giavui
12-01-2016, 07:59 PM
DICH HẠCH
Tác giả Albert Camus
Dịch giả Nguyễn Trọng Định
Dịch hạch (La peste) là một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Albert Camus xuất bản năm 1947. Một vài nhân vật của Dịch hạch đã xuất hiện trong cuốn sổ tay của Camus viết ở Algeria năm 1938. Nhưng hơn cả là ở Oran, từ cuối năm 1940 đến mùa xuân năm 1942, rồi ở Pháp, Camus đã soạn thảo lại cuốn tiểu thuyết của mình.
Tác phẩm được kể ở ngôi thứ ba tuy thi thoảng lóe lên những nội dung cho biết người kể chuyện hoàn toàn không phải đứng ngoài cuộc vì chắc chắn cũng là dân của thành phố Oran. Gần cuối tác phẩm xuất hiện câu: “chuyện đến đây là kết thúc, đã đến lúc Bernard Rieux thú nhận chính ông là tác giả.” Nhưng trước khi thuật lại những sự kiện cuối cùng, ít ra ông cũng muốn biện bạch cho sự can thiệp của mình và để cho mọi người hiểu rằng ông cố ý lấy giọng của một người chứng kiến khách quan. Tác phẩm bỗng như mang một dáng vẻ mới: cùng với nhân vật người kể chuyện đóng hai vai, nghe rõ hai giọng phân biệt hòa vào nhau là giọng của người kể chuyện không tên ít nhiều đồng nhất với nhà văn và giọng của bác sĩ Rieux.
Dịch hạch là cuốn tiểu thuyết nhưng mang dáng dấp ký sự. Bản thân ý nghĩa của khái niệm "dịch hạch" cũng cho thấy tính chất biểu tượng của nó. Tác phẩm ra đời ngay sau đại chiến thế giới thứ 2, nên thảm họa miêu tả trong đó có thể khiến người ta liên tưởng đến chủ nghĩa phát xít, nhưng cũng có thể nó ám chỉ bất cứ hình thức bạo lực nào đang đe dọa cuộc sống loài người và có thể còn đè nặng lên nhân loại trong tương lai. Dù có những con người cố gắng nhập cuộc với tất cả sức lực, con tim và trí óc nhưng cũng không đi đến đâu vì bệnh tự đến và tự lui chưa biết bao giờ lại xuất hiện, điều đó phần nào toát lên tư tưởng bi quan của tác giả.
http://www.mediafire.com/file/rkw3gnd6qqtsoub/Dich_Hach_-_Albert_Camus.pdf [/FONT][/SIZE]
Tác giả Albert Camus
Dịch giả Nguyễn Trọng Định
Dịch hạch (La peste) là một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Albert Camus xuất bản năm 1947. Một vài nhân vật của Dịch hạch đã xuất hiện trong cuốn sổ tay của Camus viết ở Algeria năm 1938. Nhưng hơn cả là ở Oran, từ cuối năm 1940 đến mùa xuân năm 1942, rồi ở Pháp, Camus đã soạn thảo lại cuốn tiểu thuyết của mình.
Tác phẩm được kể ở ngôi thứ ba tuy thi thoảng lóe lên những nội dung cho biết người kể chuyện hoàn toàn không phải đứng ngoài cuộc vì chắc chắn cũng là dân của thành phố Oran. Gần cuối tác phẩm xuất hiện câu: “chuyện đến đây là kết thúc, đã đến lúc Bernard Rieux thú nhận chính ông là tác giả.” Nhưng trước khi thuật lại những sự kiện cuối cùng, ít ra ông cũng muốn biện bạch cho sự can thiệp của mình và để cho mọi người hiểu rằng ông cố ý lấy giọng của một người chứng kiến khách quan. Tác phẩm bỗng như mang một dáng vẻ mới: cùng với nhân vật người kể chuyện đóng hai vai, nghe rõ hai giọng phân biệt hòa vào nhau là giọng của người kể chuyện không tên ít nhiều đồng nhất với nhà văn và giọng của bác sĩ Rieux.
Dịch hạch là cuốn tiểu thuyết nhưng mang dáng dấp ký sự. Bản thân ý nghĩa của khái niệm "dịch hạch" cũng cho thấy tính chất biểu tượng của nó. Tác phẩm ra đời ngay sau đại chiến thế giới thứ 2, nên thảm họa miêu tả trong đó có thể khiến người ta liên tưởng đến chủ nghĩa phát xít, nhưng cũng có thể nó ám chỉ bất cứ hình thức bạo lực nào đang đe dọa cuộc sống loài người và có thể còn đè nặng lên nhân loại trong tương lai. Dù có những con người cố gắng nhập cuộc với tất cả sức lực, con tim và trí óc nhưng cũng không đi đến đâu vì bệnh tự đến và tự lui chưa biết bao giờ lại xuất hiện, điều đó phần nào toát lên tư tưởng bi quan của tác giả.
http://www.mediafire.com/file/rkw3gnd6qqtsoub/Dich_Hach_-_Albert_Camus.pdf [/FONT][/SIZE]