PDA

View Full Version : Phát hiện mới: Protein cá ngựa vằn có thể giúp chữa bại liệt ở người



sophienguyen
11-06-2016, 10:19 PM
Phát hiện mới: Protein cá ngựa vằn có thể giúp chữa bại liệt ở người


Động vật có vú kể cả con người không có khả năng tự tái tạo tế bào thần kinh sau những tổn thương nghiêm trọng, nguyên nhân dẫn đến tử vong hoặc bại liệt. Nhưng cá ngựa vằn có thể tự phục hồi sau 8 tuần cột sống bị cắt đứt, mở ra hy vọng mới cho các bệnh nhân bại liệt.


http://2.tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/zebrafish-1024x682.jpg

Cá ngựa vằn có thể tự phục hồi sau 8 tuần cột sống bị cắt đứt.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một loại protein tăng trưởng đặc biệt chịu trách nhiệm cho quá trình phục hồi cột sống trong cá ngựa vằn. Khi có tổn thương, loài cá nhiệt đới này sẽ sản xuất nhiều protein đặc biệt để tăng tốc độ phục hồi.

Các nghiên cứu hiện nay đã xác định loại protein này có thể nhanh chóng thúc đẩy việc chữa lành những tổn thương tủy sống ở người. Cơ chế đằng sau hiệu quả kỳ diệu này vẫn còn là vấn đề nan giải trong một thời gian dài.

Tuy nhiên, các nhà khoa học tại trung tâm Y tế Đại học Duke ở Durham, Bắc Carolina đã công bố nghiên cứu về phương pháp có thể tạo sữa chữa các mô trong cơ thể người lên tạp chí Khoa Học Hoa Kỳ.

“Đây là một trong những kỳ công đánh chú ý nhất của khoa học tái sinh”, điều tra viên chính của nghiên cứu, giáo sư Kenneth Poss nói. “Với sự hạn chế của các biện pháp phục hồi những mô bị mất hiện nay, chúng ta cần phải xem xét đến cá ngựa vằn như một manh mối mới cho ngành khoa học này”.


http://2.tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/3A08A5A100000578-3902140-image-a-42_1478191954737.jpg
Cận cảnh các tế bào thần kinh đệm (màu đỏ) đầu tiên vượt qua khoảng cách giữa hai đầu bị cắt đứt trước khi các tế bào thần kinh (màu xanh lá cây) theo sau nối 2 đầu tủy sống.

Giả sử cắt 1 đoạn nào đó trên tủy sống của cá ngựa vằn, các tế bào hỗ trợ sẽ tổ hợp lại thành một cây cây cầu nối giữa 2 đầu tủy sống. Các tế bào thần kinh sau đó sẽ chạy dọc theo cây cầu của những tế bào hỗ trợ này để bắt đầu hình thành một tủy sống mới. Sau 8 tuần, số lượng mô đã được xây dựng lại đầy đủ, kéo theo sụ phục hồi của tình trạng tê liệt.

Để mở khóa của hiện tượng sinh học đặc biệt này, các nhà khoa học đã phân tích hoạt động bộ gen của cá ngựa vằn sau một chấn thương tủy sống đột ngột. Trong số hàng chục gen được tìm thấy, chỉ có 7 mã gen cho protein đặc biệt được tiết ra từ các tế bào.

Một trong những protein này được gọi là yếu tố tăng trưởng mô liên kết (CTGF) đã nhân được sự quan tâm đặc biệt, bởi nó là nhân tố chính trong việc tăng lên các tế bào hỗ trợ cũng như tế bào thần kinh để hình thành “cây cầu” ở 2 tuần đầu sau chấn thương.



https://www.youtube.com/watch?v=kEjLbUgKRms

“Cá liệt đã có thể bơi trong bể, tác dụng của protein này rất ấn tượng”, tiến sĩ Mokalled nói. Thật không may, việc chữa bệnh này có vẻ phức tạp hơn ở động vật có vú do cơ chế hình thành mô sẹo xung quanh điểm tổn thương, ngăn chặn quá trình tu sửa.

Con người và sinh vật nhỏ bé sống ở Đông Nam Á này có sự tương ứng mã di truyền khoảng 70%, và có khá nhiều mã gen protein giống nhau. Những con người không có đủ CTGF để phục hồi các mô thần kinh sau chấn thương cột sống.

Sẽ có nhiều thí nghiệm cần phải được thực hiện trên động vật có vú trước khi đi đến kết luận rằng CTGF là con đường đúng đắn giúp chữa các tổn thương tủy sống ở con người.

Hoàng An, theo Daily Mail