PDA

View Full Version : Rốn lũ bội thực quà cứu trợ



duyanh
11-10-2016, 02:17 PM
Rốn lũ bội thực quà cứu trợ




http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/flood-center-indigestion-relief-items-11092016121523.html/cuu-tro-quang-binh-622.jpg/@@images/e4684c89-3ab8-4f24-869c-d8a3347ab4d1.jpeg (http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/flood-center-indigestion-relief-items-11092016121523.html/cuu-tro-quang-binh-622.jpg/@@images/e4684c89-3ab8-4f24-869c-d8a3347ab4d1.jpeg)

Người dân Ba Đồn Quảng Bình trong một đợt nhận hàng cứu trợ.

http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/flood-center-indigestion-relief-items-11092016121523.html/ttvn110916.mp3


Hiện tại, đồng bào vùng lũ Phú Yên, Bình Định khó khăn, thiếu thốn bao nhiêu thì bà con ở vùng rốn lũy Hương Khê, Hà Tĩnh lại bội thực quà cứu trợ bấy nhiêu. Và chúng tôi xin khoanh vùng rốn lũ ở khu vực các xã Phương Mỹ, Phương Điền huyện Hương Khê, vì đây là cái chảo chứa lũ mỗi khi thủy điện Hố Hô xả đập và cũng là nơi ngập úng lâu và sâu nhất Hương Khê, đời sống của đồng bào nơi đây gặp rất nhiều khó khăn mỗi khi mưa lũ. Nhưng, đây cũng là nơi đang trong tình trạng bội thực quà cứu trợ, có thể nói rằng hiện trạng cứu trợ bà con vùng lũ đang rơi vào trạng thái chỗ ăn không hết nơi tìm không ra.

Quá mệt vì cứu trợ

Một người dân vùng rốn lũ Phương Mỹ, Hương Khê, Hà Tĩnh, không muốn nêu tên, chia sẻ: “Cái lượng quà về dưới Phương Mỹ lúc nào cũng nhiều nhất Hương Khê vì đây là vùng rốn lũ. Hầu hết các đoàn cứu trợ về phát quà đều dồn hết về đây. Diễn viên Phan Anh cũng về đây cứu trợ. Nói chung là có gia đình có vài ba chục thùng mì tôm, vài tấn gạo và mươi triệu là chuyện bình thường. Vì mọi nơi đều dồn về rốn lũ…”

Lượng quà về dưới Phương Mỹ lúc nào cũng nhiều nhất Hương Khê vì đây là vùng rốn lũ. Hầu hết các đoàn cứu trợ về phát quà đều dồn hết về đây.

-Người dân vùng rốn lũ

Người đàn ông này cho biết thêm là tại số lượng mì tôm của gia đình ông đã lên đến ba mươi hai thùng mì các loại và ông cũng thú thực là tiền cứu trợ mà gia đình ông nhận được đã lên mức ngót nghét bốn chục triệu đồng, những gia đình khác trong khu vực rốn lũ cũng nhận được mức tương đương như ông. Thậm chí có gia đình đã nhận được lên đến trên 50 triệu đồng.

Ông cho biết thêm là mỗi ngày có từ hai đến ba chuyến hàng cứu trợ ghé đến đây và có ngày lên đến năm, sáu chuyến hàng cứu trợ, ngay cả những người tổ chức nhận cứu trợ hoặc các Cha Xứ ở đây cũng bắt đầu mệt mỏi vì hàng cứu trợ cứ liên tục đến. Những nhà nhận được năm chục, sáu chục triệu đồng là nhờ vào họ có bà con ở phơng xa, đi làm ăn ở miền Nam gởi về giúp đỡ, hỗ trợ sau lũ lụt.

Vấn đề người đàn ông này nói với chúng tôi hoàn toàn chính xác, bởi chúng tôi cũng đang thực hiện chuyến trao quà cứu trợ đến bà con vùng lũ ở Quảng Bình, Hà Tĩnh. Ở Quảng BÌnh, chúng tôi đến huyện Ba Đồn, nơi đây khá vất vả và suất quà trị giá năm trăm năm trăm ngàn đồng mỗi gia đình bằng tiền mặt mà chúng tôi trao đối với người dân nơi đây hết sức ý nghĩa, quí giá. Điều này khác hoàn toàn với suất quà năm trăm ngàn đồng mà chúng tôi trao khi đến Giáo Xứ Thổ Hoàng ở xã Phương Mỹ huyện Hương Khê, Hà Tĩnh.

Nơi tìm không ra

http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/flood-center-indigestion-relief-items-11092016121523.html/cuu-tro-quang-binh-622b.jpg/@@images/b67ef57d-935b-4ef9-999c-5012ab288ea8.jpeg

Người dân Ba Đồn Quảng Bình trong một đợt nhận quần áo cũ. RFA PHOTO

Ngược với tình cảnh nơi rốn lũ Thổ Hoàng, ở các Giáo Xứ Thịnh Lạc, Giáo Họ Trại Nại, Giáo xứ Xuân Sơn, Giáo họ Kỳ Lạc, Kỳ Sơn ở Hương Khê và Kỳ Anh, Hà Tĩnh, Giáo xứ Diên Trường, Giáo Họ Chay, Tân Sơn bên cạnh bờ sông Nan hay Giáo họ Yên Thuận, Quảng Hải, Ba Đồn, Quảng Bình, câu chuyện cứu trợ và nhận cứu trợ lại hoàn toàn khác, hết sức cảm động và nhiều điều để nói.

Như lời của Linh Mục Nguyễn Văn Hùng, vị Quản Xứ ở Giáo Xứ Diên Trường, xã Quảng Sơn, thị xã Ba Đồn, Quang Bình chia sẻ: “Trước đây thì mỗi cơn lũ kéo đến thì người Chay thiệt hại nặng lắm. Khi tôi về là năm 2010, năm đó có lũ lớn, năm 2013 cũng bị lũ lớn, trôi sáu, bảy ngôi nhà là chuyện bình thường, mỗi lần ngập lụt thì ngập tới nóc nhà. Hiện tại tôi có kế hoạch di dời nên bà con cũng đở hơn. Nhưng mỗi khi có lũ thì Chay không có gì hết, vì các đoàn cứu trợ không về đây vì nơi đây không có điện, thông tin cũng không có mà báo chí cũng không quan tâm đúng mức nên mỗi khi có lũ, Giáo họ Chay bị đói, chuyện đói khổ xảy ra rất thường xuyên…”

Linh Mục Hùng cho biết thêm tình trạng thiếu thốn sau lũ lụt vẫn kéo dài từ Quảng Bình cho đến Hà Tĩnh bởi hầu hết các suất quà đều đổ vào các trung tâm thông tin, cụ thể là các rốn lũ. Điều mà Linh Mục Nguyễn Văn Hùng chia sẻ hoàn toàn đúng với thực tế mà chúng tôi đã đi trao quà ở Giáo Xứ Diên Trường và Giáo Họ Tân Sơn, Kỳ Sơn, Kỳ Yên ở Ba Đồn. Hầu hết bà con vùng lũ đều rất nghèo khổ, khó khăn, bị trôi mất đồ đạt, khi chúng tôi trao mỗi suất quà 500 ngàn đồng đến mỗi gia đình, nhiều người đã vui mừng rơi nước mắt và trong lời cảm ơn của họ có cả tiếng thút thít vì cảm động, vì mừng!

Mỗi khi có lũ thì Chay không có gì hết, vì các đoàn cứu trợ không về đây vì nơi đây không có điện, thông tin cũng không có mà báo chí cũng không quan tâm đúng mức nên mỗi khi có lũ, Giáo họ Chay bị đói, chuyện đói khổ xảy ra rất thường xuyên…
-LM Nguyễn Văn Hùng

Ở Giáo Xứ Thịnh Lạc, Hương Khê và Giáo Xứ Xuân Sơn, Kỳ Anh, Hà Tĩnh cũng vậy, khi chúng tôi đến trao quà ở đây, bà con đã vui mừng khôn tả vì đây là suất quà không hề nhỏ chút nào đối với họ. Cha Trung, vị Quản Xứ Thịnh Lạc đã vui mừng chào đón đoàn cứu trợ và hết lời cám ơn các vị ân nhân đã góp từng đồng quí giá, chất nặng tình người đến với bà con trong Giáo Xứ.

Linh Mục Gioan Cao Đình Hải, vị Quản Xứ của Giáo Xứ Xuân Sơn, Kỳ Anh, Hà Tĩnh chia sẻ, đời sống của bà con nơi đây vô cùng thiếu thốn, khó khăn, trong đó, cái khó lớn nhất là nguồn nước sạch để sinh hoạt. Nước để ăn uống là một bài toán nan giải vì từ tháng Hai đến tháng Tám âm lịch, hầu như mọi sông, hồ và giếng nơi đây đều bị khô cạn, trơ đáy, người dân phải dùng nước dự trữ trong các giếng tự đào giữa các đám ruộng thấp. Dây cũng là nơi mà phân trâu, phân bò, đủ các loại rác rến chảy về.

Rất tiếc là khi chúng tôi đến Kỳ Sơn, số lượng tiền cứu trợ đã cạn đi rất nhiều, chỉ còn lại 74 triệu đồng chia đều cho gần 250 gia đình. Cuối cùng chúng tôi phải ngồi lại với Cha Hải để chia làm ba hạng quà, hạng 1 ưu tiên cho các gia đình đặc biệt khó khăn với mỗi suất quà là một triệu đồng, hạng hai cho gia đình nghèo khó là 500 ngàn đồng, hạng ba cho gia đình bị ảnh hưởng lụt là 200 ngàn đồng. Điều làm chúng tôi càm động nhất là khi nhận quà xong, những gia đình nhận suất 200 ngàn đồng tìm đến chúng tôi để cám ơn và nói rằng đây là suất quà lớn nhất, tương đương với hai chục ký gạo mà họ đã nhận được từ nguồn cứu trợ.

Qua bài tường trình này, chúng tôi thành khẩn kêu gọi các đoàn cứu trợ hãy nghiên cứu thật kĩ vùng cứu trợ của mình. Bởi các rốn lũ đang bị bội thực cứu trợ trong khi một số nơi vẫn đang khó khăn, đói lạnh và mòn mỏi chờ hơi ấm cứu trợ từ các ân nhân!

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.



https://www.youtube.com/watch?v=iRn6d-fzr-w


Nhóm phóng viên RFA tường trình từ VN
2016-11-09