duyanh
11-04-2016, 12:55 PM
Biểu tình lớn chống Thống đốc Jakarta
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/E44D/production/_92254485_036220304-1.jpg
Biểu tình ngày 4/11
Hàng chục ngàn người Hồi giáo cứng rắn biểu tình chống thống đốc Jakarta, đòi ông này bị trừng phạt vì tội báng bổ.
Basuki Tjahaja Purnama, một người Công giáo, là người gốc Hoa đầu tiên giữ chức thống đốc thủ đô của Indonesia, có đa số là người Hồi giáo.
Người biểu tình đã tập trung ở nhà thờ Hồi giáo Istiqlal và sau đó tập trung bên ngoài dinh tổng thống.
Năm 1998, làn sóng chống người Hoa đã khiến đám đông cướp và đốt các cửa hàng và nhà của người Hoa.
Người gốc Hoa chiếm khoảng 1% dân số 250 triệu ở Indonesia.
Chừng 20.000 nhân viên an ninh được điều động đối phó cuộc biểu tình. Cảnh sát nói ước tính 50.000 người tham gia biểu tình.
Cuộc biểu tình làm trung tâm Jakarta tê liệt, theo phóng viên BBC Rebecca Henschke tại hiện trường.
Một số người biểu tình mang biểu ngữ kêu gọi giết ông Purnama, nhưng đám đông nói chung hòa bình và không khí có lúc mang tính lễ hội.
Ông Purnama, thường được gọi là "Ahok", đang có kế hoạch tranh cử nhiệm kỳ đô trưởng thứ hai vào tháng 2/2017.
Nhưng một số nhóm Hồi giáo kêu gọi người dân không bỏ phiếu cho ông này, trong lúc trích dẫn một câu trong kinh Koran.
http://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/1326D/production/_92254487_036220300-1.jpg
Biểu tình ngày 4/11
Người biểu tình giận dữ về điều gì?
Một số người diễn giải câu này với ý cấm người Hồi giáo sống dưới sự lãnh đạo của một người không phải Hồi giáo. Những người khác nói bối cảnh của câu này là trong thời chiến và vì thế không nên hiểu theo nghĩa đen.
Ngày 28/9, ông Purnama bình luận rằng những người dùng câu này nhằm chống lại ông ta là "dối trá".
Lời bình luận của ông khiến công luận phẫn nộ vì họ xem đấy là lời chỉ trích câu kinh Koran.
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/947F/production/_92251083_abfb9c91-e0b1-48fe-94a5-03af27ec3a17.jpg
Basuki Tjahja Purnama là người gốc Hoa đầu tiên được bầu làm đô trưởng Indonesia
Ông Purnama sau đó đã xin lỗi nhưng các nhóm Hồi giáo khiếu kiện ông tội phỉ báng. Ông hiện đang bị điều tra.
Năm 2014, ông Purnama là đô phó dưới thời Joko Widodo. Khi ông Widodo được bầu làm tổng thống, Mặt trận Bảo vệ Hồi giáo (FPI) - nhóm đứng sau cuộc biểu tình hiện tại - không muốn ông Purnama ngồi vào vị trí đô trưởng.
Họ cho rằng không nên để một người Công giáo điều hành một thành phố mà người Hồi giáo chiếm đa số.
Chiến dịch phản đối ông từ thời điểm đó cộng hưởng với làn sóng chống Trung Quốc.
Cảnh sát Jakarta cho hay có những "thông tin và hình ảnh kích động" trên mạng xã hội kêu gọi mọi người dùng bạo lực chống lại ông Purnama, gồm cả lời kêu gọi giết ông ta.
Một số chủ doanh nghiệp người gốc Hoa ở Jakarta quan ngại trước cuộc biểu tình.
"Chúng tôi lo ngại rằng sẽ có các bạo loạn nhỏ gây nguy hiểm", Tommy, một chủ cửa hàng bán TV, nói với BBC Tiếng Indonesia.
"Chúng tôi cầu nguyện cho tình hình được kiểm soát và an toàn", ông nói từ Glodok - khu vực có nhiều người gốc Hoa mở cửa hàng điện tử.
Trong cuộc bạo loạn năm 1998, khu vực này bị thiệt hại nặng nề bởi cướp bóc, ngoài những vụ hiếp dâm tập thể bị ghi nhận trong báo cáo.
BBC
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/E44D/production/_92254485_036220304-1.jpg
Biểu tình ngày 4/11
Hàng chục ngàn người Hồi giáo cứng rắn biểu tình chống thống đốc Jakarta, đòi ông này bị trừng phạt vì tội báng bổ.
Basuki Tjahaja Purnama, một người Công giáo, là người gốc Hoa đầu tiên giữ chức thống đốc thủ đô của Indonesia, có đa số là người Hồi giáo.
Người biểu tình đã tập trung ở nhà thờ Hồi giáo Istiqlal và sau đó tập trung bên ngoài dinh tổng thống.
Năm 1998, làn sóng chống người Hoa đã khiến đám đông cướp và đốt các cửa hàng và nhà của người Hoa.
Người gốc Hoa chiếm khoảng 1% dân số 250 triệu ở Indonesia.
Chừng 20.000 nhân viên an ninh được điều động đối phó cuộc biểu tình. Cảnh sát nói ước tính 50.000 người tham gia biểu tình.
Cuộc biểu tình làm trung tâm Jakarta tê liệt, theo phóng viên BBC Rebecca Henschke tại hiện trường.
Một số người biểu tình mang biểu ngữ kêu gọi giết ông Purnama, nhưng đám đông nói chung hòa bình và không khí có lúc mang tính lễ hội.
Ông Purnama, thường được gọi là "Ahok", đang có kế hoạch tranh cử nhiệm kỳ đô trưởng thứ hai vào tháng 2/2017.
Nhưng một số nhóm Hồi giáo kêu gọi người dân không bỏ phiếu cho ông này, trong lúc trích dẫn một câu trong kinh Koran.
http://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/1326D/production/_92254487_036220300-1.jpg
Biểu tình ngày 4/11
Người biểu tình giận dữ về điều gì?
Một số người diễn giải câu này với ý cấm người Hồi giáo sống dưới sự lãnh đạo của một người không phải Hồi giáo. Những người khác nói bối cảnh của câu này là trong thời chiến và vì thế không nên hiểu theo nghĩa đen.
Ngày 28/9, ông Purnama bình luận rằng những người dùng câu này nhằm chống lại ông ta là "dối trá".
Lời bình luận của ông khiến công luận phẫn nộ vì họ xem đấy là lời chỉ trích câu kinh Koran.
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/947F/production/_92251083_abfb9c91-e0b1-48fe-94a5-03af27ec3a17.jpg
Basuki Tjahja Purnama là người gốc Hoa đầu tiên được bầu làm đô trưởng Indonesia
Ông Purnama sau đó đã xin lỗi nhưng các nhóm Hồi giáo khiếu kiện ông tội phỉ báng. Ông hiện đang bị điều tra.
Năm 2014, ông Purnama là đô phó dưới thời Joko Widodo. Khi ông Widodo được bầu làm tổng thống, Mặt trận Bảo vệ Hồi giáo (FPI) - nhóm đứng sau cuộc biểu tình hiện tại - không muốn ông Purnama ngồi vào vị trí đô trưởng.
Họ cho rằng không nên để một người Công giáo điều hành một thành phố mà người Hồi giáo chiếm đa số.
Chiến dịch phản đối ông từ thời điểm đó cộng hưởng với làn sóng chống Trung Quốc.
Cảnh sát Jakarta cho hay có những "thông tin và hình ảnh kích động" trên mạng xã hội kêu gọi mọi người dùng bạo lực chống lại ông Purnama, gồm cả lời kêu gọi giết ông ta.
Một số chủ doanh nghiệp người gốc Hoa ở Jakarta quan ngại trước cuộc biểu tình.
"Chúng tôi lo ngại rằng sẽ có các bạo loạn nhỏ gây nguy hiểm", Tommy, một chủ cửa hàng bán TV, nói với BBC Tiếng Indonesia.
"Chúng tôi cầu nguyện cho tình hình được kiểm soát và an toàn", ông nói từ Glodok - khu vực có nhiều người gốc Hoa mở cửa hàng điện tử.
Trong cuộc bạo loạn năm 1998, khu vực này bị thiệt hại nặng nề bởi cướp bóc, ngoài những vụ hiếp dâm tập thể bị ghi nhận trong báo cáo.
BBC