duyanh
01-06-2017, 01:50 PM
Khủng bố IS ngày càng kiệt quệ vì không được trả lương
Theo 1 nguồn tin đáng tin cậy cho biết hiện kinh tế của nhà nước Hồi Giáo IS đang ngày càng gặp khó khi giá dầu giảm mạnh. Suốt thời gian qua hàng trăm nghin binh sĩ IS không có lương vì bị cắt giảm. Điều này đã khiến họ phải làm 1 số việc giúp người dân thoát khỏi thành phố để có tiền.Do các nguồn thu nhập từ dầu mỏ sụt giảm mạnh, IS không còn tiền mặt để trả cho các chiến binh.
Nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS đã thông báo ngừng trả lương cho các chiến binh của mình ở Mosul, Iraq.
http://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=980670&d=1483700326
Telegraph ngày 5/1 dẫn lời người dân ở Mosul cho hay, do các nguồn thu nhập từ dầu mỏ sụt giảm mạnh, IS không còn tiền mặt để trả cho các chiến binh.Trước đó, theo các dữ liệu thu thập được, IS trả thù lao cho các chiến binh thánh chiến khoảng 350 USD mỗi tháng. Ước tính nhóm này có khoảng 100.000-200.000 chiến binh tại Iraq và Syria.
Tuy nhiên, khi tổ chức không còn khả năng trả lương, các chiến binh IS bắt đầu tìm cách kiếm tiền bằng cách nhận tiền hối lộ của những người dân Mosul muốn rời thành phố. Số tiền IS nhận hối lộ cho mỗi hoạt động này ít nhất là 25.000 dinar (khoảng 420.000 VNĐ).
Khoảng 100.000 người đã trốn thoát khỏi Mosul kể từ khi chiến dịch giải phóng thành phố bắt đầu hồi tháng 10/2016. Nhưng ước tính khoảng 1 triệu người vẫn còn đang bị kẹt ở đây.
IS cấm họ rời thành phố để sử dụng như lá chắn sống ngăn bước tiến và các hoạt động giải phóng của lực lượng an ninh Iraq.
Thực phẩm đã trở nên khan hiếm và nhiều khu phố không còn có nước hoặc điện. Tại các khu vực khác, mọi thứ trở nên đắt đỏ. Trong khi đó, IS đã cố kiếm thêm thu nhập bằng cách tăng giá tiền điện và trả các khoản khác từ 6 tháng trước.Một người dân địa phương nói với Telegraph rằng IS vẫn còn nhiều thực phẩm và vật tư dự trữ nhưng không chia sẻ chúng cho người dân.
Gánh nặng tài chính có thể là kết quả của hoạt động tăng cường không kích các cơ sở hạ tầng dầu mỏ của IS tại Syria và Iraq cũng như cuộc tấn công mạnh mẽ nhằm vào các vị trí của nhóm này ở hai quốc gia trên trong những tháng gần đây.
Chính phủ Iraq, với sự hỗ trợ của liên quân quốc tế và người Kurd, đã mở chiến dịch giải phóng thành phố Mosul từ ngày 17/10/2016.
Đây là thành phố lớn thứ 2 của Iraq và đã bị IS chiếm quyền kiểm soát trong năm 2014 và biến thành thủ phủ của cái gọi là Nhà nước Caliphate.
Haider al-Abadi, Thủ tướng Iraq, hứa rằng lực lượng của ông sẽ đánh bại IS ở Mosul vào cuối năm 2016, nhưng sau đó các chỉ huy chiến dịch thừa nhận rằng họ đã ngạc nhiên trước sự kháng cự của IS.
Hàng trăm dân thường đã bị giết kể từ khi chiến dịch bắt đầu, theo số liệu của Liên Hợp Quốc. Con số thương vong ở phía lực lượng Iraq, theo các ước tính chưa được chính phủ nước này xác nhận, lên tới 20-30%.
Số lượng lớn người dân ở Mosul đã làm chậm tốc độ tiến quân của lực lượng giải phóng. Trong 10 tuần qua, quân đội Iraq mới chỉ giải phóng được 70% khu vực phía đông Mosul và phần khó khăn nhất của chiến dịch vẫn chưa tới.
Theo Telegraph
Theo 1 nguồn tin đáng tin cậy cho biết hiện kinh tế của nhà nước Hồi Giáo IS đang ngày càng gặp khó khi giá dầu giảm mạnh. Suốt thời gian qua hàng trăm nghin binh sĩ IS không có lương vì bị cắt giảm. Điều này đã khiến họ phải làm 1 số việc giúp người dân thoát khỏi thành phố để có tiền.Do các nguồn thu nhập từ dầu mỏ sụt giảm mạnh, IS không còn tiền mặt để trả cho các chiến binh.
Nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS đã thông báo ngừng trả lương cho các chiến binh của mình ở Mosul, Iraq.
http://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=980670&d=1483700326
Telegraph ngày 5/1 dẫn lời người dân ở Mosul cho hay, do các nguồn thu nhập từ dầu mỏ sụt giảm mạnh, IS không còn tiền mặt để trả cho các chiến binh.Trước đó, theo các dữ liệu thu thập được, IS trả thù lao cho các chiến binh thánh chiến khoảng 350 USD mỗi tháng. Ước tính nhóm này có khoảng 100.000-200.000 chiến binh tại Iraq và Syria.
Tuy nhiên, khi tổ chức không còn khả năng trả lương, các chiến binh IS bắt đầu tìm cách kiếm tiền bằng cách nhận tiền hối lộ của những người dân Mosul muốn rời thành phố. Số tiền IS nhận hối lộ cho mỗi hoạt động này ít nhất là 25.000 dinar (khoảng 420.000 VNĐ).
Khoảng 100.000 người đã trốn thoát khỏi Mosul kể từ khi chiến dịch giải phóng thành phố bắt đầu hồi tháng 10/2016. Nhưng ước tính khoảng 1 triệu người vẫn còn đang bị kẹt ở đây.
IS cấm họ rời thành phố để sử dụng như lá chắn sống ngăn bước tiến và các hoạt động giải phóng của lực lượng an ninh Iraq.
Thực phẩm đã trở nên khan hiếm và nhiều khu phố không còn có nước hoặc điện. Tại các khu vực khác, mọi thứ trở nên đắt đỏ. Trong khi đó, IS đã cố kiếm thêm thu nhập bằng cách tăng giá tiền điện và trả các khoản khác từ 6 tháng trước.Một người dân địa phương nói với Telegraph rằng IS vẫn còn nhiều thực phẩm và vật tư dự trữ nhưng không chia sẻ chúng cho người dân.
Gánh nặng tài chính có thể là kết quả của hoạt động tăng cường không kích các cơ sở hạ tầng dầu mỏ của IS tại Syria và Iraq cũng như cuộc tấn công mạnh mẽ nhằm vào các vị trí của nhóm này ở hai quốc gia trên trong những tháng gần đây.
Chính phủ Iraq, với sự hỗ trợ của liên quân quốc tế và người Kurd, đã mở chiến dịch giải phóng thành phố Mosul từ ngày 17/10/2016.
Đây là thành phố lớn thứ 2 của Iraq và đã bị IS chiếm quyền kiểm soát trong năm 2014 và biến thành thủ phủ của cái gọi là Nhà nước Caliphate.
Haider al-Abadi, Thủ tướng Iraq, hứa rằng lực lượng của ông sẽ đánh bại IS ở Mosul vào cuối năm 2016, nhưng sau đó các chỉ huy chiến dịch thừa nhận rằng họ đã ngạc nhiên trước sự kháng cự của IS.
Hàng trăm dân thường đã bị giết kể từ khi chiến dịch bắt đầu, theo số liệu của Liên Hợp Quốc. Con số thương vong ở phía lực lượng Iraq, theo các ước tính chưa được chính phủ nước này xác nhận, lên tới 20-30%.
Số lượng lớn người dân ở Mosul đã làm chậm tốc độ tiến quân của lực lượng giải phóng. Trong 10 tuần qua, quân đội Iraq mới chỉ giải phóng được 70% khu vực phía đông Mosul và phần khó khăn nhất của chiến dịch vẫn chưa tới.
Theo Telegraph