duyanh
10-19-2016, 01:43 PM
Irak: Mất Mossoul, “đế chế Hồi giáo” Daech sẽ tiêu vong
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2016-10-19t114812z_339396756_s1beuhwcieaa_rtrmadp_3_mideas t-crisis-iraq-mosul.jpg
Lực lượng đặc nhiệm Irak (ISOF) trên đường tiến vào Bartila, phía đông Mossoul, ngày 19/10/2016
REUTERS
Lực lượng chính phủ Irak đang tấn công để chiếm lại thành phố Mossoul từ tay tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo Daech. Mossoul được xem như là cái nôi của “đế quốc Hồi giáo” (califat) tự xưng của Daech, cho nên nếu thành phố này thất thủ, giấc mơ của lực lượng thánh chiến cũng sẽ tan thành mây khói.
Theo lịch sử, đứng đầu califat là một calife, có nghĩa là “người kế tục”, ở đây được hiểu là người kế tục Đấng tiên tri Mohamet và đế quốc này được cai trị bằng luật Hồi giáo Sharia.
Chính tại ngôi đền Nouri ở Mossoul vào tháng 06/2014, lãnh đạo tổ chức Hồi giáo , Abou Bakr al-Baghdadi, đã tuyên bố thiết lập một “califat” trên các vùng lãnh thổ mà lực lượng này chiếm được ở Syria và Irak. Lúc đó, Daech kêu gọi mọi tín đồ Hồi giáo tham gia chiến đấu dưới lá cờ của “quốc gia“ mới này.
Nhưng sau hai năm bị mất nhiều thành phố chiến lược ở Irak và Syria, dự án thiết lập một califat của Daech ngày càng khó thành hiện thực và nếu Mossoul thất thủ, “đế quốc Hồi giáo” này chắc sẽ tiêu vong.
Tháng Sáu vừa qua, lực lượng Irak đã chiếm lại được Fallouja, ở phía tây Bagdad, nơi mà quân Mỹ cách đây vài năm đã hứng chịu những tổn thất nặng nề nhất kể từ sau chiến tranh Việt Nam.
Tại Syria, mới thứ Bảy tuần trước, lực lượng chống quân thánh chiến đã chiếm lại được Dabiq, một thị trấn tuy nhỏ, nhưng có giá trị biểu tượng rất lớn đối với Daech, vì đây là nơi mà quân khủng bố vẫn tuyên truyền về cái gọi là trận chiến hủy diệt liên quân “thập tự chinh”.
Dabiq thậm chí còn được dùng để đặt tên cho một tạp chí tuyên truyền trên mạng của Daech, phát hành bằng nhiều thứ tiếng. Số đầu tiên ra vào tháng 07/2014 được dành để nói về việc xây dựng “califat”, thuyết phục độc giả rằng đây là một dự án hoàn toàn khả thi.
Tuy nhiên, theo một chuyên gia về các phong trào thánh chiến Aymen al-Tamimi, được AFP trích dẫn ngày 18/10, Daech đã dựa một phần vào cơ cấu Nhà nước hiện có ở Mossoul, tức là sử dụng những công chức mà chính quyền Bagdad tiếp tục trả lương. Vào năm ngoái, chính phủ Irak đã ngưng trả lương cho công chức ở đây, khiến tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo mất đi một nguồn thu quan trọng.
Ngoài việc là nơi mà Daech tuyên bố thiết lập califat, Mossoul còn đã góp phần nâng cao uy thế của lực lượng thánh chiến. Vào tháng 06/2014, khoảng 1500 chiến binh của Daech đã chiếm được Mossoul một cách dễ dàng trước một lực lượng Irak đã rệu rã. Mossoul thất thủ lúc đó đã gây phản ứng dây chuyền, giúp lực lượng thánh chiến giành lấy nhiều vùng đất rộng lớn, gồm đến 1/3 diện tích Irak và một phần lãnh thổ Syria.
Nhưng dù bây giờ có mất Mossoul, Daech vẫn chưa hết là mối đe dọa cho cả thế giới, vì lãnh thổ mà họ kiểm soát càng bị thu hẹp, lực lượng này lại càng kêu gọi các chiến binh của họ gia tăng những vụ khủng bố tự sát hoặc những vụ tấn công riêng lẻ. Nói cách, chiếm được Mossoul chỉ là bước khởi đầu, quốc tế cần có thêm nhiều nỗ lực nữa để nhổ tận gốc hiểm họa Daech, nếu không thì khủng bố Hồi giáo sẽ trỗi dậy trở lại.
RFI
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2016-10-19t114812z_339396756_s1beuhwcieaa_rtrmadp_3_mideas t-crisis-iraq-mosul.jpg
Lực lượng đặc nhiệm Irak (ISOF) trên đường tiến vào Bartila, phía đông Mossoul, ngày 19/10/2016
REUTERS
Lực lượng chính phủ Irak đang tấn công để chiếm lại thành phố Mossoul từ tay tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo Daech. Mossoul được xem như là cái nôi của “đế quốc Hồi giáo” (califat) tự xưng của Daech, cho nên nếu thành phố này thất thủ, giấc mơ của lực lượng thánh chiến cũng sẽ tan thành mây khói.
Theo lịch sử, đứng đầu califat là một calife, có nghĩa là “người kế tục”, ở đây được hiểu là người kế tục Đấng tiên tri Mohamet và đế quốc này được cai trị bằng luật Hồi giáo Sharia.
Chính tại ngôi đền Nouri ở Mossoul vào tháng 06/2014, lãnh đạo tổ chức Hồi giáo , Abou Bakr al-Baghdadi, đã tuyên bố thiết lập một “califat” trên các vùng lãnh thổ mà lực lượng này chiếm được ở Syria và Irak. Lúc đó, Daech kêu gọi mọi tín đồ Hồi giáo tham gia chiến đấu dưới lá cờ của “quốc gia“ mới này.
Nhưng sau hai năm bị mất nhiều thành phố chiến lược ở Irak và Syria, dự án thiết lập một califat của Daech ngày càng khó thành hiện thực và nếu Mossoul thất thủ, “đế quốc Hồi giáo” này chắc sẽ tiêu vong.
Tháng Sáu vừa qua, lực lượng Irak đã chiếm lại được Fallouja, ở phía tây Bagdad, nơi mà quân Mỹ cách đây vài năm đã hứng chịu những tổn thất nặng nề nhất kể từ sau chiến tranh Việt Nam.
Tại Syria, mới thứ Bảy tuần trước, lực lượng chống quân thánh chiến đã chiếm lại được Dabiq, một thị trấn tuy nhỏ, nhưng có giá trị biểu tượng rất lớn đối với Daech, vì đây là nơi mà quân khủng bố vẫn tuyên truyền về cái gọi là trận chiến hủy diệt liên quân “thập tự chinh”.
Dabiq thậm chí còn được dùng để đặt tên cho một tạp chí tuyên truyền trên mạng của Daech, phát hành bằng nhiều thứ tiếng. Số đầu tiên ra vào tháng 07/2014 được dành để nói về việc xây dựng “califat”, thuyết phục độc giả rằng đây là một dự án hoàn toàn khả thi.
Tuy nhiên, theo một chuyên gia về các phong trào thánh chiến Aymen al-Tamimi, được AFP trích dẫn ngày 18/10, Daech đã dựa một phần vào cơ cấu Nhà nước hiện có ở Mossoul, tức là sử dụng những công chức mà chính quyền Bagdad tiếp tục trả lương. Vào năm ngoái, chính phủ Irak đã ngưng trả lương cho công chức ở đây, khiến tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo mất đi một nguồn thu quan trọng.
Ngoài việc là nơi mà Daech tuyên bố thiết lập califat, Mossoul còn đã góp phần nâng cao uy thế của lực lượng thánh chiến. Vào tháng 06/2014, khoảng 1500 chiến binh của Daech đã chiếm được Mossoul một cách dễ dàng trước một lực lượng Irak đã rệu rã. Mossoul thất thủ lúc đó đã gây phản ứng dây chuyền, giúp lực lượng thánh chiến giành lấy nhiều vùng đất rộng lớn, gồm đến 1/3 diện tích Irak và một phần lãnh thổ Syria.
Nhưng dù bây giờ có mất Mossoul, Daech vẫn chưa hết là mối đe dọa cho cả thế giới, vì lãnh thổ mà họ kiểm soát càng bị thu hẹp, lực lượng này lại càng kêu gọi các chiến binh của họ gia tăng những vụ khủng bố tự sát hoặc những vụ tấn công riêng lẻ. Nói cách, chiếm được Mossoul chỉ là bước khởi đầu, quốc tế cần có thêm nhiều nỗ lực nữa để nhổ tận gốc hiểm họa Daech, nếu không thì khủng bố Hồi giáo sẽ trỗi dậy trở lại.
RFI