PDA

View Full Version : Đời người được mất đều bằng 0, cớ gì chúng ta còn phiền muộn?



giavui
10-31-2016, 01:34 PM
Đời người được mất đều bằng 0, cớ gì chúng ta còn phiền muộn?



Cuộc sống chính là một vòng quẩn quanh của được và mất. Mỗi khi ta đạt được một thứ nào đó, thì cũng có những thứ khác phải mất đi. Mọi sự trên đời vốn chẳng câu toàn, vậy cớ chi còn phiền muộn?


http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/Q0OqMx-20161031-doi-nguoi-duoc-mat-deu-bang-0-co-gi-chung-ta-con-phien-muon.jpg

Đời người được mất đều bằng 0, hà cớ chi phải muộn phiền? (Ảnh: Internet)
Trong cuộc sống, mọi việc đều có cái được và cái mất. Tình yêu đem đến niềm vui nhưng cũng làm ta đau khổ; tiền tài giúp ta hưởng thụ cuộc sống giàu sang nhưng cũng là nguyên nhân làm ta phiền não; thành công giúp ta hạnh phúc nhưng nỗi đau của thất bại cũng thật khôn lường.

Đối với điều bạn đang mong đợi, nếu đạt được chắc chắn bạn sẽ thấy hạnh phúc, nhưng nếu thất bại hẳn là bạn sẽ thấy vô cùng đau khổ. Mức độ cảm nhận của niềm vui và thất bại luôn tương đương nhau.

Có người nhiều tiền tài nhưng lại thiếu sức khỏe, gia đình hoặc tình yêu; có người sự nghiệp, thành tích không quá cao nhưng chất lượng cuộc sống, sức khỏe lại vô cùng tốt. Có những điều thoạt nghĩ ta sẽ thấy thiếu sự công bằng, nhưng thực tế nó lại rất công bằng với tất cả mọi người.

Có người cho rằng người có tiền luôn hạnh phúc, nhưng thực tế đây là một quan niệm sai lầm. Một người nghèo sẽ tìm được niềm vui chỉ với vài trăm đồng, nhưng khi có nhiều tiền rồi, anh ta sẽ phải tiêu gấp hàng chục lần mới thấy được niềm vui.

Khi sở thích của bạn thay đổi, cảm nhận của bạn với mọi vật cũng sẽ thay đổi theo. Khi bạn càng nhiều tiền, giá trị đồng tiền sẽ càng giảm; khi bạn đang đói, một miếng ăn nhỏ đã làm bạn hài lòng, nhưng khi bạn no, bạn sẽ không còn thấy vị ngon của đồ ăn nữa.

Người nhiều tiền lo bị trộm, bị cướp; nhà rộng lo quét dọn; ăn nhiều sợ béo, ăn ngon quá lại sợ chết. Chúng ta có thể thấy, người có tiền bây giờ toàn ăn những đồ như rau xanh, hoa quả, hạt ngũ cốc, uống nước rau dại, nước tiểu mạch v.v. – đây đều là những đồ ăn xưa kia của người nghèo hoặc cho động vật.

Tôi bỗng nhớ câu chuyện. Có một con cáo, nó nhìn thấy trong vườn có một cây nho trĩu quả, nó thèm lắm nhưng tìm mãi không thấy đường vào, nó bỗng phát hiện ra một lỗ thủng ở hàng rào, nhưng lỗ thủng lại nhỏ quá, nó không thể chui vào trong được.

Con cáo chờ ngoài hàng rào 6 ngày không ăn gì, sau đó nó đã gầy hẳn đi và dễ dàng chui được vào trong vườn, nó sung sướng thưởng thức những trái nho thơm chín mọng.

Nhưng sau khi ăn rất no rồi, con cáo phát hiện ra với cái bụng to thế nó sẽ không thể theo đường cũ ra ngoài được, nó sẽ dễ dàng bị chủ vườn bắt, vì thế nó lại phải nhịn ăn 6 ngày, lại một lần nữa nó gầy đi và có thể chui ra được khỏi hàng rào. Vậy là, con cáo đã không gặt hái được gì sau những gì nó đã trải qua.

Thực ra, nếu chúng ta có cả thế giới này thì chúng ta cũng vẫn chỉ ăn ngày 3 bữa, ngủ trên một chiếc giường mà thôi. Cho dù bạn có đến 100 chiếc giường thì bạn cũng chỉ ngủ được trên 1 chiếc; cho dù bạn có hàng nghìn đôi giày, bạn cũng chỉ đi được 1 đôi. Cho dù bạn có gọi hàng trăm món ăn thì cuối cùng bạn ăn được bao nhiêu? Nhiều nhất cũng chỉ là đầy một cái dạ dày của mình mà thôi.

Sự có mặt của mỗi người trong cuộc đời này là để thử nghiệm cuộc sống, có thể họ sẽ khác nhau về tiền tài, địa vị nhưng trải nghiệm về hạnh phúc, niềm vui thì đều như nhau. Thế nhưng, niềm vui của người có tiền sẽ khá phức tạp, niềm vui của người nghèo đơn giản hơn rất nhiều. Đồng thời, người có đến mấy bạn trai, bạn gái không chắc đã hạnh phúc bằng người chỉ chung thủy với một người.

Khi bạn vui vẻ, nỗi buồn sẽ phải đứng sang bên mà ngắm nhìn; nhưng khi bạn đau khổ, niềm vui sẽ đến thật bất ngờ. Đến một ngày, bạn sẽ nhận ra rằng, những giây phút vui, giây phút buồn sẽ luôn cân bằng nhau.

Niềm vui và nỗi buồn có thể đến sớm với người này, đến muộn với người khác; có người mất nó trước, có người mất nó sau nhưng tổng thể nó là một lượng không đổi. Bạn đã từng vui thế nào thì buồn bạn cũng sẽ nhận một lượng bằng như thế. Đến khi chết, mọi việc đều như nhau.

Cái chết sẽ làm cân bằng cuộc sống. Khi chết, sẽ không còn phân biệt kẻ giàu người nghèo, không thể nói người giàu sẽ chết thoải mái hơn, còn người nghèo chết khổ hơn. Có người khi sống đạt được 10 phần thì khi chết đi anh ta cũng sẽ mất đi 10 phần, mười phần đó là phần đau khổ. Đây là điều công bằng tuyệt đối.

Có người đạt được 3 phần, có người đạt được 7 phần; có người có trước, người có sau, có người không có được gì.

Người có trước có khi bị mất đi trước, người có sau sẽ mất đi sau, người không có sẽ không bị mất. Tổng số sẽ luôn không đổi, vì thế sống trên đời không nên tính toán quá, không cần phải cố ý bận tâm, hãy cứ vui cố gắng trải nghiệm hết cuộc đời này để không phải hối tiếc.

Theo Daikynguyenvn