duyanh
12-18-2016, 04:25 PM
Ông Trump ‘không muốn lấy lại tàu lặn từ Trung Quốc’
http://gdb.voanews.com/A29DBDB9-DAA8-401D-B3BF-52FFCA84A777_cx0_cy2_cw0_w987_r1_s_r1.jpg
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố "không muốn lấy lại tàu lặn không người lái từ Trung Quốc", sau khi Bắc Kinh tuyên bố trả lại thiết bị này.
Trong một đoạn tweet ngắn trên Twitter hôm 17/12, ông Trump viết: “Chúng ta cần phải nói với phía Trung Quốc rằng chúng ta không muốn lấy lại chiếc tàu lặn mà họ đánh cắp. Hãy để họ giữ nó”.
Sau khi thiết bị này bị giữ hôm 15/12, người sẽ lên thay thế đương kim Tổng thống Obama cũng lên Twitter, cáo buộc Trung Quốc “ăn cắp” tàu lặn.
Ông Trump viết: “Trung Quốc đã ăn cắp thiết bị lặn nghiên cứu của Hải quân Mỹ ở vùng lãnh hải quốc tế, lấy nó mang về Trung Quốc trong một hành động chưa từng có”.
Reuters dẫn lời phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố rằng tàu lặn bị lấy đi khi đang thu thập dữ liệu về độ mặn, độ trong và nhiệt độ của nước một cách hợp pháp ở khu vực biển Đông, cách Vịnh Subic của Philippines khoảng 50 hải lý về phía tây bắc.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc sau đó cho biết đã phát hiện “thiết bị không rõ nguồn gốc” và đã lấy lên để kiểm tra để ngăn ngừa các vấn đề liên quan tới an toàn hàng hải.
Sau đó, họ mới biết tàu lặn là của Mỹ. Bộ này cũng cho biết sẽ trả lại, đồng thời “lấy làm tiếc là phía Mỹ đã đơn phương và công khai làm rùm beng” vụ việc.
Sau khi Bắc Kinh tuyên bố sẽ trả lại tàu lặn, trên Twitter, Jason Miller, phát ngôn viên của ông Trump trích đường dẫn tới một bài báo về việc đó, nói rằng ông Trump đã “giải quyết xong” vụ việc.
Trong chiến dịch vận động tranh cử làm tổng thống Mỹ, ông Trump từng nhiều lần tuyên bố sẽ theo đuổi cách tiếp cận cứng rắn để đối phó với các chính sách kinh tế và quân sự của Trung Quốc.
Vụ tàu lặn gây thêm quan ngại về sự hiện diện quân sự cũng như các hành động khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 15/12 tuyên bố rằng việc Bắc Kinh triển khai các thiết bị quân sự phòng thủ cần thiết tới quần đảo Trường Sa là điều “hợp pháp và chính đáng”, theo Reuters.
Bình luận của Bộ này được đưa ra một ngày sau khi một tổ chức nghiên cứu về an ninh của Mỹ cho biết rằng Bắc Kinh dường như đã lắp đặt vũ khí gồm các hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không trên toàn bộ bảy đảo nhân tạo mà Trung Quốc mới xây dựng ở biển Đông.
Mới đây, máy bay ném bom có khả năng hạt nhân H-6 của Trung Quốc bay dọc đường đứt khúc 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò ở biển Đông hôm 8/12, ít ngày sau khi ông Trump chỉ trích Bắc Kinh quân sự hóa vùng biển tranh chấp này, cũng như điện đàm với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn.
Liên quan tới Việt Nam, Bắc Kinh hôm 9/12 kêu gọi Hà Nội ngừng các hoạt động xây dựng trên một bãi cạn tranh chấp ở biển Đông, sau khi xuất hiện tin Việt Nam đã bắt đầu nạo vét Đá Lát.
Khi được hỏi về động thái của quốc gia láng giềng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng tuyên bố rằng Bắc Kinh “có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa) và bãi cạn Riji (Đá Lát) cũng như các vùng nước lân cận”.
http://av.voanews.com/Videoroot/Pangeavideo/2016/12/b/bf/bf4a3999-0fab-429e-b76a-fce5204a2249.mp4
VOA
http://gdb.voanews.com/A29DBDB9-DAA8-401D-B3BF-52FFCA84A777_cx0_cy2_cw0_w987_r1_s_r1.jpg
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố "không muốn lấy lại tàu lặn không người lái từ Trung Quốc", sau khi Bắc Kinh tuyên bố trả lại thiết bị này.
Trong một đoạn tweet ngắn trên Twitter hôm 17/12, ông Trump viết: “Chúng ta cần phải nói với phía Trung Quốc rằng chúng ta không muốn lấy lại chiếc tàu lặn mà họ đánh cắp. Hãy để họ giữ nó”.
Sau khi thiết bị này bị giữ hôm 15/12, người sẽ lên thay thế đương kim Tổng thống Obama cũng lên Twitter, cáo buộc Trung Quốc “ăn cắp” tàu lặn.
Ông Trump viết: “Trung Quốc đã ăn cắp thiết bị lặn nghiên cứu của Hải quân Mỹ ở vùng lãnh hải quốc tế, lấy nó mang về Trung Quốc trong một hành động chưa từng có”.
Reuters dẫn lời phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố rằng tàu lặn bị lấy đi khi đang thu thập dữ liệu về độ mặn, độ trong và nhiệt độ của nước một cách hợp pháp ở khu vực biển Đông, cách Vịnh Subic của Philippines khoảng 50 hải lý về phía tây bắc.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc sau đó cho biết đã phát hiện “thiết bị không rõ nguồn gốc” và đã lấy lên để kiểm tra để ngăn ngừa các vấn đề liên quan tới an toàn hàng hải.
Sau đó, họ mới biết tàu lặn là của Mỹ. Bộ này cũng cho biết sẽ trả lại, đồng thời “lấy làm tiếc là phía Mỹ đã đơn phương và công khai làm rùm beng” vụ việc.
Sau khi Bắc Kinh tuyên bố sẽ trả lại tàu lặn, trên Twitter, Jason Miller, phát ngôn viên của ông Trump trích đường dẫn tới một bài báo về việc đó, nói rằng ông Trump đã “giải quyết xong” vụ việc.
Trong chiến dịch vận động tranh cử làm tổng thống Mỹ, ông Trump từng nhiều lần tuyên bố sẽ theo đuổi cách tiếp cận cứng rắn để đối phó với các chính sách kinh tế và quân sự của Trung Quốc.
Vụ tàu lặn gây thêm quan ngại về sự hiện diện quân sự cũng như các hành động khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 15/12 tuyên bố rằng việc Bắc Kinh triển khai các thiết bị quân sự phòng thủ cần thiết tới quần đảo Trường Sa là điều “hợp pháp và chính đáng”, theo Reuters.
Bình luận của Bộ này được đưa ra một ngày sau khi một tổ chức nghiên cứu về an ninh của Mỹ cho biết rằng Bắc Kinh dường như đã lắp đặt vũ khí gồm các hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không trên toàn bộ bảy đảo nhân tạo mà Trung Quốc mới xây dựng ở biển Đông.
Mới đây, máy bay ném bom có khả năng hạt nhân H-6 của Trung Quốc bay dọc đường đứt khúc 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò ở biển Đông hôm 8/12, ít ngày sau khi ông Trump chỉ trích Bắc Kinh quân sự hóa vùng biển tranh chấp này, cũng như điện đàm với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn.
Liên quan tới Việt Nam, Bắc Kinh hôm 9/12 kêu gọi Hà Nội ngừng các hoạt động xây dựng trên một bãi cạn tranh chấp ở biển Đông, sau khi xuất hiện tin Việt Nam đã bắt đầu nạo vét Đá Lát.
Khi được hỏi về động thái của quốc gia láng giềng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng tuyên bố rằng Bắc Kinh “có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa) và bãi cạn Riji (Đá Lát) cũng như các vùng nước lân cận”.
http://av.voanews.com/Videoroot/Pangeavideo/2016/12/b/bf/bf4a3999-0fab-429e-b76a-fce5204a2249.mp4
VOA