duyanh
11-14-2016, 01:50 PM
Mỹ nhận cho định cư một số thuyền nhân bị Úc tạm giữ ở Thái Bình Dương
http://mylstv.com/wp-content/uploads/2016/11/x5d7ec876-2dcf-4034-8aee-46e12d290ce1-218x150.jpg.pagespeed.ic.sRp9pJrfWV.jpg
Chính phủ Hoa Kỳ đồng ý nhận cho định cư một số thuyền nhân đang bị chính phủ Úc tạm giữ ở những đảo quốc Thái Bình Dương.
Tin này được Thủ Tướng Úc Malcolm Turnbull đưa ra tranh cuộc họp báo tại Canberra, nhưng không nói số thuyền nhân được chính phủ Mỹ nhận định cư là bao nhiêu người.
Hiện đang có mặt tại New Zealand, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ John Kerry cũng xác nhận điều này, nói thêm Cao Ủy Tỵ Nạn sẽ chuyển cho Washington danh sách những thuyền nhân có thể vào Mỹ định cư.
Cũng có tin nói là vào tuần tới, nhân viên Bộ Nội An Mỹ sẽ sang Canbera để bàn thảo chi tiết với các viên chức an ninh và di trú của Úc, để bắt đầu chương trình thanh lọc trước khi lập danh sách những người được nhận định cư, ưu tiên đầu cho phụ nữ, trẻ em và những người có gia đình.
Hiện có khoảng 1,300 thuyền nhân đang tạm trú ở 2 đảo quốc Nauru và Papua New Guinea. Tất cả đều bị tầu hải quân Úc chận bắt từ ngoài khơi, và Úc trang trải mọi chi phí cho những người này tạm trú, trong thời gian tìm quốc gia nhận cho họ định cư.
Theo ông Bộ Trưởng Di Trú Úc Peter Dutton, chỉ có những người hiện đang tạm trú tại Nauru và Papua New Guinea mới có hy vọng được nhận vào Mỹ, những người đến Úc sau này sẽ không được chính phủ Hoa Kỳ cứu xét.
Ông cũng cho hay những thuyền nhân nào không muốn định cư tại Mỹ sẽ được đảo quốc Nauru cho tạm trú thêm trong 20 năm.
Cũng cần nói thêm nói thêm thứ Năm vừa rồi, Thủ Tướng Úc Malcolm Turnbull đã gọi điện chúc mừng Tổng Thống Đắc Cử Donald Trump, nhưng không rõ chuyện Hoa Kỳ cho thuyền nhân định cư có được nói đến hay không.
Thắc mắc này được đưa ra vì trong lúc còn vận động tranh cử, ông Trump có nói là cấm cửa không cho người Hồi Giáo vào Mỹ định cư, sau đó chữa lại là không nhận những người đến từ các nước đang có khủng bố hoạt động.
Phần đông thuyền nhân mà Úc đang gửi tạm trú ở Thái Bình Dương là người theo đạo Hồi, đến từ Trung Đông, Châu Phi và Châu Á.
RFA
http://mylstv.com/wp-content/uploads/2016/11/x5d7ec876-2dcf-4034-8aee-46e12d290ce1-218x150.jpg.pagespeed.ic.sRp9pJrfWV.jpg
Chính phủ Hoa Kỳ đồng ý nhận cho định cư một số thuyền nhân đang bị chính phủ Úc tạm giữ ở những đảo quốc Thái Bình Dương.
Tin này được Thủ Tướng Úc Malcolm Turnbull đưa ra tranh cuộc họp báo tại Canberra, nhưng không nói số thuyền nhân được chính phủ Mỹ nhận định cư là bao nhiêu người.
Hiện đang có mặt tại New Zealand, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ John Kerry cũng xác nhận điều này, nói thêm Cao Ủy Tỵ Nạn sẽ chuyển cho Washington danh sách những thuyền nhân có thể vào Mỹ định cư.
Cũng có tin nói là vào tuần tới, nhân viên Bộ Nội An Mỹ sẽ sang Canbera để bàn thảo chi tiết với các viên chức an ninh và di trú của Úc, để bắt đầu chương trình thanh lọc trước khi lập danh sách những người được nhận định cư, ưu tiên đầu cho phụ nữ, trẻ em và những người có gia đình.
Hiện có khoảng 1,300 thuyền nhân đang tạm trú ở 2 đảo quốc Nauru và Papua New Guinea. Tất cả đều bị tầu hải quân Úc chận bắt từ ngoài khơi, và Úc trang trải mọi chi phí cho những người này tạm trú, trong thời gian tìm quốc gia nhận cho họ định cư.
Theo ông Bộ Trưởng Di Trú Úc Peter Dutton, chỉ có những người hiện đang tạm trú tại Nauru và Papua New Guinea mới có hy vọng được nhận vào Mỹ, những người đến Úc sau này sẽ không được chính phủ Hoa Kỳ cứu xét.
Ông cũng cho hay những thuyền nhân nào không muốn định cư tại Mỹ sẽ được đảo quốc Nauru cho tạm trú thêm trong 20 năm.
Cũng cần nói thêm nói thêm thứ Năm vừa rồi, Thủ Tướng Úc Malcolm Turnbull đã gọi điện chúc mừng Tổng Thống Đắc Cử Donald Trump, nhưng không rõ chuyện Hoa Kỳ cho thuyền nhân định cư có được nói đến hay không.
Thắc mắc này được đưa ra vì trong lúc còn vận động tranh cử, ông Trump có nói là cấm cửa không cho người Hồi Giáo vào Mỹ định cư, sau đó chữa lại là không nhận những người đến từ các nước đang có khủng bố hoạt động.
Phần đông thuyền nhân mà Úc đang gửi tạm trú ở Thái Bình Dương là người theo đạo Hồi, đến từ Trung Đông, Châu Phi và Châu Á.
RFA