duyanh
11-19-2016, 01:34 PM
Nên đóng cửa các trại nuôi hổ?
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/274C/production/_92506001_tiger.jpg
Các trại nuôi hổ ở Thái Lan không phi pháp nhưng không được quản lý chặt
Khi nhà chức trách Thái Lan tiến vào để đóng cửa một trại hổ trong một ngôi đền hồi cuối tháng Năm, họ không chỉ phơi trần những bất minh tại riêng cơ sở này.
Cảnh tượng ghê rợn của những bào thai hổ ngâm trong bình, hổ con đông lạnh, bỗng đặt điểm đến du lịch nổi tiếng dưới ánh sáng xấu hơn.
Đây có là bằng chứng của việc buôn lậu các bộ phận của hổ?
Hầu hết các chuyên gia không cho rằng hổ con có giá trị. Kẻ buôn lậu làm tiền từ xương, da, răng, vuốt, thịt hổ trưởng thành.
Giới chức của Cục Công viên Quốc gia, nơi đóng cửa trại hổ và lấy đi 147 con hổ, tìm thấy một số bằng chứng của việc buôn lậu: bùa có móng hổ, và một xe tải định rời khỏi ngôi đền mang theo hai bộ da và các bộ phận khác. Ít nhất hai hổ trưởng thành đã mất tích hai năm trước.
http://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/9C7C/production/_92506004_tigerspreservedcubs-8787.jpg
Hổ con trong bình được tìm thấy tại ngôi đền
Phó giám đốc của Cục Công viên Quốc gia Adisorn Noochdumrong nói việc này chứng tỏ những người quản lý ngôi đền dính líu đến việc buôn lậu quy mô nhỏ. Nhưng lo ngại lớn hơn của ông là các mạng lưới tội phạm mà ông tin rằng đã khuyến khích việc buôn lậu, từ các "trại nuôi hổ". Có ít nhất 30 trại như thế ở Thái Lan. Chúng không phi pháp nhưng việc thiếu hồ sơ ở trại tại ngôi đền cho thấy việc quản lý kém những nơi này, cho phép có khả năng buôn lậu hổ.
Adisorn và nhóm của ông cố gắng truy tìm nguồn gốc của các con hổ được nuôi nhốt thông qua DNA của chúng.
Mọi con hổ phải đăng ký với Cục Công viên Quốc gia theo luật Thái và theo thỏa thuận của Cites, một hiệp định quốc tế nhằm bảo vệ các loài gặp nguy hiểm. Mọi vụ sinh tử, chuyển giao phải được ghi lại. Nhưng chuyện này không xảy ra trong thực tế. Luận điểm rằng việc nuôi các con hổ này giúp bảo tồn chúng cũng không đúng, vì các con này thuộc nhiều chủng loài khác nhau.
Sức ép quốc tế
Thái Lan là trung tâm buôn lậu động vật hoang dã, tiếp nhận động vật từ châu Phi và các vùng châu Á thông qua Lào, nơi việc chấp pháp rất yếu, và rồi đi sang Việt Nam và Trung Quốc, những nơi có nhu cầu. Sức ép quốc tế đã buộc giới chức Thái tích cực hơn để ngăn chặn các vụ chuyển hàng nhưng không có mấy nỗ lực phá vỡ các băng nhóm vận hành. Rất ít các vụ bắt giữ diễn ra.
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/756C/production/_92506003_tigercomiground-8715.jpg
Chi phí cho một hổ nuôi là khoảng 7.000 đến 8.000 đôla
Các nhà vận động nói những con hổ "được nuôi" bị buôn lậu quá dễ vì thiếu quản lý và chấp hành luật pháp. Thật khó để biết xác hổ thuộc hổ nuôi hay hoang dã, nhưng giới chức Thái tin rằng ít nhất 30% số hổ bị buôn là có gốc nuôi nhốt. Thông thường chúng sẽ bị nhấn chìm trong các chuồng đặc biệt để tránh hư hai bộ da có giá trị. Bọn buôn lậu sau đó "thả nổi" các xác hổ trên sông Mekong từ phía Thái để đồng bọn lấy từ phía Lào.
Edwin Wiek, người điều hành một tổ chức NGO ở Thái Lan, giải thích vì sao việc buôn hổ nuôi lại quan trọng cho những nhà bảo tồn:
"Để ngăn buôn lậu, các trại nuôi hổ phải bị đóng cửa."
"Để khi thấy hổ bị buôn, chúng ta có thể tin chắc chúng là hổ hoang dã. Việc nuôi hổ, chăm sóc cho đến khi trưởng thành tốn nhiều tiền."
Ông ước tính chi phí cho một hổ nuôi là khoảng 7.000 đến 8.000 đôla.
Số hổ nuôi ở Thái Lan ước tính chừng 1.500 con. Khi ta thêm số lượng nuôi ở Lào, Việt Nam, Trung Quốc, tổng cộng số hổ nuôi trong khu vực này sẽ vượt quá toàn số lượng hổ hoang dã trên thế giới, chỉ khoảng 3.800 con.
Nếu tính về mặt kinh tế, việc nuôi hổ thật khó hiểu, và gây nghi ngờ rằng một số con vật nuôi bị giết, vi phạm quy định Cites. Một con hổ trưởng thành ăn khoảng bốn đến tám kilogram thịt mỗi ngày. Một tài liệu nội bộ của chính phủ Lào, được BBC tiếp cận, thừa nhận một trại hổ gần thị trấn Thakhek, cho đến gần đây, đã giết 100 con hổ một năm cho mục đích thương mại.
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/3052/production/_92507321_image-1.jpg
Các con hổ nuôi đôi khi được dùng để diễn cho du khách xem
Adisorn Noochdumrong và các đồng đội tại Cục Công viên Quốc gia nay đang thu thập kho dữ liệu toàn bộ hổ nuôi ở Thái Lan, ghi chép DNA của chúng, các mẫu sọc, để có thể tìm kiếm nếu hổ mất tích.
Nhưng các nhóm quốc tế như WWF đang kêu gọi chấm dứt việc nuôi hổ.
Chính phủ Lào hứa sẽ làm vậy, mặc dù không rõ liệu có xảy ra không.
Nếu các nước như Thái Lan cũng làm theo - và ở đây có những viên chức công khai kêu gọi đóng cửa các trại nuôi - điều đó sẽ đóng lại lỗ hổng giúp việc buôn động vật gặp nguy hiểm còn tiếp tục.
BBC
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/274C/production/_92506001_tiger.jpg
Các trại nuôi hổ ở Thái Lan không phi pháp nhưng không được quản lý chặt
Khi nhà chức trách Thái Lan tiến vào để đóng cửa một trại hổ trong một ngôi đền hồi cuối tháng Năm, họ không chỉ phơi trần những bất minh tại riêng cơ sở này.
Cảnh tượng ghê rợn của những bào thai hổ ngâm trong bình, hổ con đông lạnh, bỗng đặt điểm đến du lịch nổi tiếng dưới ánh sáng xấu hơn.
Đây có là bằng chứng của việc buôn lậu các bộ phận của hổ?
Hầu hết các chuyên gia không cho rằng hổ con có giá trị. Kẻ buôn lậu làm tiền từ xương, da, răng, vuốt, thịt hổ trưởng thành.
Giới chức của Cục Công viên Quốc gia, nơi đóng cửa trại hổ và lấy đi 147 con hổ, tìm thấy một số bằng chứng của việc buôn lậu: bùa có móng hổ, và một xe tải định rời khỏi ngôi đền mang theo hai bộ da và các bộ phận khác. Ít nhất hai hổ trưởng thành đã mất tích hai năm trước.
http://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/9C7C/production/_92506004_tigerspreservedcubs-8787.jpg
Hổ con trong bình được tìm thấy tại ngôi đền
Phó giám đốc của Cục Công viên Quốc gia Adisorn Noochdumrong nói việc này chứng tỏ những người quản lý ngôi đền dính líu đến việc buôn lậu quy mô nhỏ. Nhưng lo ngại lớn hơn của ông là các mạng lưới tội phạm mà ông tin rằng đã khuyến khích việc buôn lậu, từ các "trại nuôi hổ". Có ít nhất 30 trại như thế ở Thái Lan. Chúng không phi pháp nhưng việc thiếu hồ sơ ở trại tại ngôi đền cho thấy việc quản lý kém những nơi này, cho phép có khả năng buôn lậu hổ.
Adisorn và nhóm của ông cố gắng truy tìm nguồn gốc của các con hổ được nuôi nhốt thông qua DNA của chúng.
Mọi con hổ phải đăng ký với Cục Công viên Quốc gia theo luật Thái và theo thỏa thuận của Cites, một hiệp định quốc tế nhằm bảo vệ các loài gặp nguy hiểm. Mọi vụ sinh tử, chuyển giao phải được ghi lại. Nhưng chuyện này không xảy ra trong thực tế. Luận điểm rằng việc nuôi các con hổ này giúp bảo tồn chúng cũng không đúng, vì các con này thuộc nhiều chủng loài khác nhau.
Sức ép quốc tế
Thái Lan là trung tâm buôn lậu động vật hoang dã, tiếp nhận động vật từ châu Phi và các vùng châu Á thông qua Lào, nơi việc chấp pháp rất yếu, và rồi đi sang Việt Nam và Trung Quốc, những nơi có nhu cầu. Sức ép quốc tế đã buộc giới chức Thái tích cực hơn để ngăn chặn các vụ chuyển hàng nhưng không có mấy nỗ lực phá vỡ các băng nhóm vận hành. Rất ít các vụ bắt giữ diễn ra.
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/756C/production/_92506003_tigercomiground-8715.jpg
Chi phí cho một hổ nuôi là khoảng 7.000 đến 8.000 đôla
Các nhà vận động nói những con hổ "được nuôi" bị buôn lậu quá dễ vì thiếu quản lý và chấp hành luật pháp. Thật khó để biết xác hổ thuộc hổ nuôi hay hoang dã, nhưng giới chức Thái tin rằng ít nhất 30% số hổ bị buôn là có gốc nuôi nhốt. Thông thường chúng sẽ bị nhấn chìm trong các chuồng đặc biệt để tránh hư hai bộ da có giá trị. Bọn buôn lậu sau đó "thả nổi" các xác hổ trên sông Mekong từ phía Thái để đồng bọn lấy từ phía Lào.
Edwin Wiek, người điều hành một tổ chức NGO ở Thái Lan, giải thích vì sao việc buôn hổ nuôi lại quan trọng cho những nhà bảo tồn:
"Để ngăn buôn lậu, các trại nuôi hổ phải bị đóng cửa."
"Để khi thấy hổ bị buôn, chúng ta có thể tin chắc chúng là hổ hoang dã. Việc nuôi hổ, chăm sóc cho đến khi trưởng thành tốn nhiều tiền."
Ông ước tính chi phí cho một hổ nuôi là khoảng 7.000 đến 8.000 đôla.
Số hổ nuôi ở Thái Lan ước tính chừng 1.500 con. Khi ta thêm số lượng nuôi ở Lào, Việt Nam, Trung Quốc, tổng cộng số hổ nuôi trong khu vực này sẽ vượt quá toàn số lượng hổ hoang dã trên thế giới, chỉ khoảng 3.800 con.
Nếu tính về mặt kinh tế, việc nuôi hổ thật khó hiểu, và gây nghi ngờ rằng một số con vật nuôi bị giết, vi phạm quy định Cites. Một con hổ trưởng thành ăn khoảng bốn đến tám kilogram thịt mỗi ngày. Một tài liệu nội bộ của chính phủ Lào, được BBC tiếp cận, thừa nhận một trại hổ gần thị trấn Thakhek, cho đến gần đây, đã giết 100 con hổ một năm cho mục đích thương mại.
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/3052/production/_92507321_image-1.jpg
Các con hổ nuôi đôi khi được dùng để diễn cho du khách xem
Adisorn Noochdumrong và các đồng đội tại Cục Công viên Quốc gia nay đang thu thập kho dữ liệu toàn bộ hổ nuôi ở Thái Lan, ghi chép DNA của chúng, các mẫu sọc, để có thể tìm kiếm nếu hổ mất tích.
Nhưng các nhóm quốc tế như WWF đang kêu gọi chấm dứt việc nuôi hổ.
Chính phủ Lào hứa sẽ làm vậy, mặc dù không rõ liệu có xảy ra không.
Nếu các nước như Thái Lan cũng làm theo - và ở đây có những viên chức công khai kêu gọi đóng cửa các trại nuôi - điều đó sẽ đóng lại lỗ hổng giúp việc buôn động vật gặp nguy hiểm còn tiếp tục.
BBC