giavui
11-11-2010, 04:09 AM
Chỉ vì sợ con đi vệ sinh bậy bạ ra nhà, quậy phá hàng xóm mà gần một năm nay, vợ chồng ông Phú đã xích cô con gái 14 tuổi bị động kinh của mình bên gốc nhãn, ăn ở như con vật, mặc nắng mưa hành hạ, không ai chăm sóc…
Cô bé Rơ Châm Thúy (14 tuổi, làng Kách, xã Ia Khươl, huyện Chư Păh, Gia Lai) là con thứ 2 trong gia đình nông dân nghèo có 4 anh em. Bố Thúy là ông Lê Văn Phú (39 tuổi, người Kinh), mẹ là bà Rơ Châm H’Dắt (35 tuổi, người dân tộc J’rai).
http://i56.tinypic.com/16huveb.jpg" border="0"
Thúy bị xích gần một năm nay bên gốc nhãn, cứ vật vã mặc cho nắng mưa xối vào người
4 anh chị em Thúy ai cũng học giỏi, năm nào cũng có giấy khen của trường. Thúy cũng vậy, em học rất giỏi, năng động và xinh xắn. Cứ ngỡ em sẽ có một tương lai tốt đẹp. Nhưng cách đây khoảng hai năm, Thúy bắt đầu có nhiều biểu hiện lạ, thỉnh thoảng lên cơn co giật, sùi bọt mép và ngã xuống đất. Ông Phú đã đưa con đi khám chữa ở nhiều bệnh viện; các bác sĩ nói em bị bệnh động kinh; uống thuốc hoài không khỏi.
Sau một thời gian chữa chạy cho con không kết quả, bố mẹ Thúy đành bỏ mặc em cho căn bệnh hành hạ. Hàng ngày họ phải lên rẫy từ sáng cho tới chiều tối. Thúy ở nhà có lúc lên cơn ngã lăn ra bất cứ chỗ nào trên đường làng. “Có hôm nó ngã lăn ở ngoài ngã ba, dân làng đến gọi bố nó cõng về, nhưng bố nó không ra cõng”, bà ngoại Thúy kể.
http://i51.tinypic.com/24mf96g.jpg" border="0"
Thúy đã từng là một học sinh tiên tiến
Vài tháng sau, trong một lần sắp lên cơn, Thúy đã lấy một chiếc điện thoại của người hàng xóm đập hỏng. Từ đó Thúy bị chính mẹ đẻ của mình mua một dây xích sắt dài khoảng 2m xích vào gốc cây nhãn.
Cô bé bị xích như vậy suốt gần một năm nay, dưới gốc nhãn, không mái che, mặc gió mưa hành hạ. Lý giải chuyện xích con, ông Phú nói: “Để nó đi lang thang, nó lấy đồ của hàng xóm làm hư như vậy chúng tôi lấy đâu ra tiền đền cho người ta”.
http://i55.tinypic.com/59x1fk.jpg" border="0"
Thúy (áo đen) khi còn là một bé gái khỏe mạnh trong một bức ảnh chụp cùng gia đình
Thúy sống bên gốc nhãn với cuộc sống không phải của con người. Lúc lên cơn động kinh Thúy ngã vật vã ngay tại gốc nhãn. Tất cả từ ăn uống, vệ sinh tiêu tiểu cũng tại gốc nhãn này. Cả ngày không biết ai cho Thúy ăn vì anh trai lớn đang sống ở xa với ông bà nội; hai em còn nhỏ; bố mẹ thì lên rẫy từ sáng đến chiều tối.
“Nhốt nó vào nhà nó đi vệ sinh bẩn nhoe ra nhà, không ai dọn được nên mẹ nó mới xích nó ra đây”, ông Phú giải thích thêm.
Khi chúng tôi tới thăm Thúy, sững sờ khi chứng kiến cảnh một bé gái gầy tong teo, lấm lem bẩn thỉu, một chân bị xích vào gốc cây, tay đang cầm quả ổi ăn ngon lành, khoảnh đất nơi em đứng bẩn thỉu hôi thối.
Chúng tôi đi tìm trưởng thôn, già làng để tìm hiểu về hoàn cảnh của em Thúy nhưng không gặp ai. May mắn gặp được anh Rơ Châm Ngãi, công an viên xã Ia Khươl, anh cho biết: Chuyện của bé Thúy không chỉ người dân trong thôn mà khắp xã đều biết. “Gia đình xích nó ai cũng biết chứ, nhưng tại gia đình sợ nó đi vệ sinh bẩn nhà nên không cho vào nhà thôi. Chúng tôi có hỏi, gia đình cho biết chỉ cho nó vào nhà buổi tối để ngủ thôi” - anh Ngãi nói đơn giản.
Thật xót xa cho một bé gái mà mới gần 2 năm trước thôi, vẫn là một cô bé học giỏi, giấy khen treo đầy nhà. Cán bộ xã còn nói vậy, ai có thể trả lại kiếp sống con người cho em?
Cô bé Rơ Châm Thúy (14 tuổi, làng Kách, xã Ia Khươl, huyện Chư Păh, Gia Lai) là con thứ 2 trong gia đình nông dân nghèo có 4 anh em. Bố Thúy là ông Lê Văn Phú (39 tuổi, người Kinh), mẹ là bà Rơ Châm H’Dắt (35 tuổi, người dân tộc J’rai).
http://i56.tinypic.com/16huveb.jpg" border="0"
Thúy bị xích gần một năm nay bên gốc nhãn, cứ vật vã mặc cho nắng mưa xối vào người
4 anh chị em Thúy ai cũng học giỏi, năm nào cũng có giấy khen của trường. Thúy cũng vậy, em học rất giỏi, năng động và xinh xắn. Cứ ngỡ em sẽ có một tương lai tốt đẹp. Nhưng cách đây khoảng hai năm, Thúy bắt đầu có nhiều biểu hiện lạ, thỉnh thoảng lên cơn co giật, sùi bọt mép và ngã xuống đất. Ông Phú đã đưa con đi khám chữa ở nhiều bệnh viện; các bác sĩ nói em bị bệnh động kinh; uống thuốc hoài không khỏi.
Sau một thời gian chữa chạy cho con không kết quả, bố mẹ Thúy đành bỏ mặc em cho căn bệnh hành hạ. Hàng ngày họ phải lên rẫy từ sáng cho tới chiều tối. Thúy ở nhà có lúc lên cơn ngã lăn ra bất cứ chỗ nào trên đường làng. “Có hôm nó ngã lăn ở ngoài ngã ba, dân làng đến gọi bố nó cõng về, nhưng bố nó không ra cõng”, bà ngoại Thúy kể.
http://i51.tinypic.com/24mf96g.jpg" border="0"
Thúy đã từng là một học sinh tiên tiến
Vài tháng sau, trong một lần sắp lên cơn, Thúy đã lấy một chiếc điện thoại của người hàng xóm đập hỏng. Từ đó Thúy bị chính mẹ đẻ của mình mua một dây xích sắt dài khoảng 2m xích vào gốc cây nhãn.
Cô bé bị xích như vậy suốt gần một năm nay, dưới gốc nhãn, không mái che, mặc gió mưa hành hạ. Lý giải chuyện xích con, ông Phú nói: “Để nó đi lang thang, nó lấy đồ của hàng xóm làm hư như vậy chúng tôi lấy đâu ra tiền đền cho người ta”.
http://i55.tinypic.com/59x1fk.jpg" border="0"
Thúy (áo đen) khi còn là một bé gái khỏe mạnh trong một bức ảnh chụp cùng gia đình
Thúy sống bên gốc nhãn với cuộc sống không phải của con người. Lúc lên cơn động kinh Thúy ngã vật vã ngay tại gốc nhãn. Tất cả từ ăn uống, vệ sinh tiêu tiểu cũng tại gốc nhãn này. Cả ngày không biết ai cho Thúy ăn vì anh trai lớn đang sống ở xa với ông bà nội; hai em còn nhỏ; bố mẹ thì lên rẫy từ sáng đến chiều tối.
“Nhốt nó vào nhà nó đi vệ sinh bẩn nhoe ra nhà, không ai dọn được nên mẹ nó mới xích nó ra đây”, ông Phú giải thích thêm.
Khi chúng tôi tới thăm Thúy, sững sờ khi chứng kiến cảnh một bé gái gầy tong teo, lấm lem bẩn thỉu, một chân bị xích vào gốc cây, tay đang cầm quả ổi ăn ngon lành, khoảnh đất nơi em đứng bẩn thỉu hôi thối.
Chúng tôi đi tìm trưởng thôn, già làng để tìm hiểu về hoàn cảnh của em Thúy nhưng không gặp ai. May mắn gặp được anh Rơ Châm Ngãi, công an viên xã Ia Khươl, anh cho biết: Chuyện của bé Thúy không chỉ người dân trong thôn mà khắp xã đều biết. “Gia đình xích nó ai cũng biết chứ, nhưng tại gia đình sợ nó đi vệ sinh bẩn nhà nên không cho vào nhà thôi. Chúng tôi có hỏi, gia đình cho biết chỉ cho nó vào nhà buổi tối để ngủ thôi” - anh Ngãi nói đơn giản.
Thật xót xa cho một bé gái mà mới gần 2 năm trước thôi, vẫn là một cô bé học giỏi, giấy khen treo đầy nhà. Cán bộ xã còn nói vậy, ai có thể trả lại kiếp sống con người cho em?