịnh Hội hỏi lại.


BBC