duyanh
12-07-2016, 01:09 PM
Hội nhà báo đề nghị xử lý quan chức
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/047A/production/_92864110_17feeec4-9283-40ae-a7e5-f7191972a1f9.jpg
Trong một động thái hiếm hoi, Hội Nhà báo Việt Nam gửi công văn đề nghị Thanh tra Chính phủ "xem xét và có ý kiến" về phát ngôn bị cho là xúc phạm phóng viên của ông Nguyễn Minh Mẫn, Quyền Vụ trưởng Vụ 3 cơ quan này.
Theo công văn do ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà Báo Việt Nam ký, ông Nguyễn Minh Mẫn, Quyền Vụ trưởng Vụ 3, Thanh tra Chính phủ, "đã có những lời lẽ xúc phạm những người làm báo, gây bất bình sâu sắc trong giới báo chí và dư luận xã hội".
"Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị lãnh đạo Thanh tra Chính phủ xem xét và có ý kiến về việc này", công văn viết.
Trước đó, trong một đoạn video clip dài hơn 10 phút được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội từ cuối tháng 11/2016, người được cho là ông Nguyễn Minh Mẫn nói trong một cuộc họp: "... Báo chí lúc này nhiều quá, hơn 20.000 nhà báo mà nó xâu xia vào... thì không có lịch mà tiếp đâu."
"Nên tôi đề nghị trong quá trình đoàn thanh tra làm việc, các đồng chí không tiếp, trừ báo Đảng vào tuyên truyền giúp đỡ nhà trường trong dịp tết."
"Bất kỳ đồng chí nào bị báo chí quấy nhiễu thì điện trực tiếp cho tôi. Tôi nói thật, nhiều đồng chí bí thư, chủ tịch các tỉnh, bộ trưởng... đã điện trực tiếp cho tôi."
"Tôi đuổi, tôi sẵn sàng phối kết hợp đuổi, đuổi đấy. Đuổi nhà báo ngay, chúng tôi chả ngại gì. Đấy! Bởi vì trong quá trình (thanh tra) báo chí nó nhiễu thì rất là nhục…".
'Làm rõ'
Hôm 7/12, trả lời BBC từ Long An, nhà báo Trương Hữu Danh, công tác tại báo Nông Thôn Ngày Nay, nói: "Tôi cho rằng động thái của Hội Nhà báo sẽ giúp các phóng viên, nhà báo cảm thấy thoải mái hơn khi nghề nghiệp được bảo vệ mà không có vùng cấm."
Tuy vậy, ông Danh từ chối bình luận thêm về việc tại sao Hội Nhà báo Việt Nam phản hồi sự việc quá chậm và trước đây thường xuyên giữ im lặng mỗi khi có một tổng biên tập bị cách chức hay một tờ báo bị phạt.
Một số phóng viên ở Hà Nội cũng từ chối trả lời BBC với lý do "nói về nghề báo, về Hội Nhà báo là dính tới chính trị và có nguy cơ bị tòa soạn phạt nặng".
Một phóng viên đề nghị không nêu tên ở TP Hồ Chí Minh nói với BBC: "Vụ Hội Nhà báo Việt Nam ra công văn đề nghị xử ông Nguyễn Minh Mẫn thì giống như theo đóm ăn tàn thôi, kiểu như ông này bị vùi dập quá thì họ cho ông ấy chết luôn."
Hôm 7/12, BBC gọi điện cho ông Nguyễn Minh Mẫn và Hội Nhà báo Việt Nam nhưng không nhận được phản hồi.
Báo Dân Trí hôm 7/12 dẫn lời Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng: "Các cơ quan phải chủ động cung cấp cho báo chí, trừ lĩnh vực về quốc phòng an ninh còn những gì không thuộc bí mật Nhà nước ta đều phải minh bạch, công khai."
"Ở đây, có những cách ứng xử, lời nói không đúng thì chúng ta lên án. Cán bộ, công chức, viên chức không được xúc phạm đến những người [phóng viên] đang làm nhiệm vụ vì đây là quyền của các cơ quan được thông tin, được công bố trừ khi các công việc đang thanh tra không được cung cấp thông tin".
BBC
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/047A/production/_92864110_17feeec4-9283-40ae-a7e5-f7191972a1f9.jpg
Trong một động thái hiếm hoi, Hội Nhà báo Việt Nam gửi công văn đề nghị Thanh tra Chính phủ "xem xét và có ý kiến" về phát ngôn bị cho là xúc phạm phóng viên của ông Nguyễn Minh Mẫn, Quyền Vụ trưởng Vụ 3 cơ quan này.
Theo công văn do ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà Báo Việt Nam ký, ông Nguyễn Minh Mẫn, Quyền Vụ trưởng Vụ 3, Thanh tra Chính phủ, "đã có những lời lẽ xúc phạm những người làm báo, gây bất bình sâu sắc trong giới báo chí và dư luận xã hội".
"Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị lãnh đạo Thanh tra Chính phủ xem xét và có ý kiến về việc này", công văn viết.
Trước đó, trong một đoạn video clip dài hơn 10 phút được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội từ cuối tháng 11/2016, người được cho là ông Nguyễn Minh Mẫn nói trong một cuộc họp: "... Báo chí lúc này nhiều quá, hơn 20.000 nhà báo mà nó xâu xia vào... thì không có lịch mà tiếp đâu."
"Nên tôi đề nghị trong quá trình đoàn thanh tra làm việc, các đồng chí không tiếp, trừ báo Đảng vào tuyên truyền giúp đỡ nhà trường trong dịp tết."
"Bất kỳ đồng chí nào bị báo chí quấy nhiễu thì điện trực tiếp cho tôi. Tôi nói thật, nhiều đồng chí bí thư, chủ tịch các tỉnh, bộ trưởng... đã điện trực tiếp cho tôi."
"Tôi đuổi, tôi sẵn sàng phối kết hợp đuổi, đuổi đấy. Đuổi nhà báo ngay, chúng tôi chả ngại gì. Đấy! Bởi vì trong quá trình (thanh tra) báo chí nó nhiễu thì rất là nhục…".
'Làm rõ'
Hôm 7/12, trả lời BBC từ Long An, nhà báo Trương Hữu Danh, công tác tại báo Nông Thôn Ngày Nay, nói: "Tôi cho rằng động thái của Hội Nhà báo sẽ giúp các phóng viên, nhà báo cảm thấy thoải mái hơn khi nghề nghiệp được bảo vệ mà không có vùng cấm."
Tuy vậy, ông Danh từ chối bình luận thêm về việc tại sao Hội Nhà báo Việt Nam phản hồi sự việc quá chậm và trước đây thường xuyên giữ im lặng mỗi khi có một tổng biên tập bị cách chức hay một tờ báo bị phạt.
Một số phóng viên ở Hà Nội cũng từ chối trả lời BBC với lý do "nói về nghề báo, về Hội Nhà báo là dính tới chính trị và có nguy cơ bị tòa soạn phạt nặng".
Một phóng viên đề nghị không nêu tên ở TP Hồ Chí Minh nói với BBC: "Vụ Hội Nhà báo Việt Nam ra công văn đề nghị xử ông Nguyễn Minh Mẫn thì giống như theo đóm ăn tàn thôi, kiểu như ông này bị vùi dập quá thì họ cho ông ấy chết luôn."
Hôm 7/12, BBC gọi điện cho ông Nguyễn Minh Mẫn và Hội Nhà báo Việt Nam nhưng không nhận được phản hồi.
Báo Dân Trí hôm 7/12 dẫn lời Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng: "Các cơ quan phải chủ động cung cấp cho báo chí, trừ lĩnh vực về quốc phòng an ninh còn những gì không thuộc bí mật Nhà nước ta đều phải minh bạch, công khai."
"Ở đây, có những cách ứng xử, lời nói không đúng thì chúng ta lên án. Cán bộ, công chức, viên chức không được xúc phạm đến những người [phóng viên] đang làm nhiệm vụ vì đây là quyền của các cơ quan được thông tin, được công bố trừ khi các công việc đang thanh tra không được cung cấp thông tin".
BBC