khieman
10-08-2016, 04:50 PM
.
Vòng Tay Thái Bình
và Dự Án Mới về Phòng Chống Buôn Người
Pacific Links Foundation, Vòng Tay Thái Bình, là tổ chức phi chính phủ ở Hoa Kỳ đã đến Việt Nam từ 2005 trong mục đích phòng chống tệ nạn buôn thiếu nữ và trẻ em qua biên giới
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/pacif-found-ant-hum-trf-06142012094204.html/pacific-links-foundation-vong-tay-thai-binh-la-to-chuc-phi-chinh-phu-o-hoa-ky/image
Pacific Links Foundation, Vòng Tay Thái Bình, là tổ chức phi chính phủ ở Hoa Kỳ
Courtesy Pacific links foundation
Hoạt động và phát triển của Vòng Tay Thái Bình
Năm 2008, Vòng Tay Thái Bình khai trương Nhà Mở tại Long Xuyên. Với ADAPT tức chương trình hỗ trợ nạn nhân trở về tái hoà nhập xã hội, Nhà Mở của Vòng Tay Thái Bình đã đón nhận và giúp đỡ hơn ba mươi em nhỏ bị gạt bán qua Kampuchia hành nghề mãi dâm. Đây là những cô gái trẻ hoặc tìm cách trốn thoát hoặc được giải cứu đưa về Việt Nam.
Năm 2010, được sự chấp thuận của Chi Cục Phòng Chống Tệ Nạn Xã Hội ở Lào Cai, Vòng Tay Thái Bình thành lập Nhà Nhân Ái, hỗ trợ tái hoà nhập xã hội qua chương trình ADAPTcho hơn hai mươi mấy cô gái bị bán qua biên giới Trung Quốc
Cô Vương Ngọc Diệp, chủ tịch Vòng Tay Thái Bình, cho biết:
"Chúng tôi thường gọi các em là “trafficking survivors”, người sống sót trở về, người đã vượt qua được cái nạn buôn người đó. Tháng Tám này chúng tôi bắt đầu vào năm thứ tám. Chúng tôi có hai nhà tạm lánh, một ở Long Xuyên, một ở Lào Cai. Ở Lào Cai thì năm nay cũng là năm thứ ba rồi. Mục đích chúng tôi nhắm tới là phải giúp cho người trở về tái hòa nhập cộng đồng. Và nhu cầu giúp đỡ nạn nhân trở về tái hoà nhập xã hội ở vùng biên giới phía Bắc bây giờ là cực kỳ lớn.
''Hai nơi này chúng tôi làm việc chặt chẽ với chính quyền địa phương, nhất là qua Chi Cục Phòng Chống Tệ Nạn Xã Hội. Chúng tôi làm việc ở hai tỉnh này thì đều có được sự đồng ý và hỗ trợ của chính quyền địa phương. Nhất là ở Lào Cai chúng tôi cũng làm việc chặt chẽ với bộ đội biên phòng, các ban ngành công an, để giúp đỡ chúng tôi trong chuyện làm sao ổn định đời sống các em, bảo vệ an ninh cho các em. Tại vì đã bị gạt đi, bị bán đi rồi trở về như thế này thì đại đa số các em vẫn còn dính với những mầm mống những nanh vuốt đâu đó trong cái cộng đồng quanh chỗ các em. Chính vì vậy bảo vệ an ninh cho các em là chuyện rất cần thiết.
''Chúng tôi phải ghi nhận sự cố gắng của chính quyền địa phương cũng như chính phủ trung ương về việc phòng chống buôn bán người. Nhận thức về tệ nạn buôn bán người ngày hôm nay trong các cơ quan chức năng ở Việt Nam đã có phần sáng tỏ hơn nhiều, đã có những đột phá và những suy nghĩ khác với bảy năm trước. Nhưng trong tư thế những tổ chức phi chính phủ chúng tôi lúc nào cũng mong muốn chính phủ Việt Nam cũng như chính quyền địa phương nỗ lực hơn nữa ở những vùng biên giới vì tất cả những cửa khẩu đều đang bị nạn buôn bán người làm một áp lực kinh khủng. Tôi nghĩ cơ sở pháp lý mà chính phủ Việt Nam đặt ra được trong năm vừa rồi cũng rất đáng quan tâm và cũng là phần Việt Nam đóng góp vào trong cái nhìn nhận của các chính phủ trên thế giới về vấn đề buôn người.
''Tuy nhiên chúng tôi cũng mong là những địa phương mà NGO tới không nổi, thực sự NGO mà trực tiếp làm về phòng chống buôn bán người tại Việt Nam thì vẫn còn rất giới hạn vì cơ bản là tiền từ những chính phủ bên ngoài giúp rất là khiêm tốn so với nhu cầu và vấn nạn đang xảy ra tại Việt Nam.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/pacif-found-ant-hum-trf-06142012094204.html/nhung-nu-cuoi-tho-ngay-tro-lai-nho-201cvong-tay-thai-binh201d.rfa-pacific-foundation/image
Những nụ cười thơ ngây trở lại
nhờ “Vòng Tay Thái Bình”.RFA/Pacific foundation RFA/Pacific foundation
''Chúng tôi thường gọi các em là “trafficking survivors”, người sống sót trở về, người đã vượt qua được cái nạn buôn người đó. Tháng Tám này chúng tôi bắt đầu vào năm thứ tám. Chúng tôi có hai nhà tạm lánh, một ở Long Xuyên, một ở Lào Cai...
Cô Vương Ngọc Diệp''
Đó là khung pháp lý liên quan đến công tác phòng chống nạn buôn người trên toàn quốc, được chính phủ Việt Nam ký ban hành cuối 2011 đầu 2012, mà chủ tịch Vòng Tay Thái Bình Vương Ngọc Diệp vừa đề cấp tới.
Với những em mà chúng tôi đang giúp thì có thể nói tuổi trung bình vào cái ngày các em trở về được với nhà tạm lánh này là mười lăm mười sáu mười bảy tuổi, có em chỉ mười ba thôi. Thành ra việc hàn.gắn cho các em.là cả một quá trình dài mà cũng rõ ràng là trong thời điểm đó các em rất là cần sự hỗ trợ để đứng vững. được...
Cô Vương Ngọc Diệp
Trở lại với chương trình ADAPT hỗ trợ nạn nhân buôn người tái hoà nhập xã hội mà Vòng Tay Thái Bình đang thực hiện, là một trong những người được huấn luyện để có thể làm việc trực tiếp và hữu hiệu với nạn nhân, cô Vương Ngọc Diệp trình bày tiếp điều nhận thức rõ ràng nhất là rất nhiều nạn nhân gần như đã liều mạng mới sống sót và vượt thoát được. Theo cô, đó là những em gái can đảm và có nghị lực phi thường, vì sớm bị vùi dập và bị lạm dụng quá mức khiến tâm hồn các em mang những vết thương khó lành lặn.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/pacif-found-ant-hum-trf-06142012094204.html/nam-2006-adapt-da-phat-470-hoc-bong.-photo-courtesy-of-adaptvietnam.org/image
Năm 2006, ADAPT đã phát 470 học bổng.
Photo courtesy of adaptvietnam.org.
Ba dự án Phòng Chống Buôn Người của ADAPT
Bước qua năm thứ tám hoạt động tại Việt Nam, Vòng Tay Thái Bình nhắm tới ba dự án mới. Thứ nhất là Gói Hỗ Trợ Khẩn Cấp, thứ hai là Giải Khen Thưởng và thứ ba là Nâng Cao Nhận Thức Trong Sản Xuất Công Nghiệp:
Chúng tôi mong muốn cùng một số hội đoàn ở trong Việt Nam để phát được một số gói hỗ trợ khẩn cấp tới tận những đồn biên phòng này để giúp những người trở về khi họ vừa bước qua biên giới.
Cô Vương Ngọc Diệp
Chúng tôi rất mong muốn theo đuổi ba ý hướng mới trong chương trình ADAPT. Thứ nhất là Gói Hỗ Trợ Khẩn Cấp. Chúng tôi biết tại những đồn biên phòng khi các cô gái này trở về đều là tay không cả, có thể nói là te tua dễ sợ và thiếu thốn mọi thứ. Cho nên chúng tôi mong muốn cùng một số hội đoàn ở trong Việt Nam để phát được một số gói hỗ trợ khẩn cấp tới tận những đồn biên phòng này để giúp những người trở về khi họ vừa bước qua biên giới.
Chương trình thứ hai là Giải Khen Thưởng, cho người dân chứ không phải những người làm việc trong chính quyền, đối với những ai có công đưa thông tin hoặc ngăn chận một vụ buôn bán người hoặc là giúp đỡ khám phá một vụ buôn bán người.
Chương trình thứ hai là Giải Khen Thưởng, cho người dân chứ không phải những người làm việc trong chính quyền, đối với những ai có công đưa thông tin hoặc ngăn chận một vụ buôn bán người hoặc là giúp đỡ khám phá một vụ buôn bán người.
Cô Vương Ngọc Diệp
Dự án thứ ba là nâng cao nhận thức về phòng chống buôn bán người trong sản xuất công nghiệp tức là tại các nhà máy, cho nữ công nhân cũng như người quản lý. Chúng tôi biết những nơi hiện thời các nữ công nhân đổ xô về là các tỉnh thành mà họ không hề có thân nhân, họ có thể trở thành miếng mồi ngon và béo bở của những kẻ rắp tâm buôn bán. Chúng tôi mong muốn nâng cao nhận thức cho những nữ công nhân này, ổn định và nâng cao tay nghề, đồng thời tránh sa chân vào những cạm bẫy của buôn người.
Đó là ba bước tiến mới mà Pacific Links Foundation, Vòng Tay Thái Bình mong muốn thực hiện tại Việt Nam say bảy năm hoạt động.
Tưởng cần nói rõ tệ nạn buôn người không chỉ diễn ra trong lãnh vực mãi dâm mà còn dưới nhiều hình thái tế nhị khác. Phúc trình thường niên về tệ nạn buôn người trên thế giới năm 2012 của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vẫn giữ Việt Nam vào Bậc 2 (Tier 2) những nước có vấn đề buôn người, nhưng không còn ở trên Watch List tức không càn bị theo dõi sát vì đã có nhiều cố gắng.Tuy nhiên, từ 2010, Bộ Ngoại Giao Mỹ đặt nặng vấn đề buôn người ở Việt Nam trên cấp độ xuất khẩu lao động, nói rằng Việt Nam không kiểm soát được tình trạng hàng loạt công nhân đi ra nước ngoài
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/pacif-found-ant-hum-trf-06142012094204.html/mot-so-cac-em-cung-duoc-201cvong-tay-thai-binh201d-goi-di-hoc-lam-bep-o-tp-hcm.-rfa-screen-capture/image
Một số các em cũng được “Vòng Tay Thái Bình” gởi đi học làm bếp ở TP HCM.
RFA/screen capture RFA/screen capture
làm việc đã bị ngược đãi và bị bóc lột sức lao động.Đó là một trong những lý do cuối năm ngoái Việt Nam phải tiến tới thiết đặt khung pháp lý với những qui định chi tiết và cụ thể hơn về phòng chống buôn người. Theo nhận định của cô Vương Ngọc Diệp đây là một bước tiến bộ rõ rệt
"Chúng tôi nghĩ còn rất nhiều việc mà Việt Nam có thể làm được và quan trọng nhất là vấn đề tiền và vấn đề nguồn lực. Điểm thứ hai để nói rộng hơn là vấn đề buôn bán người để làm vợ hay buôn bán người làm lao động. Theo nhận định của chúng tôi thì chuyện buôn người cái đà này càng ngày càng tăng.
''Nghĩ lại về chuyện buôn bán người thì tôi muốn nói thực sự ra cái giá của một thiếu nữ Việt Nam hay phụ nữ Việt Nam, vì ba chục ba mươi lăm tuổi cũng bị bán, miễn còn sanh được thì người ta vẫn gạt đem qua Trung Quốc như thường, thì cái giá là một ngàn rưỡi đến hai ngàn đô la. Đây là một cái giá quá rẻ. Trong điều kiện đó thì những thanh niên nhà khá giả hay cả nhà nghèo đều có thể mua một cô vợ Việt Nam bằng hai ngàn đô la mà không phải lo gì cho gia đình cô này hết, vừa có thể xài làm vợ, vừa có thể xài làm gái bao vừa có thể bán cho hàng xóm hay là vừa có thể làm đầy tớ trong nhà. Như vậy nạn buôn người càng ngày nó càng phải trầm trọng hơn.
Tất cả những điều chúng tôi đang nói là những kinh nghiệm của những em gái mà chúng tôi đang giúp đỡ, tức những người đã trải qua cái nạn buôn người.
''Đó là chuyện biên giới phiá Bắc. Còn biên giới phía Nam, có nhiều người noí với chúng tôi nạn buôn người qua Kampuchia hình như giảm đi rồi. Nhưng mà nếu biết rằng ở Thái Lan cái “sex industry” cái công nghệ tình dục chưa bớt chưa giảm mà càng ngày càng gia tăng, đúng không? Ở Kampuchia thì khả năng quản lý nước Kampuchia của chính phủ Kampuchia cũng vẫn còn yếu. Do hai cái đó mà nạn buôn người chưa giảm thiểu từ Việt Nam.
''Mà trong lúc đó thì sao? Bên Nam Hàn, bên Đài Loan, bên Mã Lai , tất cả những nơi này đều đang cần hoặc là phụ nữ Việt Nam để bóc lột tình dục, hoặc công nhân nữ hay là nam của Việt Nam để bóc lột lao động. Vậy thì rõ ràng là nói chung nhận định của chúng tôi trong năm năm sáp tới đà phát triển của tệ trạng này sẽ ngày càng tệ hơn, càng ngày nạn buôn người càng trầm trọng hơn.
Vậy đâu là giải pháp khả dĩ cho vấn đề buôn người, tồn tại hàng thế kỹ trước cho đến mãi về sau, khi con người văn minh nhận ra rằng buôn người cũng là tình trạng nô lệ lan tràn trong thời đại mới. Được hỏi về điều này, cô Vương Ngọc Diệp góp ý:
''Cái tương quan lực lượng nó như thế nào? Tương quan lực lượng giữa chuyện phòng chống và sức mua sức cầu. Cái nhu cầu đó sẽ phải giải quyết như thế nào? Nếu nhìn lại thì tổng số tiền mà tất cả các nước qua cái CG tức Consultant Gropp Meeting tức các nước hỗ trợ cho Việt Nam đó, họ thực sự bỏ bao nhiều tiền để giúp đỡ cho Việt Nam chống lại nân buôn người này? Có bao nhiêu tiền? Cái cơ bản nhất là tiền từ những chính phủ bên ngoài này rất là khiêm tốn.
Quí thính giả vừa nghe câu chuyện về Vòng Tay Thái Bình, về tệ nạn buôn người từ trong nước qua biên giới, những dự án phòng chống mới mà Pacific Links Foundation đang cố gắng thực hiện dưới sự hỗ trợ của chính phủ Việt Nam. .
_http://www.rfa.org/
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2012-06-14
Vòng Tay Thái Bình
và Dự Án Mới về Phòng Chống Buôn Người
Pacific Links Foundation, Vòng Tay Thái Bình, là tổ chức phi chính phủ ở Hoa Kỳ đã đến Việt Nam từ 2005 trong mục đích phòng chống tệ nạn buôn thiếu nữ và trẻ em qua biên giới
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/pacif-found-ant-hum-trf-06142012094204.html/pacific-links-foundation-vong-tay-thai-binh-la-to-chuc-phi-chinh-phu-o-hoa-ky/image
Pacific Links Foundation, Vòng Tay Thái Bình, là tổ chức phi chính phủ ở Hoa Kỳ
Courtesy Pacific links foundation
Hoạt động và phát triển của Vòng Tay Thái Bình
Năm 2008, Vòng Tay Thái Bình khai trương Nhà Mở tại Long Xuyên. Với ADAPT tức chương trình hỗ trợ nạn nhân trở về tái hoà nhập xã hội, Nhà Mở của Vòng Tay Thái Bình đã đón nhận và giúp đỡ hơn ba mươi em nhỏ bị gạt bán qua Kampuchia hành nghề mãi dâm. Đây là những cô gái trẻ hoặc tìm cách trốn thoát hoặc được giải cứu đưa về Việt Nam.
Năm 2010, được sự chấp thuận của Chi Cục Phòng Chống Tệ Nạn Xã Hội ở Lào Cai, Vòng Tay Thái Bình thành lập Nhà Nhân Ái, hỗ trợ tái hoà nhập xã hội qua chương trình ADAPTcho hơn hai mươi mấy cô gái bị bán qua biên giới Trung Quốc
Cô Vương Ngọc Diệp, chủ tịch Vòng Tay Thái Bình, cho biết:
"Chúng tôi thường gọi các em là “trafficking survivors”, người sống sót trở về, người đã vượt qua được cái nạn buôn người đó. Tháng Tám này chúng tôi bắt đầu vào năm thứ tám. Chúng tôi có hai nhà tạm lánh, một ở Long Xuyên, một ở Lào Cai. Ở Lào Cai thì năm nay cũng là năm thứ ba rồi. Mục đích chúng tôi nhắm tới là phải giúp cho người trở về tái hòa nhập cộng đồng. Và nhu cầu giúp đỡ nạn nhân trở về tái hoà nhập xã hội ở vùng biên giới phía Bắc bây giờ là cực kỳ lớn.
''Hai nơi này chúng tôi làm việc chặt chẽ với chính quyền địa phương, nhất là qua Chi Cục Phòng Chống Tệ Nạn Xã Hội. Chúng tôi làm việc ở hai tỉnh này thì đều có được sự đồng ý và hỗ trợ của chính quyền địa phương. Nhất là ở Lào Cai chúng tôi cũng làm việc chặt chẽ với bộ đội biên phòng, các ban ngành công an, để giúp đỡ chúng tôi trong chuyện làm sao ổn định đời sống các em, bảo vệ an ninh cho các em. Tại vì đã bị gạt đi, bị bán đi rồi trở về như thế này thì đại đa số các em vẫn còn dính với những mầm mống những nanh vuốt đâu đó trong cái cộng đồng quanh chỗ các em. Chính vì vậy bảo vệ an ninh cho các em là chuyện rất cần thiết.
''Chúng tôi phải ghi nhận sự cố gắng của chính quyền địa phương cũng như chính phủ trung ương về việc phòng chống buôn bán người. Nhận thức về tệ nạn buôn bán người ngày hôm nay trong các cơ quan chức năng ở Việt Nam đã có phần sáng tỏ hơn nhiều, đã có những đột phá và những suy nghĩ khác với bảy năm trước. Nhưng trong tư thế những tổ chức phi chính phủ chúng tôi lúc nào cũng mong muốn chính phủ Việt Nam cũng như chính quyền địa phương nỗ lực hơn nữa ở những vùng biên giới vì tất cả những cửa khẩu đều đang bị nạn buôn bán người làm một áp lực kinh khủng. Tôi nghĩ cơ sở pháp lý mà chính phủ Việt Nam đặt ra được trong năm vừa rồi cũng rất đáng quan tâm và cũng là phần Việt Nam đóng góp vào trong cái nhìn nhận của các chính phủ trên thế giới về vấn đề buôn người.
''Tuy nhiên chúng tôi cũng mong là những địa phương mà NGO tới không nổi, thực sự NGO mà trực tiếp làm về phòng chống buôn bán người tại Việt Nam thì vẫn còn rất giới hạn vì cơ bản là tiền từ những chính phủ bên ngoài giúp rất là khiêm tốn so với nhu cầu và vấn nạn đang xảy ra tại Việt Nam.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/pacif-found-ant-hum-trf-06142012094204.html/nhung-nu-cuoi-tho-ngay-tro-lai-nho-201cvong-tay-thai-binh201d.rfa-pacific-foundation/image
Những nụ cười thơ ngây trở lại
nhờ “Vòng Tay Thái Bình”.RFA/Pacific foundation RFA/Pacific foundation
''Chúng tôi thường gọi các em là “trafficking survivors”, người sống sót trở về, người đã vượt qua được cái nạn buôn người đó. Tháng Tám này chúng tôi bắt đầu vào năm thứ tám. Chúng tôi có hai nhà tạm lánh, một ở Long Xuyên, một ở Lào Cai...
Cô Vương Ngọc Diệp''
Đó là khung pháp lý liên quan đến công tác phòng chống nạn buôn người trên toàn quốc, được chính phủ Việt Nam ký ban hành cuối 2011 đầu 2012, mà chủ tịch Vòng Tay Thái Bình Vương Ngọc Diệp vừa đề cấp tới.
Với những em mà chúng tôi đang giúp thì có thể nói tuổi trung bình vào cái ngày các em trở về được với nhà tạm lánh này là mười lăm mười sáu mười bảy tuổi, có em chỉ mười ba thôi. Thành ra việc hàn.gắn cho các em.là cả một quá trình dài mà cũng rõ ràng là trong thời điểm đó các em rất là cần sự hỗ trợ để đứng vững. được...
Cô Vương Ngọc Diệp
Trở lại với chương trình ADAPT hỗ trợ nạn nhân buôn người tái hoà nhập xã hội mà Vòng Tay Thái Bình đang thực hiện, là một trong những người được huấn luyện để có thể làm việc trực tiếp và hữu hiệu với nạn nhân, cô Vương Ngọc Diệp trình bày tiếp điều nhận thức rõ ràng nhất là rất nhiều nạn nhân gần như đã liều mạng mới sống sót và vượt thoát được. Theo cô, đó là những em gái can đảm và có nghị lực phi thường, vì sớm bị vùi dập và bị lạm dụng quá mức khiến tâm hồn các em mang những vết thương khó lành lặn.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/pacif-found-ant-hum-trf-06142012094204.html/nam-2006-adapt-da-phat-470-hoc-bong.-photo-courtesy-of-adaptvietnam.org/image
Năm 2006, ADAPT đã phát 470 học bổng.
Photo courtesy of adaptvietnam.org.
Ba dự án Phòng Chống Buôn Người của ADAPT
Bước qua năm thứ tám hoạt động tại Việt Nam, Vòng Tay Thái Bình nhắm tới ba dự án mới. Thứ nhất là Gói Hỗ Trợ Khẩn Cấp, thứ hai là Giải Khen Thưởng và thứ ba là Nâng Cao Nhận Thức Trong Sản Xuất Công Nghiệp:
Chúng tôi mong muốn cùng một số hội đoàn ở trong Việt Nam để phát được một số gói hỗ trợ khẩn cấp tới tận những đồn biên phòng này để giúp những người trở về khi họ vừa bước qua biên giới.
Cô Vương Ngọc Diệp
Chúng tôi rất mong muốn theo đuổi ba ý hướng mới trong chương trình ADAPT. Thứ nhất là Gói Hỗ Trợ Khẩn Cấp. Chúng tôi biết tại những đồn biên phòng khi các cô gái này trở về đều là tay không cả, có thể nói là te tua dễ sợ và thiếu thốn mọi thứ. Cho nên chúng tôi mong muốn cùng một số hội đoàn ở trong Việt Nam để phát được một số gói hỗ trợ khẩn cấp tới tận những đồn biên phòng này để giúp những người trở về khi họ vừa bước qua biên giới.
Chương trình thứ hai là Giải Khen Thưởng, cho người dân chứ không phải những người làm việc trong chính quyền, đối với những ai có công đưa thông tin hoặc ngăn chận một vụ buôn bán người hoặc là giúp đỡ khám phá một vụ buôn bán người.
Chương trình thứ hai là Giải Khen Thưởng, cho người dân chứ không phải những người làm việc trong chính quyền, đối với những ai có công đưa thông tin hoặc ngăn chận một vụ buôn bán người hoặc là giúp đỡ khám phá một vụ buôn bán người.
Cô Vương Ngọc Diệp
Dự án thứ ba là nâng cao nhận thức về phòng chống buôn bán người trong sản xuất công nghiệp tức là tại các nhà máy, cho nữ công nhân cũng như người quản lý. Chúng tôi biết những nơi hiện thời các nữ công nhân đổ xô về là các tỉnh thành mà họ không hề có thân nhân, họ có thể trở thành miếng mồi ngon và béo bở của những kẻ rắp tâm buôn bán. Chúng tôi mong muốn nâng cao nhận thức cho những nữ công nhân này, ổn định và nâng cao tay nghề, đồng thời tránh sa chân vào những cạm bẫy của buôn người.
Đó là ba bước tiến mới mà Pacific Links Foundation, Vòng Tay Thái Bình mong muốn thực hiện tại Việt Nam say bảy năm hoạt động.
Tưởng cần nói rõ tệ nạn buôn người không chỉ diễn ra trong lãnh vực mãi dâm mà còn dưới nhiều hình thái tế nhị khác. Phúc trình thường niên về tệ nạn buôn người trên thế giới năm 2012 của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vẫn giữ Việt Nam vào Bậc 2 (Tier 2) những nước có vấn đề buôn người, nhưng không còn ở trên Watch List tức không càn bị theo dõi sát vì đã có nhiều cố gắng.Tuy nhiên, từ 2010, Bộ Ngoại Giao Mỹ đặt nặng vấn đề buôn người ở Việt Nam trên cấp độ xuất khẩu lao động, nói rằng Việt Nam không kiểm soát được tình trạng hàng loạt công nhân đi ra nước ngoài
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/pacif-found-ant-hum-trf-06142012094204.html/mot-so-cac-em-cung-duoc-201cvong-tay-thai-binh201d-goi-di-hoc-lam-bep-o-tp-hcm.-rfa-screen-capture/image
Một số các em cũng được “Vòng Tay Thái Bình” gởi đi học làm bếp ở TP HCM.
RFA/screen capture RFA/screen capture
làm việc đã bị ngược đãi và bị bóc lột sức lao động.Đó là một trong những lý do cuối năm ngoái Việt Nam phải tiến tới thiết đặt khung pháp lý với những qui định chi tiết và cụ thể hơn về phòng chống buôn người. Theo nhận định của cô Vương Ngọc Diệp đây là một bước tiến bộ rõ rệt
"Chúng tôi nghĩ còn rất nhiều việc mà Việt Nam có thể làm được và quan trọng nhất là vấn đề tiền và vấn đề nguồn lực. Điểm thứ hai để nói rộng hơn là vấn đề buôn bán người để làm vợ hay buôn bán người làm lao động. Theo nhận định của chúng tôi thì chuyện buôn người cái đà này càng ngày càng tăng.
''Nghĩ lại về chuyện buôn bán người thì tôi muốn nói thực sự ra cái giá của một thiếu nữ Việt Nam hay phụ nữ Việt Nam, vì ba chục ba mươi lăm tuổi cũng bị bán, miễn còn sanh được thì người ta vẫn gạt đem qua Trung Quốc như thường, thì cái giá là một ngàn rưỡi đến hai ngàn đô la. Đây là một cái giá quá rẻ. Trong điều kiện đó thì những thanh niên nhà khá giả hay cả nhà nghèo đều có thể mua một cô vợ Việt Nam bằng hai ngàn đô la mà không phải lo gì cho gia đình cô này hết, vừa có thể xài làm vợ, vừa có thể xài làm gái bao vừa có thể bán cho hàng xóm hay là vừa có thể làm đầy tớ trong nhà. Như vậy nạn buôn người càng ngày nó càng phải trầm trọng hơn.
Tất cả những điều chúng tôi đang nói là những kinh nghiệm của những em gái mà chúng tôi đang giúp đỡ, tức những người đã trải qua cái nạn buôn người.
''Đó là chuyện biên giới phiá Bắc. Còn biên giới phía Nam, có nhiều người noí với chúng tôi nạn buôn người qua Kampuchia hình như giảm đi rồi. Nhưng mà nếu biết rằng ở Thái Lan cái “sex industry” cái công nghệ tình dục chưa bớt chưa giảm mà càng ngày càng gia tăng, đúng không? Ở Kampuchia thì khả năng quản lý nước Kampuchia của chính phủ Kampuchia cũng vẫn còn yếu. Do hai cái đó mà nạn buôn người chưa giảm thiểu từ Việt Nam.
''Mà trong lúc đó thì sao? Bên Nam Hàn, bên Đài Loan, bên Mã Lai , tất cả những nơi này đều đang cần hoặc là phụ nữ Việt Nam để bóc lột tình dục, hoặc công nhân nữ hay là nam của Việt Nam để bóc lột lao động. Vậy thì rõ ràng là nói chung nhận định của chúng tôi trong năm năm sáp tới đà phát triển của tệ trạng này sẽ ngày càng tệ hơn, càng ngày nạn buôn người càng trầm trọng hơn.
Vậy đâu là giải pháp khả dĩ cho vấn đề buôn người, tồn tại hàng thế kỹ trước cho đến mãi về sau, khi con người văn minh nhận ra rằng buôn người cũng là tình trạng nô lệ lan tràn trong thời đại mới. Được hỏi về điều này, cô Vương Ngọc Diệp góp ý:
''Cái tương quan lực lượng nó như thế nào? Tương quan lực lượng giữa chuyện phòng chống và sức mua sức cầu. Cái nhu cầu đó sẽ phải giải quyết như thế nào? Nếu nhìn lại thì tổng số tiền mà tất cả các nước qua cái CG tức Consultant Gropp Meeting tức các nước hỗ trợ cho Việt Nam đó, họ thực sự bỏ bao nhiều tiền để giúp đỡ cho Việt Nam chống lại nân buôn người này? Có bao nhiêu tiền? Cái cơ bản nhất là tiền từ những chính phủ bên ngoài này rất là khiêm tốn.
Quí thính giả vừa nghe câu chuyện về Vòng Tay Thái Bình, về tệ nạn buôn người từ trong nước qua biên giới, những dự án phòng chống mới mà Pacific Links Foundation đang cố gắng thực hiện dưới sự hỗ trợ của chính phủ Việt Nam. .
_http://www.rfa.org/
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2012-06-14