PDA

View Full Version : Sự mâu thuẩn của Xã hội Việt Nam



duyanh
01-07-2017, 01:03 PM
Sự mâu thuẩn của Xã hội Việt Nam



http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ListenerForum/corresponding-reply-010817-ha-01062017094340.html/000_HKG2005020760659.jpg/@@images/84141baf-be21-491e-8486-04655af7a564.jpeg (http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ListenerForum/corresponding-reply-010817-ha-01062017094340.html/000_HKG2005020760659.jpg/@@images/84141baf-be21-491e-8486-04655af7a564.jpeg)

Mô hình những chú gà biểu tượng cho năm Dậu 2005 tại trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh.

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ListenerForum/corresponding-reply-010817-ha-01062017094340.html/trao-doi-thu-tin-ngay-01.08.2017


Thế là chúng ta vừa bước sang năm mới 2017 được tròn một tuần lễ và người Việt khắp nơi có lẽ cũng nôn nao chào đón ngày Tết Nguyên Đán năm Đinh Dậu đang đến rất gần với những lời nguyện cầu và hy vọng không chỉ cho bản thân, gia đình mà còn ước mong cho “quốc thái-dân an”.

Mong muốn phát triển

Có thể nói Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kể từ khi tuyên thệ nhậm chức lãnh đạo trong vai trò người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cách nay 6 tháng đã thể hiện mong muốn đất nước nhanh chóng phát triển. Và ngay những ngày cuối cùng của tháng 12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc càng tỏ rõ mục tiêu “dân giàu-nước mạnh” trong năm mới khi ông liên tiếp phát biểu với hàm ý sẽ có nhiều cải cách xóa bỏ những thể chế lỗi thời kìm hãm phát triển cũng như cần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật qua các sự kiện quan trọng được tổ chức vào dịp cuối năm 2016.

Thưa Thủ tướng, xin hãy dừng lại ngay các khỏan vay để tránh nợ công đến mức cao trào rồi vỡ nợ thì chế độ sẽ ra sao? Là người dân, tôi thấy Việt Nam mình ngày càng xuống dốc không phanh, đang đà lao xuống vực thẳm. Tan hoang đất nước mất thôi!
-Thính giả Nguyễn Thanh Long

Trong tuần đầu tiên của năm 2017, Hòa Ái ghi nhận rất nhiều khán thính giả và độc giả Đài Á Châu Tự Do đặc biệt quan tâm đến chủ trương và lời tuyên bố vừa nêu của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Một số thính giả chia sẻ với Ban Việt ngữ rằng cảm thấy phấn khởi khi nghe Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong mỗi chuyến thăm và làm việc với lãnh đạo địa phương đều khẳng định như mệnh lệnh là “Đà Nẵng phải trở thành thành phố độc nhất vô nhị không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới”, “Quảng Ninh là đầu tàu kinh tế phát triển mạnh nhất cả nước trong nhiệm kỳ này”, “Bình Dương phải thành đầu tàu mạnh nhất dẫn dắt sự phát triển kinh tế của cả nước và khu vực Đông Nam Bộ”…

Tuy nhiên, cũng có không ít thính giả đặt câu hỏi đất nước Việt Nam sẽ thay đổi và phát triển bằng cách nào trong bối cảnh mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xác nhận “nợ công sát trần cho phép, và nếu tính đủ thì có thể đã vượt trần”? Thính giả Bình Trần thể hiện sự lo lắng qua lời tâm sự với Ban Việt ngữ RFA rằng quốc gia đang bị nợ nhiều, nhưng lại không làm ra tiền thì trả nợ thế nào cho được? Trong khi đó, thính giả Nguyễn Thanh Long lại muốn nói với Thủ tướng Việt Nam:

“Thưa Thủ tướng, xin hãy dừng lại ngay các khỏan vay để tránh nợ công đến mức cao trào rồi vỡ nợ thì chế độ sẽ ra sao? Là người dân, tôi thấy Việt Nam mình ngày càng xuống dốc không phanh, đang đà lao xuống vực thẳm. Tan hoang đất nước mất thôi!”

Một quốc gia muốn thay đổi, muốn phát triển không thể chỉ bằng những lời tuyên bố suông. Đây là ý kiến của thính giả Hằng Nguyễn. Và theo thính giả Nguyễn Bá thì một quốc gia thịnh vượng không thể thiếu những nhân tài. Đồng quan điểm với hai vị thính giả này, rất nhiều thính giả RFA trong tuần qua chú ý và thảo luận xoay quanh hiện trạng trí thức trong nước thất nghiệp tràn lan cũng như hiện tượng “chảy máu chất xám” ngày càng trầm trọng và Việt Nam không thu hút được trí thức người Việt ở nước ngoài về nước làm việc.

Phát triển bằng cách nào?


http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ListenerForum/corresponding-reply-010817-ha-01062017094340.html/3917ea84-5025-4490-bcf7-7a44e42a00fc-400.jpg/image


Sinh viên cầm bằng cử nhân mới nhận tại Hà Nội ngày 20 tháng 11 năm 2014. AFP photo

“Nhân tài trong nước thất nghiệp quá nhiều mà lại kêu gọi nhân tài ngoài nước về làm việc, thật mâu thuẫn cho cái thực tế của xã hội đất nước Việt Nam.”

“Trí thức trong nước thất nghiệp cũng phải thôi. Muốn làm việc cho cơ quan nhà nước thì phải ‘hồng hơn chuyên’. Đây là lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Còn muốn làm việc cho các công ty tư nhân hay công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì không có năng lực, kỷ thuật, tay nghề vì 100% sinh viên phải học các học thuyết Mác-Lê-Mao-Hồ hết phân nửa thời gian của đại học rồi.”

“Nếu còn tình trạng con ông cháu cha, quy trình lý lịch và đồng tiền đi trước thì nhân tài sẽ không được sử dụng. Xã hội vẫn tiếp tục đầy dẫy những người ngu dốt bất tài ngồi ghế lãnh đạo, do được tuyển dụng đúng quy trình gia đình và lý lịch, hay chạy chức và chạy quyền…thì làm sao còn chỗ cho những người giỏi thật sự được tuyển dụng?”

“Ngay cả hiện nay chẳng có cán bộ nàotrong nước mà không muốn cho con em đi du học cả. Các du sinh trong khi còn đang học đã tìm mọi cách để định cư kể cả dùng tiền bạc tham nhũng của cha mẹ họ.”

“100% những người có con đi du học mà tôi gặp, họ đều có xu hướng muốn động viên con cái họ tìm việc hoặc kết hôn với động cơ ở lại nước ngoài, không về Việt Nam nữa. Họ coi việc phải quay về Việt Nam sau khi du học là một thất bại to lớn, sau khi đã bỏ ra số tiền khủng để đưa con đi du học. Riêng cá nhân tôi cũng động viên các em du sinh hãy tìm cách ở lại nước ngoài vì Việt Nam không phải là môi trường phát triển cho trí thức một cách công bằng thực sự. Ở Việt Nam thì phải theo nguyên tắc ‘nhất hậu duệ-nhì quan hệ-ba tiền tệ-bốn trí tuệ-năm mặc kệ’.”

“Đã là nhân tài, là trí thức thì về Việt Nam làm gì và đóng góp cái gì? Các lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng đều là tiến sĩ hết đó, không phải sao? Vậy còn cần chi chất xám, nhân tài nữa?”

Một vài ý kiến của thính giả là những người có tâm nguyện trở về Việt Nam đóng góp cho nước nhà:

“Việt Nam thu hút nhân tài không khó. Nhưng điều quan trọng là có tôn trọng ý kiến của họ không? Hay lúc nào cũng bịt miệng họ lại? Thậm chí kết tội họ phản động khi họ chân thành, thẳng thắn góp ý xây dựng?”

“Đừng nói những người trí thức ở hải ngoại tại sao không về góp phần xây dựng đất nước? Trong khi ai cũng có tình cảm quê hương, ai cũng muốn góp chút tài năng trí tuệ của mình cho dân tộc Việt Nam. Nói thực tế, bởi vì người ta quá ngán ngẫm với chế độ do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Chính ở tại Việt Nam, thiếu gì người có tài năng, có đạo đức, có tâm huyết với đất nước…nhưng không phải đảng viên, không biết bè phái phe cánh thì những người này chỉ biết ngậm ngùi đau xót nhìn những kẻ có quyền lực hằng ngày gặm nhấm tài sản của đất nước, tàn phá nền kinh tế của Việt Nam một cách có hệ thống.”

Tiên trách kỷ-hậu trách nhân’, Đảng Cộng sản Việt Nam nên nhìn lại chính mình. Đất có lành thì chim mới đậu. Phát triển quốc gia phải thu hút nhân tài, phải có chiến lược thực tiễn chứ không thể quyết tâm quyết liệt bằng mồm được đâu, thưa Ngài Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc!
-Thính giả Hoàng Huy

“Điều nầy thì các quan chức rõ hơn ai hết, chứ có ai mà nói tôi không nhớ quê hương đất nước tôi? Tại vì các lãnh đạo Việt Nam dùng luật để trị dân không trị quan. Người dân không tiếng nói, có làm có đóng góp cho xã hội nhưng tất cả đều vào túi của nhóm lợi ích chia nhau. Quan dưới nuôi quan trên, tiêu xài be bét, tham nhũng tràn lan. Lên tiếng chống tham nhũng thì bị trù dập, mang thiệt vào thân.”

“Vấn đề không phải ở chính sách ưu đãi. Đã có học thức, có hiểu biết thì không thể nào sống và thở nỗi trong một thể chế độc tài chính trị với một chính quyền quyền lực thay vì là năng lực. Kiến thức của các học giả sẽ dễ bị vô hiệu hóa bất cứ lúc nào nếu vô tình đi ngược lại ý Đảng. Họ không thể về và sẽ chẳng hình dung nổi họ có thể trở về.”

“Khi nào chính quyền Việt Nam đối xử tử tế với người dân trong nước thì tức khắc sẽ thu hút được người tài từ khắp nơi đổ về. Còn nếu ngược lại thì sẽ tiếp tục chứng kiến nhân tài trong nước ra đi.”

“Chúng tôi sẽ về khi không còn thể chế cộng sản tại Việt Nam.”

“Tiên trách kỷ-hậu trách nhân’, Đảng Cộng sản Việt Nam nên nhìn lại chính mình. Đất có lành thì chim mới đậu. Phát triển quốc gia phải thu hút nhân tài, phải có chiến lược thực tiễn chứ không thể quyết tâm quyết liệt bằng mồm được đâu, thưa Ngài Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc!”

Hòa Ái xin lưu ý Ban Việt ngữ đã thay đổi số điện thoại dành cho quý thính giả tại Hoa Kỳ để nghe các chương trình phát thanh của đài. Số điện thoại mới là số 605-477-9616. Quý thính giả sau khi bấm vào dãy số vừa nêu, quý vị bấm thêm số 1 để nghe chương trình phát thanh của Ban Việt ngữ, Đài RFA.

Quý thính giả Đài á Châu Tự Do trên toàn thế giới cũng có thể nghe các chương trình phát thanh bằng điện thoại di động một cách dễ dàng và bất cứ lúc nào qua RFA Mobile Streamer App. Quý vị có thể sử dụng RFA Mobile Streamer App, miễn phí cho cả IOS và Android. Quý thính giả cũng có thể chia sẻ các chương trình phát thanh ưa thích qua email, twitter, facebook, Google + và các công cụ mạng xã hội khác.

Ban Việt ngữ luôn mong mỏi quý khán thính giả cùng độc giả đóng góp ý kiến về các vấn đề quý vị quan tâm. Quý vị có thể liên lạc qua email tại địa chỉ vietweb@rfa.org hoặc hoaai@rfa.org, hoặc qua hộp thư thoại tại số 202-530-7775.




https://www.youtube.com/watch?v=FQqKamyPwRs


Hòa Ái, RFA
2017-01-07