PDA

View Full Version : Cải cách sẽ chậm lại nếu TPP trắc trở



duyanh
11-10-2016, 02:02 PM
Cải cách sẽ chậm lại nếu TPP trắc trở




http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/white-house-study-cn-trade-deal-worsens-damage-fr-tpp-failure-11042016095600.html/000_FY0V8.jpg/@@images/4766b9d4-5718-4eeb-8b51-b62ba07994f5.jpeg (http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/white-house-study-cn-trade-deal-worsens-damage-fr-tpp-failure-11042016095600.html/000_FY0V8.jpg/@@images/4766b9d4-5718-4eeb-8b51-b62ba07994f5.jpeg)

Biểu tình phản đối Hiệp định Kinh Tế Đối Tác Chiến Lược Xuyên Thái Bình Dương TPP bên ngoài tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ ở Washington DC hôm 7/9/2016.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-tendency-of-anti-tpp-may-affect-reform-process-in-vn-nn-11092016203641.html/vnn11102016.mp3

Việt Nam kỳ vọng rất nhiều vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và có những nỗ lực cải cách để được hưởng lợi lớn từ Hiệp định này. Tổng thống đắc cử Donald Trump có xu hướng xem xét lại các Hiệp định thương mại tự do mà Hoa Kỳ đã ký kết, đặc biệt với TPP mà Quốc hội nước này chưa phê chuẩn. Nếu TPP không hiệu lực thì nó sẽ gây ảnh hưởng gì tới quá trình cải cách ở Việt Nam.

Ông Trump chống TPP

Tương lai Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), mà 12 nước trong đó có Việt Nam ký kết vào ngày 4/2/2016 ở New Zealand, đang trở nên bất định hơn bao giờ hết.

Việc này gây cản trở rất lớn đối với tiến trình cải cách của Việt Nam là vì TPP là hiệp định thế hệ mới cao hơn thế hệ cũ và nó tạo động lực thúc đẩy Việt Nam phải cải cách mạnh hơn.
-PGS Ngô Trí Long

Tổng thống đắc cử Donald Trump của Hoa Kỳ đã thể hiện quan điểm rõ rệt chống TPP, trong giai đoạn tranh cử với lập luận TPP không có lợi cho nước Mỹ. Nếu Quốc hội Hoa Kỳ không phê chuẩn TPP, thì việc này cũng đồng nghĩa với việc TPP không hiệu lực. TPP có điều khoản quy định phải được ít nhất 6 nước phê chuẩn, 6 nước này phải có nền kinh tế gộp chiếm 85% GDP của toàn khối. Trên thực tế Hoa Kỳ chiếm 62% và Nhật Bản 17% GDP toàn khối. TPP có thể hiện thực hay không hầu như tùy thuộc Hoa Kỳ và Nhật Bản.

TPP là Hiệp định thương mại tự do trải dài từ Australia qua một phần châu Á tới châu Mỹ, 12 nền kinh tế của TPP chi phối 40% kinh tế toàn cầu bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chi Lê, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam. TPP là Hiệp định tiêu chuẩn cao, đòi hỏi những quốc gia như Việt Nam, phải cải cách thể chế kinh tế và luật pháp sâu rộng để được hưởng lợi ích rất lớn nhờ cắt giảm thuế quan, gia tăng kim ngạch xuất khẩu đặc biệt là sản phẩm dệt may, da giày. Ngoài ra TPP cũng tạo ra cơ hội cho Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài. Điển hình trong 2 năm 2014-2015, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư 5,8 tỷ USD vào các dự án dệt may ở Việt Nam, nhằm đón bắt cơ hội từ TPP.


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-tendency-of-anti-tpp-may-affect-reform-process-in-vn-nn-11092016203641.html/000_HX8SF.jpg/@@images/5e69367f-7bd7-49a3-be0b-59f093eb9fc3.jpeg
Tổng thống đắc cử Donald Trump phát biểu mừng chiến thắng rạng sáng ngày 9/11/2016 tại New York. AFP

Nếu TPP không hiệu lực, quá trình cải cách ở Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng như thế nào. Phó Giáo sư Ngô Trí Long chuyên gia kinh tế từ Hà Nội nhận định:

“Tôi thấy quan điểm của ông Trump nếu trở thành Tổng Thống ông ấy sẽ rút Hoa Kỳ ra khỏi TPP, hiện nay Việt Nam trông đợi quốc hội của 12 nước đã ký kết thông qua. Việc này gây cản trở rất lớn đối với tiến trình cải cách của Việt Nam là vì TPP là hiệp định thế hệ mới cao hơn thế hệ cũ và nó tạo động lực thúc đẩy Việt Nam phải cải cách mạnh hơn. Cho nên việc này sẽ làm cho tiến trình cải cách của Việt Nam sẽ chậm lại. Điều đó chắc chắn sẽ xẩy ra.”



Hướng cải cách sẽ thay đổi

Trả lời chúng tôi từ Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Đại học Kinh tế Hà Nội vẫn nuôi hy vọng TPP sẽ được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua, vì bản thân TPP cũng mang lại lợi ích cho nước Mỹ. Trong trường hợp xấu nhất, TS Nguyễn Đức Thành nhận định:

“Nếu mà TPP bị khựng lại, bị lùi lại hay bác bỏ thì tôi nghĩ là nó sẽ ảnh hưởng tới động lực cũng như tính năng động trong việc cải cách của Việt Nam, điều này là có. Nhưng Việt Nam sẽ vẫn phải tiếp tục cải cách bởi vì để tăng hội nhập quốc tế một cách hiệu quả, cũng như là để nâng sức cạnh tranh của nền kinh tế và kể cả cải thiện nội bộ của nền kinh tế nữa. Nhưng cải cách theo chiều hướng nào, ở những khía cạnh nào thì tôi nghĩ nó sẽ có một số thay đổi.”

Trò chuyện với chúng tôi vào tối 9/11/2016, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam từ Hà Nội nói rằng, có hay không có TPP Việt Nam sẽ vẫn phải đẩy mạnh tiến trình cải cách, tái cơ cấu nền kinh tế và hàng hóa Việt Nam sẽ tiếp tục vào Hoa Kỳ. Theo lời bà Việt Nam đang có 10 hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực, ngoài ra còn có Hiệp định thương mại tự do với EU và một số FTA khác.Trong trường hợp TTP không hiệu lực vì Hoa Kỳ không phê chuẩn, thì cũng còn những cơ hội khác với 10 nước đã cùng ký kết TPP với Việt Nam, theo một hình thức khác thí dụ như ký kết hiệp định song phương chẳng hạn. Vẫn theo lời bà Phạm Chi Lan Việt Nam không còn con đường nào khác là phải tiếp tục cải cách.

Nếu mà TPP bị khựng lại, bị lùi lại hay bác bỏ thì tôi nghĩ là nó sẽ ảnh hưởng tới động lực cũng như tính năng động trong việc cải cách của Việt Nam, điều này là có.
-TS Nguyễn Đức Thành
Cùng về vấn đề vừa nêu, Phó Giáo sư Ngô Trí Long nhận định:

“Cải cách của kinh tế Việt Nam là yêu cầu cấp thiết hiện nay, cải cách lần thứ nhất đến nay bắt đầu chững lại. Muốn một sự đổi mới phát triển có hiệu quả tốt hơn, thì chắc chắn phải có tiếp tục cải cách lần thứ hai. Hiện nay Việt Nam đã ký kết trên 10 hiệp định thương mại tự do và chuẩn bị ký 4-5 cái nữa. Tất nhiên những hiệp định thương mại tự do này so với TPP thì mức độ thế hệ thấp hơn. Dù đã có những hiệp định kia, nhưng nếu TPP không thực thi thì chắc chắn ảnh hưởng tiến trình cải cách của Việt Nam, đây là điều tất yếu. Tất nhiên nó không phải là dừng hẳn mà nó chậm lại, tiến trình cải cách của Việt Nam sẽ không được thực hiện như kế hoạch mà TPP được ký kết.”

Việt Nam đã chấp nhận nhiều điều kiện khó để được tham gia thị trường mở của TPP, kỳ vọng tăng kim ngạch xuất khẩu hơn 30% nhờ cắt giảm thuế quan. Đảng Cộng sản Việt Nam được cho là chấp nhận lộ trình cải cách pháp luật tương thích với quốc tế, tạo sân chơi bình đẳng đối với mọi thành phần doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Chấp nhận các tổ chức xã hội dân sự độc lập, công nhân có quyền thành lập nghiệp đoàn cơ sở và tạo liên kết với các nghiệp đoàn khác. Ngoài ra còn các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về lao động, bản quyền, vệ sinh an toàn thực phẩm…

Khi TPP được ký kết chậm trễ vào ngày 4/2/2016 ở Auckland New Zealand sau 5 năm và rất nhiều vòng đàm phán, giới phân tích cho rằng Quốc hội Hoa Kỳ khó phê chuẩn Hiệp định này trong mùa bầu cử ở nước này, chưa bàn đến nhân tố mới là quan điểm muốn Hoa Kỳ rút khỏi TPP của Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Việt Nam có thể cũng chưa chuẩn bị tốt cho tiến trình cải cách để phù hợp với TPP, cùng với sự kiện Quốc hội VN không lên kế hoạch xem xét để thông qua TPP trong kỳ họp thứ hai, giới nghiên cứu đặt câu hỏi nếu không còn TPP thì kế hoạch cải cách của Việt Nam sẽ có những điều chỉnh như thế nào.




https://www.youtube.com/watch?v=cLjaadlpQlM



Nam Nguyên, phóng viên RFA