sophienguyen
11-09-2016, 01:37 AM
Trung Quốc đã bắt đầu tuân thủ Phán quyết Trọng tài
South China Morning Post ngày 9/11 dẫn nguồn tin Reuters cho biết, tân Đại sứ Philippines tại Trung Quốc Jose Santiago Santa Romana khẳng định, Trung Quốc đã tuân thủ một phần Phán quyết Trọng tài 12/7 khi để ngư dân Philippines quay lại đánh bắt ở Scarborough.
http://static.thanhnien.com.vn/uploaded/minhquang/2016_06_03/babinh-1_bgrg.jpg?width=500&encoder=wic&subsampling=444
Trung Quốc đã tuân thủ một phần Phán quyết Trọng tài 12/7 khi để ngư dân Philippines quay lại đánh bắt ở Scarborough.
Ngư dân Philippines cho biết, từ khi Tổng thống Rodrigo Duterte thăm Trung Quốc trở về trong tháng trước, tàu hải cảnh Trung Quốc đã không còn quấy rối khi họ quay lại đánh bắt ở Scarborough. Tân Đại sứ Philippines nói:
“Trung Quốc hiện đang tuân thủ Phán quyết Trọng tài, đó là những gì luật sư người Mỹ của chúng ta đang nói”, ông nói với các doanh nhân Philippines về Paul Reichler, trưởng cố vấn pháp lý cho Philippines trong vụ kiện trọng tài biển Đông.
“Trung Quốc vẫn khẳng định yêu sách chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough, nhưng hứa sẽ làm một cái gì đó cho ngư dân của chúng tôi khi tổng thống nêu vấn đề”.
Santa Romana xuất thân từ một học giả chuyên nghiên cứu về Trung Quốc. Ông đã từng tham gia một nhóm nghiên cứu của cựu Tổng thống Fidel Ramos khi Fidel được mời làm Đặc sứ cho Tổng thống đương nhiệm Rodrigo Duterte tiếp xúc với đại diện Trung Quốc ở Hồng Kông.
Đại sứ Philippines tiết lộ về cuộc gặp này: “Phía Trung Quốc đã cam kết rằng họ sẽ không đòi lại bãi cạn, mà giữ gìn nó như một khu bảo tồn biển. Vì vậy ngay cả ngư dân Trung Quốc cũng không được phép vào đánh bắt bên trong đầm phá.
Hai nước bây giờ nên phối hợp với nhau trong việc xây dựng một số quy tắc hợp tác giữa lực lượng cảnh sát biển hai nước để tránh lặp lại các trường hợp cá biệt”.
Chiến lược “xoay trục về Bắc Kinh” của ông Rodrigo Duterte mang lại hòa bình, ổn định cho biển Đông là bình luận của Nikkei Asian Review ngày 9/10.
Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là yêu sách chính thức của Trung Quốc với Scarborough đã thay đổi, Nikkei Asian Review lưu ý. Điều này được bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác nhận:
“Phía Trung Quốc vẫn luôn thực hiện quyền tài phán một cách bình thường ở Scarborough. Tình hình đó không thay đổi và sẽ không thay đổi”.
Tiếng nói lạc lõng
Straits Times ngày 9/11 dẫn lời cựu Ngoại trưởng Singapore George Yeo (nhiệm kỳ 2011-2014) bình luận, vụ kiện trọng tài biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc là sự thiếu khôn ngoan của Manila.
Xuất hiện trong một chương trình truyền hình của đài CCTV, Trung Quốc phát sóng tối Thứ Hai 7/11, ông George Yeo đã được hỏi về tranh chấp biển Đông giữa Trung Quốc với một số nước ASEAN cũng như vụ kiện của Philippines.
Cựu Ngoại trưởng Singapore gọi vụ kiện này là gây tranh cãi. Ông nói rằng, Manila không khôn ngoan khi làm như vậy, vì ông không thấy vấn đề có thể giải quyết bằng cách này:
“Về bản chất, nó là một vấn đề chính trị giữa Trung Quốc và Philippines. Nó không thể được giải quyết một cách hợp pháp hay tuân thủ luật pháp cứng nhắc.”
Ông George Yeo lập luận, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 được thành lập không phải để giải quyết tranh chấp phân định biển, cốt lõi của tranh chấp ở Biển Đông thực sự là tranh chấp lãnh thổ.
Singapore cũng đã bị Trung Quốc chỉ trích công khai gần đây khi nước này kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng Phán quyết Trọng tài, biểu hiện của tinh thần thượng tôn pháp luật.
Cựu Ngoại trưởng George Yeo cho rằng, những ma sát giữa 2 nước sẽ được giải quyết qua thời gian, bởi cả hai bên đều gắn kết với nhau trên các vấn đề lớn.
Khi được hỏi rằng có phải các nước trong khu vực đang lo lắng vì phải lựa chọn hoặc Trung Quốc, hoặc Hoa Kỳ, ông George Yeo cho rằng:
“Không thành viên nào của ASEAN muốn là kẻ thù của Trung Quốc, nhưng các nước phải tìm cách đa dạng hóa quan hệ, vì Trung Quốc to lớn, còn họ không phải là quá lớn”.
Phát biểu của cựu Ngoại trưởng Singapore George Yeo thể hiện quan điểm cá nhân của ông, mặc dù nó bảo vệ lập trường phi lý của Trung Quốc ở biển Đông.
Tuy nhiên theo người viết, thật khó hiểu khi ông George Yeo lập luận rằng, tranh chấp ở biển Đông là vấn đề chính trị chứ không phải pháp lý.
Ông George Yeo cũng nhầm lẫn khi nói rằng, UNCLOS 1982 không giải quyết vấn đề phân định biển. Chỉ có điều, Trung Quốc đã tìm cách loại trừ khả năng giải quyết tranh chấp lãnh thổ / phân định biển thông qua cơ quan tài phán quốc tế, nên Philippines không kiện Trung Quốc nội dung này.
Cựu Ngoại trưởng Singapore cũng đã nhầm hoặc cố tình đánh tráo bản chất vụ kiện của Philippines từ chỗ áp dụng và giải thích Công ước theo tinh thần Phụ lục VII, UNCLOS 1982 thành “tranh chấp lãnh thổ” như lập luận của Bắc Kinh.
Singapore là cường quốc pháp lý tầm cỡ toàn cầu, và quốc đảo này tồn tại và phát triển cũng nhờ nguyên tắc bất di bất dịch: Thượng tôn pháp luật và bảo vệ luật pháp, công lý quốc tế, hòa bình, ổn định, tự do hàng hải hàng không trong khu vực biển Đông.
Người viết thiết nghĩ, thượng tôn pháp luật mới thực sự là chính trị văn minh. Tư duy chính trị hóa các vấn đề pháp lý hay hành xử theo thói cá lớn nuốt cá bé, cả vú lấp miệng em đã không còn phù hợp trong thế giới hiện đại.
Tất nhiên không riêng gì Trung Quốc, trên thế giới cũng đã có những siêu cường muốn ngồi trên luật pháp trong một số tranh chấp, như Hoa Kỳ hoặc Nga.
Nhưng thế giới ngày nay cũng có những tấm gương nước lớn biết thượng tôn pháp luật, điển hình như Ấn Độ. Vụ kiện tranh chấp hàng hải với nước láng giềng Bangladesh được đưa ra Tòa Trọng tài Thường trực (PCA).
Khi PCA ra phán quyết tháng 7/2014 xử cho Bangladesh thắng, Ấn Độ đã hoan nghênh và tuân thủ phán quyết của Tòa, mặc dù phải từ bỏ một vùng biển lớn hơn bang Tây Bengal.
Vì thế 1 cựu Ngoại trưởng Singapore lại cổ súy cho lối chính trị áp đặt, ngồi trên luật pháp và đi ngược lại lợi ích của chính Singapore là một điều khó hiểu.
Theo Giaoduc
South China Morning Post ngày 9/11 dẫn nguồn tin Reuters cho biết, tân Đại sứ Philippines tại Trung Quốc Jose Santiago Santa Romana khẳng định, Trung Quốc đã tuân thủ một phần Phán quyết Trọng tài 12/7 khi để ngư dân Philippines quay lại đánh bắt ở Scarborough.
http://static.thanhnien.com.vn/uploaded/minhquang/2016_06_03/babinh-1_bgrg.jpg?width=500&encoder=wic&subsampling=444
Trung Quốc đã tuân thủ một phần Phán quyết Trọng tài 12/7 khi để ngư dân Philippines quay lại đánh bắt ở Scarborough.
Ngư dân Philippines cho biết, từ khi Tổng thống Rodrigo Duterte thăm Trung Quốc trở về trong tháng trước, tàu hải cảnh Trung Quốc đã không còn quấy rối khi họ quay lại đánh bắt ở Scarborough. Tân Đại sứ Philippines nói:
“Trung Quốc hiện đang tuân thủ Phán quyết Trọng tài, đó là những gì luật sư người Mỹ của chúng ta đang nói”, ông nói với các doanh nhân Philippines về Paul Reichler, trưởng cố vấn pháp lý cho Philippines trong vụ kiện trọng tài biển Đông.
“Trung Quốc vẫn khẳng định yêu sách chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough, nhưng hứa sẽ làm một cái gì đó cho ngư dân của chúng tôi khi tổng thống nêu vấn đề”.
Santa Romana xuất thân từ một học giả chuyên nghiên cứu về Trung Quốc. Ông đã từng tham gia một nhóm nghiên cứu của cựu Tổng thống Fidel Ramos khi Fidel được mời làm Đặc sứ cho Tổng thống đương nhiệm Rodrigo Duterte tiếp xúc với đại diện Trung Quốc ở Hồng Kông.
Đại sứ Philippines tiết lộ về cuộc gặp này: “Phía Trung Quốc đã cam kết rằng họ sẽ không đòi lại bãi cạn, mà giữ gìn nó như một khu bảo tồn biển. Vì vậy ngay cả ngư dân Trung Quốc cũng không được phép vào đánh bắt bên trong đầm phá.
Hai nước bây giờ nên phối hợp với nhau trong việc xây dựng một số quy tắc hợp tác giữa lực lượng cảnh sát biển hai nước để tránh lặp lại các trường hợp cá biệt”.
Chiến lược “xoay trục về Bắc Kinh” của ông Rodrigo Duterte mang lại hòa bình, ổn định cho biển Đông là bình luận của Nikkei Asian Review ngày 9/10.
Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là yêu sách chính thức của Trung Quốc với Scarborough đã thay đổi, Nikkei Asian Review lưu ý. Điều này được bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác nhận:
“Phía Trung Quốc vẫn luôn thực hiện quyền tài phán một cách bình thường ở Scarborough. Tình hình đó không thay đổi và sẽ không thay đổi”.
Tiếng nói lạc lõng
Straits Times ngày 9/11 dẫn lời cựu Ngoại trưởng Singapore George Yeo (nhiệm kỳ 2011-2014) bình luận, vụ kiện trọng tài biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc là sự thiếu khôn ngoan của Manila.
Xuất hiện trong một chương trình truyền hình của đài CCTV, Trung Quốc phát sóng tối Thứ Hai 7/11, ông George Yeo đã được hỏi về tranh chấp biển Đông giữa Trung Quốc với một số nước ASEAN cũng như vụ kiện của Philippines.
Cựu Ngoại trưởng Singapore gọi vụ kiện này là gây tranh cãi. Ông nói rằng, Manila không khôn ngoan khi làm như vậy, vì ông không thấy vấn đề có thể giải quyết bằng cách này:
“Về bản chất, nó là một vấn đề chính trị giữa Trung Quốc và Philippines. Nó không thể được giải quyết một cách hợp pháp hay tuân thủ luật pháp cứng nhắc.”
Ông George Yeo lập luận, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 được thành lập không phải để giải quyết tranh chấp phân định biển, cốt lõi của tranh chấp ở Biển Đông thực sự là tranh chấp lãnh thổ.
Singapore cũng đã bị Trung Quốc chỉ trích công khai gần đây khi nước này kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng Phán quyết Trọng tài, biểu hiện của tinh thần thượng tôn pháp luật.
Cựu Ngoại trưởng George Yeo cho rằng, những ma sát giữa 2 nước sẽ được giải quyết qua thời gian, bởi cả hai bên đều gắn kết với nhau trên các vấn đề lớn.
Khi được hỏi rằng có phải các nước trong khu vực đang lo lắng vì phải lựa chọn hoặc Trung Quốc, hoặc Hoa Kỳ, ông George Yeo cho rằng:
“Không thành viên nào của ASEAN muốn là kẻ thù của Trung Quốc, nhưng các nước phải tìm cách đa dạng hóa quan hệ, vì Trung Quốc to lớn, còn họ không phải là quá lớn”.
Phát biểu của cựu Ngoại trưởng Singapore George Yeo thể hiện quan điểm cá nhân của ông, mặc dù nó bảo vệ lập trường phi lý của Trung Quốc ở biển Đông.
Tuy nhiên theo người viết, thật khó hiểu khi ông George Yeo lập luận rằng, tranh chấp ở biển Đông là vấn đề chính trị chứ không phải pháp lý.
Ông George Yeo cũng nhầm lẫn khi nói rằng, UNCLOS 1982 không giải quyết vấn đề phân định biển. Chỉ có điều, Trung Quốc đã tìm cách loại trừ khả năng giải quyết tranh chấp lãnh thổ / phân định biển thông qua cơ quan tài phán quốc tế, nên Philippines không kiện Trung Quốc nội dung này.
Cựu Ngoại trưởng Singapore cũng đã nhầm hoặc cố tình đánh tráo bản chất vụ kiện của Philippines từ chỗ áp dụng và giải thích Công ước theo tinh thần Phụ lục VII, UNCLOS 1982 thành “tranh chấp lãnh thổ” như lập luận của Bắc Kinh.
Singapore là cường quốc pháp lý tầm cỡ toàn cầu, và quốc đảo này tồn tại và phát triển cũng nhờ nguyên tắc bất di bất dịch: Thượng tôn pháp luật và bảo vệ luật pháp, công lý quốc tế, hòa bình, ổn định, tự do hàng hải hàng không trong khu vực biển Đông.
Người viết thiết nghĩ, thượng tôn pháp luật mới thực sự là chính trị văn minh. Tư duy chính trị hóa các vấn đề pháp lý hay hành xử theo thói cá lớn nuốt cá bé, cả vú lấp miệng em đã không còn phù hợp trong thế giới hiện đại.
Tất nhiên không riêng gì Trung Quốc, trên thế giới cũng đã có những siêu cường muốn ngồi trên luật pháp trong một số tranh chấp, như Hoa Kỳ hoặc Nga.
Nhưng thế giới ngày nay cũng có những tấm gương nước lớn biết thượng tôn pháp luật, điển hình như Ấn Độ. Vụ kiện tranh chấp hàng hải với nước láng giềng Bangladesh được đưa ra Tòa Trọng tài Thường trực (PCA).
Khi PCA ra phán quyết tháng 7/2014 xử cho Bangladesh thắng, Ấn Độ đã hoan nghênh và tuân thủ phán quyết của Tòa, mặc dù phải từ bỏ một vùng biển lớn hơn bang Tây Bengal.
Vì thế 1 cựu Ngoại trưởng Singapore lại cổ súy cho lối chính trị áp đặt, ngồi trên luật pháp và đi ngược lại lợi ích của chính Singapore là một điều khó hiểu.
Theo Giaoduc