duyanh
12-11-2016, 01:09 PM
Không được nói ...thật !
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/fight-between-party-gov-11072016103509.html/000_Hkg10250076-622.jpg/@@images/1da7feb5-2589-43ca-9d9d-7073a41a1553.jpeg (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/fight-between-party-gov-11072016103509.html/000_Hkg10250076-622.jpg/@@images/1da7feb5-2589-43ca-9d9d-7073a41a1553.jpeg)
Tổng bí thư đảng công sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (trái) và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Đại hội Đảng lần thứ 12 ở Hà Nội hôm 28/1/2016.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ListenerForum/corresponding-reply-1210-ha-12092016123150.html/vha120916.mp3
“Xúc phạm lãnh tụ”, một cái gông khác cho nhà báo
Cựu Chủ tịch Fidel Castro đã về với cát bụi. Qua sự kiện này, nhà báo Phùng Hiệu, quyền phụ trách cơ quan phía Nam của tờ Nhà Báo & Công Luận thuộc Cơ quan Trung ương Hội nhà báo Việt Nam bị ngưng việc và có thể bị kỷ luật vì cho rằng đã “xúc phạm lãnh tụ” qua chia sẻ của ông trên Facebook cá nhân với nội dung tiễn biệt một nhân vật lịch sử, một vị lãnh đạo đất nước Cộng sản anh em của Việt Nam và là một lãnh tụ của người dân Cuba cũng như cầu chúc cho dân tộc Cuba bước sang một trang sử mới và hy vọng quốc gia của họ sẽ hòa nhập vào thế giới tiến bộ của con người.
Trong tuần qua, dư luận đặc biệt quan tâm đến thông tin vừa nêu. Nhiều khán thính giả và độc giả RFA nêu lên thắc mắc tại sao một nhà báo bị cho thôi việc chỉ vì người đó thực hiện quyền tự do ngôn luận của người dân hay phải chăng nhà báo ở Việt Nam không được nói sự thật qua trường hợp nhà báo Phùng Hiệu và nhà báo Nguyễn Như Phong bị cách chức và bị rút thẻ nhà báo hồi tháng 10 năm nay? Riêng thính giả Minh Đinh Ngọc, khi nghe tin qua vụ việc này nhà báo Phùng Hiệu quyết định bỏ nghề, đã gửi lời chúc mừng đến nhà báo Phùng Hiệu, cũng chính là tác giả tập thơ “Trong thế giới ngụy trang” đã dứt khoát bước ra khỏi phạm vi báo chí chính thống do Nhà nước quản lý mà thính giả này cho đó là “thế giới ngụy trang” để trở về với cuộc sống thật. Bên cạnh đó, một số thính giả kêu gọi các nhà báo tại Việt Nam nên chuyển nghề khác nếu không muốn bị rắc rối trong nghề nghiệp, thậm chí bị tù đày vì nói những điều trung thực. Hòa Ái cũng ghi nhận không ít thính giả cho rằng thật sự không dễ dàng đối với 18 ngàn nhà báo làm việc trong các cơ quan báo chí “lề Đảng” cân nhắc chuyển nghề vì cuộc sống chén cơm manh áo của họ.
http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/protest-asking-for-compensations-due-to-formosa-environment-disaster-12072016075125.html/xuan-hoa-622.jpg/@@images/6face82c-2d35-408f-958c-4cf08d69af80.jpeg
Khoảng hơn 2.000 ngư dân xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã biểu tình tại nhà văn hóa thôn Xuân Hòa của xã này vào sáng ngày 7/12 để phản đối quyết định đền bù thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng do thảm họa môi trường mà họ cho là không công bằng. Photo courtesy of GNsP
Tuần lễ vừa qua tại Việt Nam là một tuần diễn ra nhiều hoạt động biểu tình khắp nơi. Có thể kể đến hơn 2.000 ngư dân xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình biểu tình phản đối quyết định đền bù thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng bởi thảm họa môi trường biển do Formosa gây nên mà họ cho là không công bằng; hơn 400 học sinh trường tiểu học Cồn Sẻ, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình nghỉ học liên tiếp 3 ngày để phản đối việc giải quyết không thỏa đáng những khiếu nại về tình trạng lạm thu của nhà trường; hơn 250 hộ dân ở thôn Bằng Tạ, xã Cẩm Linh, huyện Ba Vì, ngoại thành Hà Nội biểu tình trong 4 ngày đòi lại 20 héc-ta đất bị trưng thu để xây dựng khu du lịch sinh thái Đầm Long nhưng đã hết thời hạn trưng dụng. Và nhiều người dân huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh và cả Nghệ An biểu tình tại khu vực cầu Bến Thuỷ 1, bắc qua sông Lam nối hai tỉnh Nghệ An-Hà Tĩnh để yêu cầu “thu phí đúng luật”. Trên trang Facebook RFA, rất nhiều khán thính giả và độc giả chia sẻ rằng đó là chủ trương vơ vét vô tội vạ của chính quyền và tần suất bộc phát biểu tình của dân chúng ngày càng tăng cho thấy cả nhà cầm quyền và người dân đang trong cảnh “bước đường cùng”. Thính giả Việt Ngô trải lòng với những người dân trong nước qua lời tâm sự:
“Dân sống mà như đã chết. Muốn làm gì cũng không được. Ốm đau bệnh tật thì cứ rình rập. Làm sao cho những người dân bớt đi cái lo miếng ăn hàng ngày? Làm sao để người dân có chút thời gian cho tương lai mai sau của con cháu? Thương lắm người dân quê hương tôi! Lam lũ quanh năm, suốt đời chỉ lo cho đủ bữa ăn còn khó, nói gì khi phải đóng các khoản tiền lúc con đi học. Mà có học được đến nơi đến chốn cũng chưa chắc tìm được việc làm…Đã vậy nhiều gia đình bị đẩy vào hoàn cảnh thê lương, nhà tan cửa nát vì là nạn nhân của những người lãnh đạo lòng tham không đáy. Ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ơi, ông có nhìn thấy thảm cảnh này không?”
Chưa dám đả hổ chỉ đập vài con ruồi
Liên quan đến câu hỏi của thính giả Việt Ngô dành cho người nắm giữ chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, một số thính giả khẳng định rằng chắc chắn ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận thức được hiện trạng tham nhũng tràn lan nên ông mới quyết liệt chiến dịch “đả hổ diệt ruồi”. Động thái mới nhất để minh chứng cho công cuộc chống tham nhũng là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố sớm hay muộn thì chính quyền Việt Nam sẽ bắt được nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, ông Trịnh Xuân Thanh hiện trốn ở nước ngoài. Tuy nhiên, Hòa Ái ghi nhận có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh lời tuyên bố mới nhất của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng:
“Thưa ông Tổng Bí thư, lời ông nói ‘sớm hay muộn’ là bao lâu? Hay như ông đã từng nói ‘đến hết thế kỷ này không biết đã có Chủ nghĩa Xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa’?”
“Cứ bình tĩnh. Kiểu gì thì từ nay đến năm 2050 cũng bắt được Trịnh Xuân Thanh thôi. Có tầm nhìn cả rồi.”
“Cũng giống như tuyên bố Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam. Đời này không lấy lại được thì để đời con cháu sẽ làm.”
“Nói cho cùng không làm được thì lại ‘rút kinh nghiệm sâu sắc’. Thế thôi.”
“Miệng lưỡi lãnh đạo, uốn kiểu nào cũng được mà.”
“Sớm hay muộn cũng sẽ bắt được Trịnh Xuân Thanh à? Chỉ làm rối loạn thêm thôi, ông Tổng Bí thư ơi! Muốn sửa thì phải bắt đầu từ hệ thống, không phải là vụ việc. Làm theo vụ việc chỉ tăng tính chuyên quyền của Đảng lãnh đạo, thưa ông Nguyễn Phú Trọng.”
“Người dân cần nhà cầm quyền dùng cơ chế pháp quyền để xử bọn sâu mọt. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cứ đón đầu với những cảnh cáo, khiển trách, không dám động đến trách nhiệm của người đứng đầu (theo luật công chức). Người dân trông vào sự nghiêm minh của pháp luật. Đảng quyền cứ dẫn dắt lối đi này thì không chống được giặc tham nhũng nội xâm, chỉ chống dân quyền mà thôi.”
Mục Trao đổi Thư tín đến đây xin tạm dừng. Trước khi dứt lời, Hòa Ái xin lưu ý, hiện nay chương trình phát thanh mỗi ngày chỉ còn một chương trình buổi tối, phát trên làn sóng ngắn 22 và 25 mét cùng trên làn sóng trung bình 1503 KHz, từ 9 giờ đến 10 giờ tối, giờ Việt Nam. Quý thính giả vui lòng nghe các chương trình phát thanh trực tiếp hoặc các chương trình mới nhất qua internet tại trang nhà www.rfa.org/vietnamese hoặc www.RFATiengViet.net hoặc www.achautudo.info. Quý vị cũng có thể nghe qua trang mạng Soundcloud tại www.soundcloud.com/rfavietnam
Quý thính giả tại Hoa Kỳ có thể nghe qua điện thoại tại số 563-999-3262. Sau khi bấm dãy số này, quý vị bấm thêm số 1 để nghe chương trình phát thanh hàng ngày của chúng tôi. Và vào lúc 10 giờ tối, giờ Việt Nam, thứ Tư và thứ Sáu hàng tuần, chương trình truyền hình 30 phút của Ban Việt ngữ được phát trực tiếp trên Facebook, Youtube và trang mạng của Ban Việt ngữ, Đài Á Châu Tự Do. Kính mong quý khán thính giả và độc giả đón xem. Ban Việt ngữ luôn mong mỏi quý vị đóng góp ý kiến về các vấn đề quý vị quan tâm cũng như góp ý cho các chương trình phát hình trực tiếp được hoàn thiện hơn để chúng tôi tiếp tục cùng đồng hành với quý vị trong công việc chuyển tải thông tin chính xác và trung thực. Quý vị có thể liên lạc qua email tại địa chỉ vietweb@rfa.org hoặc hoaai@rfa.org, hoặc qua hộp thư thoại tại số 202-530-7775.
Cảm ơn thời gian theo dõi của quý vị trong mục “Trao đổi Thư tín”. Kính chúc quý vị một ngày mới an vui. Hòa Ái kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong chương trình này lần sau.
https://www.youtube.com/watch?v=_hLKDjRYRlk
Hòa Ái, phóng viên RFA
2016-12-10
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/fight-between-party-gov-11072016103509.html/000_Hkg10250076-622.jpg/@@images/1da7feb5-2589-43ca-9d9d-7073a41a1553.jpeg (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/fight-between-party-gov-11072016103509.html/000_Hkg10250076-622.jpg/@@images/1da7feb5-2589-43ca-9d9d-7073a41a1553.jpeg)
Tổng bí thư đảng công sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (trái) và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Đại hội Đảng lần thứ 12 ở Hà Nội hôm 28/1/2016.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ListenerForum/corresponding-reply-1210-ha-12092016123150.html/vha120916.mp3
“Xúc phạm lãnh tụ”, một cái gông khác cho nhà báo
Cựu Chủ tịch Fidel Castro đã về với cát bụi. Qua sự kiện này, nhà báo Phùng Hiệu, quyền phụ trách cơ quan phía Nam của tờ Nhà Báo & Công Luận thuộc Cơ quan Trung ương Hội nhà báo Việt Nam bị ngưng việc và có thể bị kỷ luật vì cho rằng đã “xúc phạm lãnh tụ” qua chia sẻ của ông trên Facebook cá nhân với nội dung tiễn biệt một nhân vật lịch sử, một vị lãnh đạo đất nước Cộng sản anh em của Việt Nam và là một lãnh tụ của người dân Cuba cũng như cầu chúc cho dân tộc Cuba bước sang một trang sử mới và hy vọng quốc gia của họ sẽ hòa nhập vào thế giới tiến bộ của con người.
Trong tuần qua, dư luận đặc biệt quan tâm đến thông tin vừa nêu. Nhiều khán thính giả và độc giả RFA nêu lên thắc mắc tại sao một nhà báo bị cho thôi việc chỉ vì người đó thực hiện quyền tự do ngôn luận của người dân hay phải chăng nhà báo ở Việt Nam không được nói sự thật qua trường hợp nhà báo Phùng Hiệu và nhà báo Nguyễn Như Phong bị cách chức và bị rút thẻ nhà báo hồi tháng 10 năm nay? Riêng thính giả Minh Đinh Ngọc, khi nghe tin qua vụ việc này nhà báo Phùng Hiệu quyết định bỏ nghề, đã gửi lời chúc mừng đến nhà báo Phùng Hiệu, cũng chính là tác giả tập thơ “Trong thế giới ngụy trang” đã dứt khoát bước ra khỏi phạm vi báo chí chính thống do Nhà nước quản lý mà thính giả này cho đó là “thế giới ngụy trang” để trở về với cuộc sống thật. Bên cạnh đó, một số thính giả kêu gọi các nhà báo tại Việt Nam nên chuyển nghề khác nếu không muốn bị rắc rối trong nghề nghiệp, thậm chí bị tù đày vì nói những điều trung thực. Hòa Ái cũng ghi nhận không ít thính giả cho rằng thật sự không dễ dàng đối với 18 ngàn nhà báo làm việc trong các cơ quan báo chí “lề Đảng” cân nhắc chuyển nghề vì cuộc sống chén cơm manh áo của họ.
http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/protest-asking-for-compensations-due-to-formosa-environment-disaster-12072016075125.html/xuan-hoa-622.jpg/@@images/6face82c-2d35-408f-958c-4cf08d69af80.jpeg
Khoảng hơn 2.000 ngư dân xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã biểu tình tại nhà văn hóa thôn Xuân Hòa của xã này vào sáng ngày 7/12 để phản đối quyết định đền bù thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng do thảm họa môi trường mà họ cho là không công bằng. Photo courtesy of GNsP
Tuần lễ vừa qua tại Việt Nam là một tuần diễn ra nhiều hoạt động biểu tình khắp nơi. Có thể kể đến hơn 2.000 ngư dân xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình biểu tình phản đối quyết định đền bù thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng bởi thảm họa môi trường biển do Formosa gây nên mà họ cho là không công bằng; hơn 400 học sinh trường tiểu học Cồn Sẻ, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình nghỉ học liên tiếp 3 ngày để phản đối việc giải quyết không thỏa đáng những khiếu nại về tình trạng lạm thu của nhà trường; hơn 250 hộ dân ở thôn Bằng Tạ, xã Cẩm Linh, huyện Ba Vì, ngoại thành Hà Nội biểu tình trong 4 ngày đòi lại 20 héc-ta đất bị trưng thu để xây dựng khu du lịch sinh thái Đầm Long nhưng đã hết thời hạn trưng dụng. Và nhiều người dân huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh và cả Nghệ An biểu tình tại khu vực cầu Bến Thuỷ 1, bắc qua sông Lam nối hai tỉnh Nghệ An-Hà Tĩnh để yêu cầu “thu phí đúng luật”. Trên trang Facebook RFA, rất nhiều khán thính giả và độc giả chia sẻ rằng đó là chủ trương vơ vét vô tội vạ của chính quyền và tần suất bộc phát biểu tình của dân chúng ngày càng tăng cho thấy cả nhà cầm quyền và người dân đang trong cảnh “bước đường cùng”. Thính giả Việt Ngô trải lòng với những người dân trong nước qua lời tâm sự:
“Dân sống mà như đã chết. Muốn làm gì cũng không được. Ốm đau bệnh tật thì cứ rình rập. Làm sao cho những người dân bớt đi cái lo miếng ăn hàng ngày? Làm sao để người dân có chút thời gian cho tương lai mai sau của con cháu? Thương lắm người dân quê hương tôi! Lam lũ quanh năm, suốt đời chỉ lo cho đủ bữa ăn còn khó, nói gì khi phải đóng các khoản tiền lúc con đi học. Mà có học được đến nơi đến chốn cũng chưa chắc tìm được việc làm…Đã vậy nhiều gia đình bị đẩy vào hoàn cảnh thê lương, nhà tan cửa nát vì là nạn nhân của những người lãnh đạo lòng tham không đáy. Ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ơi, ông có nhìn thấy thảm cảnh này không?”
Chưa dám đả hổ chỉ đập vài con ruồi
Liên quan đến câu hỏi của thính giả Việt Ngô dành cho người nắm giữ chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, một số thính giả khẳng định rằng chắc chắn ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận thức được hiện trạng tham nhũng tràn lan nên ông mới quyết liệt chiến dịch “đả hổ diệt ruồi”. Động thái mới nhất để minh chứng cho công cuộc chống tham nhũng là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố sớm hay muộn thì chính quyền Việt Nam sẽ bắt được nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, ông Trịnh Xuân Thanh hiện trốn ở nước ngoài. Tuy nhiên, Hòa Ái ghi nhận có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh lời tuyên bố mới nhất của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng:
“Thưa ông Tổng Bí thư, lời ông nói ‘sớm hay muộn’ là bao lâu? Hay như ông đã từng nói ‘đến hết thế kỷ này không biết đã có Chủ nghĩa Xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa’?”
“Cứ bình tĩnh. Kiểu gì thì từ nay đến năm 2050 cũng bắt được Trịnh Xuân Thanh thôi. Có tầm nhìn cả rồi.”
“Cũng giống như tuyên bố Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam. Đời này không lấy lại được thì để đời con cháu sẽ làm.”
“Nói cho cùng không làm được thì lại ‘rút kinh nghiệm sâu sắc’. Thế thôi.”
“Miệng lưỡi lãnh đạo, uốn kiểu nào cũng được mà.”
“Sớm hay muộn cũng sẽ bắt được Trịnh Xuân Thanh à? Chỉ làm rối loạn thêm thôi, ông Tổng Bí thư ơi! Muốn sửa thì phải bắt đầu từ hệ thống, không phải là vụ việc. Làm theo vụ việc chỉ tăng tính chuyên quyền của Đảng lãnh đạo, thưa ông Nguyễn Phú Trọng.”
“Người dân cần nhà cầm quyền dùng cơ chế pháp quyền để xử bọn sâu mọt. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cứ đón đầu với những cảnh cáo, khiển trách, không dám động đến trách nhiệm của người đứng đầu (theo luật công chức). Người dân trông vào sự nghiêm minh của pháp luật. Đảng quyền cứ dẫn dắt lối đi này thì không chống được giặc tham nhũng nội xâm, chỉ chống dân quyền mà thôi.”
Mục Trao đổi Thư tín đến đây xin tạm dừng. Trước khi dứt lời, Hòa Ái xin lưu ý, hiện nay chương trình phát thanh mỗi ngày chỉ còn một chương trình buổi tối, phát trên làn sóng ngắn 22 và 25 mét cùng trên làn sóng trung bình 1503 KHz, từ 9 giờ đến 10 giờ tối, giờ Việt Nam. Quý thính giả vui lòng nghe các chương trình phát thanh trực tiếp hoặc các chương trình mới nhất qua internet tại trang nhà www.rfa.org/vietnamese hoặc www.RFATiengViet.net hoặc www.achautudo.info. Quý vị cũng có thể nghe qua trang mạng Soundcloud tại www.soundcloud.com/rfavietnam
Quý thính giả tại Hoa Kỳ có thể nghe qua điện thoại tại số 563-999-3262. Sau khi bấm dãy số này, quý vị bấm thêm số 1 để nghe chương trình phát thanh hàng ngày của chúng tôi. Và vào lúc 10 giờ tối, giờ Việt Nam, thứ Tư và thứ Sáu hàng tuần, chương trình truyền hình 30 phút của Ban Việt ngữ được phát trực tiếp trên Facebook, Youtube và trang mạng của Ban Việt ngữ, Đài Á Châu Tự Do. Kính mong quý khán thính giả và độc giả đón xem. Ban Việt ngữ luôn mong mỏi quý vị đóng góp ý kiến về các vấn đề quý vị quan tâm cũng như góp ý cho các chương trình phát hình trực tiếp được hoàn thiện hơn để chúng tôi tiếp tục cùng đồng hành với quý vị trong công việc chuyển tải thông tin chính xác và trung thực. Quý vị có thể liên lạc qua email tại địa chỉ vietweb@rfa.org hoặc hoaai@rfa.org, hoặc qua hộp thư thoại tại số 202-530-7775.
Cảm ơn thời gian theo dõi của quý vị trong mục “Trao đổi Thư tín”. Kính chúc quý vị một ngày mới an vui. Hòa Ái kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong chương trình này lần sau.
https://www.youtube.com/watch?v=_hLKDjRYRlk
Hòa Ái, phóng viên RFA
2016-12-10