duyanh
11-14-2016, 02:05 PM
Ông Trump sẽ hành động cứng rắn và nhanh chóng đối với vấn đề Biển Đông
http://gdb.voanews.com/D9217325-1294-4026-8364-75E47305DE1E_w987_r1_s.jpg (http://gdb.voanews.com/D9217325-1294-4026-8364-75E47305DE1E_w987_r1_s.jpg)
Tuần duyên Trung Quốc tiếp cận ngư dân Philippines gần bãi cạn Scarborough ở Biển Đông, 23/9/2015.
Tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ Donald Trump không xem vấn đề Biển Đông là vấn đề trọng điểm trong chiến dịch bầu cử, và biện pháp giải quyết các tranh chấp chủ quyền ngày càng gia tăng ở châu Á vẫn chưa rõ ràng.
Tuy nhiên, một số chuyên gia dự đoán rằng ông Trump sẽ thực hiện một ít các hành động quân sự cứng rắn chống lại Bắc Kinh để chứng tỏ lập trường của Hoa Kỳ và sau đó Hoa Kỳ lui lại để tập trung vào phát huy mối quan hệ thương mại với Trung Quốc.
Chính sách Biển Đông của Trump
Những chuyên gia theo dõi chính sách về Châu Á của Hoa Kỳ dự báo rằng ông Trump sẽ thực hiện một hành động quân sự chóng vánh. Ông Sean King, phó chủ tịch cao cấp của Park Strategies, cơ quan tư vấn các vấn đề chính trị có trụ sở ở New York cho biết rằng có thể Hoa Kỳ sẽ cho một loạt tàu hải quân tuần tra vào khu vực biển 3,5 triệu km vuông, đây là khu vực mở cửa cho tất cả các quốc gia lưu thông, nhưng Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền toàn bộ khu vực này.
Các chuyên gia cho rằng một hành động quân sự sẽ hỗ trợ cho chính sách chống Bắc Kinh của ông Trump như đã nêu trong các bài diễn văn vận động tranh cử, giúp ông bày tỏ thái độ cứng rắn hơn so với tổng thống đương nhiệm Barack Obama của đảng Dân chủ. Một số quan chức trong chiến dịch tranh cử của ông Trump nhận thấy rằng khi Philippines, một nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và cũng là một đồng minh truyền thống của Hoa Kỳ, lại có quan hệ thân mật hơn với Trung Quốc từ tháng Sáu, sẽ là một tổn thất cho Hoa Kỳ.
Phó giáo sư về chính sách công Eduardo Araral của Đại học quốc gia Singapore cho biết: “Ông Trump sẽ phải phô trương sức mạnh của Hoa Kỳ, và phải nói với cử tri rằng ông sẽ giành lại Philippines từ tay Trung Quốc. Do đó ông cần phải cho cử tri biết ông chiến thắng, còn ông Obama đã thất bại.”
Ông Trump không 'sửa chữa' vấn đề Biển Đông trong nhiệm kỳ đầu
https://www.youtube.com/watch?v=p3zen6SrMdE
Đường dẫn trực tiếp
Ông Trump chưa đưa ra chính sách nào về vấn đề Biển Đông. Hoa Kỳ cũng không nằm trong các quốc gia có tranh chấp chủ quyền, nhưng ông Obama đã lên tiếng cảnh báo và đã cho thực hiện tuần tra quân sự định kỳ để ngăn chặn Trung Quốc, một quốc gia có sức mạnh quân sự lớn nhất trong số các nước có tranh chấp.
Nhà tỷ phú bất động sản New York cho biết trên trang web vận động tranh cử rằng hành động quân sự cứng rắn hơn của Hoa Kỳ ở Biển Đông sẽ ngăn chặn sự hung hãn của Trung Quốc khi Bắc Kinh tăng cường ảnh hưởng. Ông Trump cũng chỉ trích Trung Quốc đã chiếm các hải đảo đang có tranh chấp và giành chủ quyền các hải đảo khác.
Các nhà phân tích nhận định rằng sau khi chứng tỏ sự hiện diện quân sự ở Biển Đông, chính phủ của ông đương nhiên sẽ giảm bớt hành động quân sự vì lợi ích trong quan hệ thương mại với Trung Quốc.
Ông Jonathan Spangler, nhà nghiên cứu Biển Đông ở Đài Loan cho rằng các “chi tiết về chính sách Châu Á Thái Bình Dương của ông Trump hiện nay rất ít, và nhiều bài phát biểu không chuẩn bị trước của ông cũng không cho thấy rõ chính phủ của ông sẽ thực thi chính sách này như thế. Nếu như bà Clinton thắng cử thì chắc chắn bà sẽ tiếp tục ưu tiên khu vực châu Á Thái Bình Dương.”
Spangler dự đoán: “Trung Quốc sẽ tìm thấy ở ông Trump, một nhà lãnh đạo kinh doanh, một cách gây ảnh hưởng dễ dàng hơn so với nhà lãnh đạo chuyên về chính trị và tư tưởng Clinton.”
Các nhà phân tích cho biết, ông Trump có quan điểm coi nhẹ tự do mậu dịch, một phần quan trọng trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện nay. Ông gọi Trung Quốc là “rẻ tiền”, là “kẻ đầu cơ tiền tệ”. Nhưng cốt yếu ông muốn thiết lập quan hệ với nhà lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc là vì lợi ích của các doanh nghiệp Hoa Kỳ, biết rằng các doanh nghiệp Hoa Kỳ phụ thuộc vào thị trường và là cơ sở sản xuất lớn nhất châu Á này.
Araral nói: “Thật ra ông Trump là người làm nghề tiếp thị. Ông muốn có những thương vụ. Ông sẽ phải làm như vậy thì mới mang lại lợi ích cho Hoa Kỳ.”
Lin Chong-pin, một giáo sư đã về hưu các vấn đề chiến lược ở Đài Loan cho biết, ông Trump có thể sẽ cắt giảm ngân sách quân sự để tập trung vào chính sách nội địa, hạn chế hành động quân sự ở Biển Đông.
Lin Chong-pin nói: “Khi ông Donald Trump gần đến ngày làm tổng thống, việc ông sẽ xem xét giảm sự hiện diện quân sự ở Biển Đông là điều chắc chắn. Và đương nhiên, Bắc Kinh sẽ lặng lẽ mỉm cười.”
Trung Quốc tố cáo Brunei, Malaysia, Đài Loan, Việt Nam và Philippines đã cho tàu thuyền đi qua vùng đặc quyền kinh tế cách đất liền 200 hải lý (tức 370 km) và chiếm các quần đảo ở khu vực này.
Bắc Kinh tuyên bố chiếm giữ khoảng 95% diện tích biển từ Đài Loan đến Singapore, hành động này bắt đầu rõ nhất từ 2010, bành tướng khu vực biển giàu trữ lượng hải sản, khí đốt, dầu mỏ, và là nơi giao thương hàng hải.
VOA
http://gdb.voanews.com/D9217325-1294-4026-8364-75E47305DE1E_w987_r1_s.jpg (http://gdb.voanews.com/D9217325-1294-4026-8364-75E47305DE1E_w987_r1_s.jpg)
Tuần duyên Trung Quốc tiếp cận ngư dân Philippines gần bãi cạn Scarborough ở Biển Đông, 23/9/2015.
Tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ Donald Trump không xem vấn đề Biển Đông là vấn đề trọng điểm trong chiến dịch bầu cử, và biện pháp giải quyết các tranh chấp chủ quyền ngày càng gia tăng ở châu Á vẫn chưa rõ ràng.
Tuy nhiên, một số chuyên gia dự đoán rằng ông Trump sẽ thực hiện một ít các hành động quân sự cứng rắn chống lại Bắc Kinh để chứng tỏ lập trường của Hoa Kỳ và sau đó Hoa Kỳ lui lại để tập trung vào phát huy mối quan hệ thương mại với Trung Quốc.
Chính sách Biển Đông của Trump
Những chuyên gia theo dõi chính sách về Châu Á của Hoa Kỳ dự báo rằng ông Trump sẽ thực hiện một hành động quân sự chóng vánh. Ông Sean King, phó chủ tịch cao cấp của Park Strategies, cơ quan tư vấn các vấn đề chính trị có trụ sở ở New York cho biết rằng có thể Hoa Kỳ sẽ cho một loạt tàu hải quân tuần tra vào khu vực biển 3,5 triệu km vuông, đây là khu vực mở cửa cho tất cả các quốc gia lưu thông, nhưng Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền toàn bộ khu vực này.
Các chuyên gia cho rằng một hành động quân sự sẽ hỗ trợ cho chính sách chống Bắc Kinh của ông Trump như đã nêu trong các bài diễn văn vận động tranh cử, giúp ông bày tỏ thái độ cứng rắn hơn so với tổng thống đương nhiệm Barack Obama của đảng Dân chủ. Một số quan chức trong chiến dịch tranh cử của ông Trump nhận thấy rằng khi Philippines, một nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và cũng là một đồng minh truyền thống của Hoa Kỳ, lại có quan hệ thân mật hơn với Trung Quốc từ tháng Sáu, sẽ là một tổn thất cho Hoa Kỳ.
Phó giáo sư về chính sách công Eduardo Araral của Đại học quốc gia Singapore cho biết: “Ông Trump sẽ phải phô trương sức mạnh của Hoa Kỳ, và phải nói với cử tri rằng ông sẽ giành lại Philippines từ tay Trung Quốc. Do đó ông cần phải cho cử tri biết ông chiến thắng, còn ông Obama đã thất bại.”
Ông Trump không 'sửa chữa' vấn đề Biển Đông trong nhiệm kỳ đầu
https://www.youtube.com/watch?v=p3zen6SrMdE
Đường dẫn trực tiếp
Ông Trump chưa đưa ra chính sách nào về vấn đề Biển Đông. Hoa Kỳ cũng không nằm trong các quốc gia có tranh chấp chủ quyền, nhưng ông Obama đã lên tiếng cảnh báo và đã cho thực hiện tuần tra quân sự định kỳ để ngăn chặn Trung Quốc, một quốc gia có sức mạnh quân sự lớn nhất trong số các nước có tranh chấp.
Nhà tỷ phú bất động sản New York cho biết trên trang web vận động tranh cử rằng hành động quân sự cứng rắn hơn của Hoa Kỳ ở Biển Đông sẽ ngăn chặn sự hung hãn của Trung Quốc khi Bắc Kinh tăng cường ảnh hưởng. Ông Trump cũng chỉ trích Trung Quốc đã chiếm các hải đảo đang có tranh chấp và giành chủ quyền các hải đảo khác.
Các nhà phân tích nhận định rằng sau khi chứng tỏ sự hiện diện quân sự ở Biển Đông, chính phủ của ông đương nhiên sẽ giảm bớt hành động quân sự vì lợi ích trong quan hệ thương mại với Trung Quốc.
Ông Jonathan Spangler, nhà nghiên cứu Biển Đông ở Đài Loan cho rằng các “chi tiết về chính sách Châu Á Thái Bình Dương của ông Trump hiện nay rất ít, và nhiều bài phát biểu không chuẩn bị trước của ông cũng không cho thấy rõ chính phủ của ông sẽ thực thi chính sách này như thế. Nếu như bà Clinton thắng cử thì chắc chắn bà sẽ tiếp tục ưu tiên khu vực châu Á Thái Bình Dương.”
Spangler dự đoán: “Trung Quốc sẽ tìm thấy ở ông Trump, một nhà lãnh đạo kinh doanh, một cách gây ảnh hưởng dễ dàng hơn so với nhà lãnh đạo chuyên về chính trị và tư tưởng Clinton.”
Các nhà phân tích cho biết, ông Trump có quan điểm coi nhẹ tự do mậu dịch, một phần quan trọng trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện nay. Ông gọi Trung Quốc là “rẻ tiền”, là “kẻ đầu cơ tiền tệ”. Nhưng cốt yếu ông muốn thiết lập quan hệ với nhà lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc là vì lợi ích của các doanh nghiệp Hoa Kỳ, biết rằng các doanh nghiệp Hoa Kỳ phụ thuộc vào thị trường và là cơ sở sản xuất lớn nhất châu Á này.
Araral nói: “Thật ra ông Trump là người làm nghề tiếp thị. Ông muốn có những thương vụ. Ông sẽ phải làm như vậy thì mới mang lại lợi ích cho Hoa Kỳ.”
Lin Chong-pin, một giáo sư đã về hưu các vấn đề chiến lược ở Đài Loan cho biết, ông Trump có thể sẽ cắt giảm ngân sách quân sự để tập trung vào chính sách nội địa, hạn chế hành động quân sự ở Biển Đông.
Lin Chong-pin nói: “Khi ông Donald Trump gần đến ngày làm tổng thống, việc ông sẽ xem xét giảm sự hiện diện quân sự ở Biển Đông là điều chắc chắn. Và đương nhiên, Bắc Kinh sẽ lặng lẽ mỉm cười.”
Trung Quốc tố cáo Brunei, Malaysia, Đài Loan, Việt Nam và Philippines đã cho tàu thuyền đi qua vùng đặc quyền kinh tế cách đất liền 200 hải lý (tức 370 km) và chiếm các quần đảo ở khu vực này.
Bắc Kinh tuyên bố chiếm giữ khoảng 95% diện tích biển từ Đài Loan đến Singapore, hành động này bắt đầu rõ nhất từ 2010, bành tướng khu vực biển giàu trữ lượng hải sản, khí đốt, dầu mỏ, và là nơi giao thương hàng hải.
VOA