duyanh
11-04-2016, 01:24 PM
Biển Đông: Trung Quốc và Malaysia chống can thiệp từ bên ngoài
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/40/3500/1978/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2016-11-03t110406z_1967805637_d1beukrrooaa_rtrmadp_3_china-malaysia.jpg
Thủ tướng Malaysia Najib Razak và phu nhân Rosmah Mansor gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng phu nhân Bành Lệ Viên tại Nhà khánh trung ương, Bắc Kinh, ngày 03/11/2016.
REUTERS/Jason Lee
Hành động « can thiệp » từ bên ngoài vào Biển Đông sẽ không giúp ích gì cho việc giải quyết tranh chấp. Tuyên bố này được ghi trong thông cáo báo chí chung công bố ngày 03/11/2016, sau cuộc hội đàm tại Bắc Kinh giữa thủ tướng Malaysia Najib Razak và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Trong bản thông cáo, cả hai bên cũng nhấn mạnh rằng tất cả các quốc gia có yêu sách chủ quyền trên Biển Đông nên giải quyết bất đồng một cách hòa bình, thông qua đàm phán phù hợp với luật pháp quốc tế như Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển - UNCLOS.
Thông cáo ghi rõ : « Tất cả các bên phải tự kiềm chế và tránh những hành động làm phức tạp vấn đề hoặc làm căng thẳng gia tăng ở Biển Đông ».
Một điểm khác là cả Malaysia lẫn Trung Quốc đều cam kết duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của tất cả các nước được hưởng quyền tự do hàng hải, hàng không trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Nhìn chung, bản thông cáo báo chí trên không khác gì mấy so với những phát biểu trước đây của hai bên liên quan đến vấn đề Biển Đông, ngoại trừ nội dung theo đó hai bên cho rằng bên ngoài không nên can thiệp vào Biển Đông, một ám ngữ thường được Bắc Kinh sử dụng để đả kích việc Mỹ dấn thân vào hồ sơ này.
Bên cạnh đó, việc hai bên nhắc đến nhu cầu tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển rất đáng chú ý trong bối cảnh Trung Quốc đã cực lực đả phá phán quyết về Biển Đông của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye, đã dựa trên Công Ước về Luật Biển để bác bỏ các yêu sách chủ quyền quá đáng của Bắc Kinh.
Thủ tướng Malaysia sẽ kết thúc chuyến công du Trung Quốc vào ngày 05/11. Đây là lần thứ ba ông đi thăm Trung Quốc từ ngày nhậm chức vào năm 2009, nhưng chuyến đi này rất được chú ý xem Kuala Lumpur có lại ngả theo Bắc Kinh hay không giống như nước láng giềng Philippines mới đây đã tỏ thái độ xa rời đồng minh Mỹ để đi theo Trung Quốc.
Chính trong bối cảnh đó, nhận định mới đây của ông Najib Razak trên báo Trung Quốc China Daily ngày 02/11, theo đó các nước thực dân cũ không nên « lên lớp » các cựu thuộc địa, đã bị xem là một lời đả kích phương Tây vào lúc Kuala Lumpur xích lại gần Bắc Kinh.
Trong một cuộc họp báo vào ngày 03/11, trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách châu Á Daniel Russel đã giảm nhẹ mức độ quan trọng của tuyên bố đó khi cho rằng ngôn từ của đương kim thủ tướng Malaysia không có gì mới, và cũng giống như lời lẽ của người tiền nhiệm của ông Razak là cựu thủ tướng Mahathir Mohamad.
Đối với ông Russel, sự kiện Kuala Lumpur đặt mua 4 chiếc tàu tuần tra của Trung Quốc không phải là dấu hiệu về việc Malaysia xoay trục sang Trung Quốc, mà chỉ là một thỏa thuận thương mại bình thường.
RFI
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/40/3500/1978/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2016-11-03t110406z_1967805637_d1beukrrooaa_rtrmadp_3_china-malaysia.jpg
Thủ tướng Malaysia Najib Razak và phu nhân Rosmah Mansor gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng phu nhân Bành Lệ Viên tại Nhà khánh trung ương, Bắc Kinh, ngày 03/11/2016.
REUTERS/Jason Lee
Hành động « can thiệp » từ bên ngoài vào Biển Đông sẽ không giúp ích gì cho việc giải quyết tranh chấp. Tuyên bố này được ghi trong thông cáo báo chí chung công bố ngày 03/11/2016, sau cuộc hội đàm tại Bắc Kinh giữa thủ tướng Malaysia Najib Razak và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Trong bản thông cáo, cả hai bên cũng nhấn mạnh rằng tất cả các quốc gia có yêu sách chủ quyền trên Biển Đông nên giải quyết bất đồng một cách hòa bình, thông qua đàm phán phù hợp với luật pháp quốc tế như Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển - UNCLOS.
Thông cáo ghi rõ : « Tất cả các bên phải tự kiềm chế và tránh những hành động làm phức tạp vấn đề hoặc làm căng thẳng gia tăng ở Biển Đông ».
Một điểm khác là cả Malaysia lẫn Trung Quốc đều cam kết duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của tất cả các nước được hưởng quyền tự do hàng hải, hàng không trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Nhìn chung, bản thông cáo báo chí trên không khác gì mấy so với những phát biểu trước đây của hai bên liên quan đến vấn đề Biển Đông, ngoại trừ nội dung theo đó hai bên cho rằng bên ngoài không nên can thiệp vào Biển Đông, một ám ngữ thường được Bắc Kinh sử dụng để đả kích việc Mỹ dấn thân vào hồ sơ này.
Bên cạnh đó, việc hai bên nhắc đến nhu cầu tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển rất đáng chú ý trong bối cảnh Trung Quốc đã cực lực đả phá phán quyết về Biển Đông của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye, đã dựa trên Công Ước về Luật Biển để bác bỏ các yêu sách chủ quyền quá đáng của Bắc Kinh.
Thủ tướng Malaysia sẽ kết thúc chuyến công du Trung Quốc vào ngày 05/11. Đây là lần thứ ba ông đi thăm Trung Quốc từ ngày nhậm chức vào năm 2009, nhưng chuyến đi này rất được chú ý xem Kuala Lumpur có lại ngả theo Bắc Kinh hay không giống như nước láng giềng Philippines mới đây đã tỏ thái độ xa rời đồng minh Mỹ để đi theo Trung Quốc.
Chính trong bối cảnh đó, nhận định mới đây của ông Najib Razak trên báo Trung Quốc China Daily ngày 02/11, theo đó các nước thực dân cũ không nên « lên lớp » các cựu thuộc địa, đã bị xem là một lời đả kích phương Tây vào lúc Kuala Lumpur xích lại gần Bắc Kinh.
Trong một cuộc họp báo vào ngày 03/11, trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách châu Á Daniel Russel đã giảm nhẹ mức độ quan trọng của tuyên bố đó khi cho rằng ngôn từ của đương kim thủ tướng Malaysia không có gì mới, và cũng giống như lời lẽ của người tiền nhiệm của ông Razak là cựu thủ tướng Mahathir Mohamad.
Đối với ông Russel, sự kiện Kuala Lumpur đặt mua 4 chiếc tàu tuần tra của Trung Quốc không phải là dấu hiệu về việc Malaysia xoay trục sang Trung Quốc, mà chỉ là một thỏa thuận thương mại bình thường.
RFI