duyanh
10-09-2016, 02:09 PM
Trên 30 cống vẫn xả nước thải trực tiếp xuống hồ Tây?
http://sohanews.sohacdn.com/thumb_w/660/2016/photo-1-1475899525688-39-0-264-440-crop-1475899680019.jpg
Khu vực có 2 cống xả cỡ lớn được BQL hồ Tây nhận định vẫn còn hiện tượng xả thải trực tiếp xuống hồ Tây
Nguyên nhân khiến 200 tấn cá ở hồ Tây chết vẫn đang được khẩn trương truy tìm. Nhưng nhiều nhà khoa học và cả Ban quản lý (BQL) hồ Tây cho rằng, nước thải sinh hoạt xả trực tiếp xuống hồ là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến sự cố trên.
Trao đổi với Tiền Phong ngày 8/10, ông Đỗ Hùng Vương, Phó trưởng ban quản lý hồ Tây cho biết, có nhiều nguyên nhân khiến hồ Tây ô nhiễm như nhiều năm liên tục hồ chưa được nạo vét, hồ chưa được xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung.
Ngoài ra, hiện vẫn còn khoảng trên 30 cống nước thải vẫn xả trực tiếp xuống hồ Tây đẫn đến ô nhiễm ở một số khu vực như khu vực bến du thuyền hồ Tây, đường Trích Sài, phố Yên Hoa...
Theo lời ông Vương, một số đường cống thoát nước thải cỡ lớn ở khu vực đầu đường Nguyễn Đình Thi (sau vườn hoa Lý Tự Trọng) do lịch sử để lại từ nhiều chục năm trước, vẫn đang xả nước thải xuống hồ Tây, khiến nước trong khu vực này thường xuyên bốc mùi hôi.
Ngoài ra, việc hồ Tây lâu ngày không được nạo vét khiến lớp bùn tăng cao.
Theo số liệu được BQL hồ Tây cung cấp, hiện lớp bùn đáy hồ Tây có độ dày từ 0,2 đến 1,5m, nhiều điểm độ dày bùn đáy hơn 1m như: khu vực gần hồ Vả, CLB đua thuyền Hà Nội, cống Đõ, dốc Yên Phụ, Âu Cơ và cống Tàu Bay.
Chất lượng bùn đáy tại các khu vực xung quanh cống thải bị nhiễm bẩn dầu mỡ và kim loại nặng (Pb, Cu, Hg) vượt quá giới hạn cho phép nhiều lần, ảnh hướng lớn đến hệ sinh thái hồ.
Thông tin từ Công ty Thoát nước Hà Nội cho biết, ngày 6/10, công an thành phố Hà Nội và lực lượng liên ngành đã xuống cống thoát nước cỡ lớn tại khu vực đầu đường Nguyễn Đình Thi để kiểm tra, lấy mẫu nước đi xét nghiệm để có kết luận chính thức.
Trước đó, TS Hoàng Bạch Dương đã có bài viết phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt tại hồ Tây và hiến kế 4 việc cần làm để "giải cứu" hồ Tây, bao gồm: Dùng hàng trăm máy bơm (công suất lớn) thay nước hồ Tây, và nhân đó, sửa chữa kè bờ, nạo vét bùn, chỉnh trang lại toàn bộ cảnh quan; Dùng hóa chất (trong nội dung khoa học cho phép) tiêu hủy các chất độc, vi khuẩn có hại và các kim loại còn hòa tan trong nước kết tủa.
Sau đó, dùng tàu nạo vét bùn đưa đi nơi khác.
Dọn bèo Tây, nhưng cần để lại một số khu vực bèo Tây có chắn sóng định vị và nuôi các bè cỏ, bè rau lấp hút chất bẩn, tiêu diệt vi khuẩn độc hại; Ban hành bộ quy tắc ứng xử hồ Tây, sớm cho giải thể các con tàu đang khai thác du lịch trên hồ.
Kiểm tra thường xuyên các hệ thống cơ quan, xí nghiệp, bệnh viện, khách sạn, nhà hàng, các hộ dân sống quanh hồ Tây về hệ thống tiêu nước thải.
Buộc các cá nhân, đơn vị, nhà hàng, khách sạn, bệnh viện… phải có hệ thống xử lý nước thải đủ chuẩn mới được thải xuống hồ Tây.
theo Tiền Phong
http://sohanews.sohacdn.com/thumb_w/660/2016/photo-1-1475899525688-39-0-264-440-crop-1475899680019.jpg
Khu vực có 2 cống xả cỡ lớn được BQL hồ Tây nhận định vẫn còn hiện tượng xả thải trực tiếp xuống hồ Tây
Nguyên nhân khiến 200 tấn cá ở hồ Tây chết vẫn đang được khẩn trương truy tìm. Nhưng nhiều nhà khoa học và cả Ban quản lý (BQL) hồ Tây cho rằng, nước thải sinh hoạt xả trực tiếp xuống hồ là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến sự cố trên.
Trao đổi với Tiền Phong ngày 8/10, ông Đỗ Hùng Vương, Phó trưởng ban quản lý hồ Tây cho biết, có nhiều nguyên nhân khiến hồ Tây ô nhiễm như nhiều năm liên tục hồ chưa được nạo vét, hồ chưa được xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung.
Ngoài ra, hiện vẫn còn khoảng trên 30 cống nước thải vẫn xả trực tiếp xuống hồ Tây đẫn đến ô nhiễm ở một số khu vực như khu vực bến du thuyền hồ Tây, đường Trích Sài, phố Yên Hoa...
Theo lời ông Vương, một số đường cống thoát nước thải cỡ lớn ở khu vực đầu đường Nguyễn Đình Thi (sau vườn hoa Lý Tự Trọng) do lịch sử để lại từ nhiều chục năm trước, vẫn đang xả nước thải xuống hồ Tây, khiến nước trong khu vực này thường xuyên bốc mùi hôi.
Ngoài ra, việc hồ Tây lâu ngày không được nạo vét khiến lớp bùn tăng cao.
Theo số liệu được BQL hồ Tây cung cấp, hiện lớp bùn đáy hồ Tây có độ dày từ 0,2 đến 1,5m, nhiều điểm độ dày bùn đáy hơn 1m như: khu vực gần hồ Vả, CLB đua thuyền Hà Nội, cống Đõ, dốc Yên Phụ, Âu Cơ và cống Tàu Bay.
Chất lượng bùn đáy tại các khu vực xung quanh cống thải bị nhiễm bẩn dầu mỡ và kim loại nặng (Pb, Cu, Hg) vượt quá giới hạn cho phép nhiều lần, ảnh hướng lớn đến hệ sinh thái hồ.
Thông tin từ Công ty Thoát nước Hà Nội cho biết, ngày 6/10, công an thành phố Hà Nội và lực lượng liên ngành đã xuống cống thoát nước cỡ lớn tại khu vực đầu đường Nguyễn Đình Thi để kiểm tra, lấy mẫu nước đi xét nghiệm để có kết luận chính thức.
Trước đó, TS Hoàng Bạch Dương đã có bài viết phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt tại hồ Tây và hiến kế 4 việc cần làm để "giải cứu" hồ Tây, bao gồm: Dùng hàng trăm máy bơm (công suất lớn) thay nước hồ Tây, và nhân đó, sửa chữa kè bờ, nạo vét bùn, chỉnh trang lại toàn bộ cảnh quan; Dùng hóa chất (trong nội dung khoa học cho phép) tiêu hủy các chất độc, vi khuẩn có hại và các kim loại còn hòa tan trong nước kết tủa.
Sau đó, dùng tàu nạo vét bùn đưa đi nơi khác.
Dọn bèo Tây, nhưng cần để lại một số khu vực bèo Tây có chắn sóng định vị và nuôi các bè cỏ, bè rau lấp hút chất bẩn, tiêu diệt vi khuẩn độc hại; Ban hành bộ quy tắc ứng xử hồ Tây, sớm cho giải thể các con tàu đang khai thác du lịch trên hồ.
Kiểm tra thường xuyên các hệ thống cơ quan, xí nghiệp, bệnh viện, khách sạn, nhà hàng, các hộ dân sống quanh hồ Tây về hệ thống tiêu nước thải.
Buộc các cá nhân, đơn vị, nhà hàng, khách sạn, bệnh viện… phải có hệ thống xử lý nước thải đủ chuẩn mới được thải xuống hồ Tây.
theo Tiền Phong