sophienguyen
10-08-2016, 12:42 AM
FBI yêu cầu Yahoo quét thư điện tử của người dùng để săn khủng bố
Ngày 6/10, The New York Times đưa tin, Yahoo từng quét nhiều thư điện tử của người dùng để tìm chuỗi ký tự bất thường liên quan một tổ chức khủng bố. Sau đó, các email bị đánh dấu được gửi cho Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), nhưng Yahoo giờ đây đã dừng việc quét thư điện tử.
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/BehzfL-20161007-fbi-yeu-cau-yahoo-quet-thu-dien-tu-cua-nguoi-dung-de-san-khung-bo.jpg
Yahoo từng quét nhiều thư điện tử của người dùng để tìm chuỗi ký tự bất thường liên quan một tổ chức khủng bố. (Ảnh: NBCnews)
Theo The New York Times, Yahoo đã chỉnh sửa một trong các bộ lọc thư rác và hình ảnh lạm dụng trẻ em để thực hiện nhiệm vụ lọc email của người dùng, phục vụ FBI. Trước đó, hãng tin Anh Reuters đưa thông tin tương tự. Yahoo tuyên bố mình là “một công ty tuân thủ pháp luật”, hiện không áp dụng cơ chế quét email của người dùng. Tuy nhiên, Yahoo không nói rõ là trước đó hãng có làm như vậy hay không.
The New York Times nói rằng, bài báo của họ dựa trên các cuộc phỏng vấn với hai quan chức chính phủ Mỹ và một người quen thuộc với Yahoo. Tờ báo này đưa tin, các điều tra viên FBI nhận thấy rằng, các thành viên của một tổ chức khủng bố nước ngoài đang sử dụng dịch vụ thư điện tử của Yahoo.
FBI đã phát hiện ra một “ký hiệu riêng” mà các đối tượng khủng bố sử dụng, nhưng không xác định được chúng sử dụng những tài khoản email nào, nên cần Yahoo trợ giúp. FBI đã thuyết phục một thẩm phán của Tòa án Giám sát Tình báo nước ngoài rằng, duy nhất một tổ chức nước ngoài sử dụng chuỗi ký tự mà họ phát hiện ra. Vì thế, vị thẩm phán đã đồng ý ra lệnh cho Yahoo tuân thủ đề nghị của FBI.
Trước đây, Yahoo từng giao dữ liệu của người dùng cho các đơn vị tình báo mạng của Mỹ sau khi phản kháng dữ dội. Tuy nhiên, theo Reuters, lần này, Yahoo đã không chống lại lệnh của tòa án, khiến một số nhân viên thất vọng và dẫn tới việc người phụ trách an ninh thông tin của hãng từ chức.
Lệnh của Tòa án Giám sát Tình báo nước ngoài có nội dung hạn chế Yahoo thảo luận vấn đề được đề cập (quét email người dùng, trợ giúp FBI…). Tuy nhiên, nhiều tổ chức, cá nhân bày tỏ lo ngại về quyền riêng tư, khiến các nghị sĩ Mỹ phải tuyên bố họ sẽ xem xét vấn đề. “Đây là một ví dụ hoàn hảo cho thấy tại sao chúng ta cần sửa đổi (Đạo luật Giám sát Tình báo nước ngoài, giám sát người dùng)”, Quỹ Biên giới Điện tử, một nhóm vận động quyền kỹ thuật số, lên tiếng.
Đạo luật Giám sát Tình báo nước ngoài được thông qua năm 1978, đưa ra những điều kiện ngặt nghèo, theo đó, một tòa án đặc biệt có thể cho phép giám sát điện tử nếu đối tượng tình nghi được tin là tham gia hoạt động tình báo hoặc đại diện nước ngoài lên kế hoạch tấn công Mỹ.
Sau vụ khủng bố 11/9/2001, chính quyền của Tổng thống Bush bí mật cho phép Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) “qua mặt” tòa án đặc biệt để giám sát nghi phạm al-Qaeda và các đối tượng khác. Sau khi việc này “lộ sáng” vào năm 2005, Quốc hội Mỹ bỏ phiếu miễn trách nhiệm cho các công ty đã hợp tác với NSA (tuân thủ yêu cầu giám sát điện tử) và sửa đổi Đạo luật Giám sát Tình báo nước ngoài.
Năm 2008, quy định được nới lỏng, theo đó, các quan chức có thể có được lệnh của tòa án mà không phải xác định từng mục tiêu cá nhân hoặc nêu chi tiết loại liên lạc mà họ định giám sát.
Theo Tiền Phong
Ngày 6/10, The New York Times đưa tin, Yahoo từng quét nhiều thư điện tử của người dùng để tìm chuỗi ký tự bất thường liên quan một tổ chức khủng bố. Sau đó, các email bị đánh dấu được gửi cho Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), nhưng Yahoo giờ đây đã dừng việc quét thư điện tử.
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/BehzfL-20161007-fbi-yeu-cau-yahoo-quet-thu-dien-tu-cua-nguoi-dung-de-san-khung-bo.jpg
Yahoo từng quét nhiều thư điện tử của người dùng để tìm chuỗi ký tự bất thường liên quan một tổ chức khủng bố. (Ảnh: NBCnews)
Theo The New York Times, Yahoo đã chỉnh sửa một trong các bộ lọc thư rác và hình ảnh lạm dụng trẻ em để thực hiện nhiệm vụ lọc email của người dùng, phục vụ FBI. Trước đó, hãng tin Anh Reuters đưa thông tin tương tự. Yahoo tuyên bố mình là “một công ty tuân thủ pháp luật”, hiện không áp dụng cơ chế quét email của người dùng. Tuy nhiên, Yahoo không nói rõ là trước đó hãng có làm như vậy hay không.
The New York Times nói rằng, bài báo của họ dựa trên các cuộc phỏng vấn với hai quan chức chính phủ Mỹ và một người quen thuộc với Yahoo. Tờ báo này đưa tin, các điều tra viên FBI nhận thấy rằng, các thành viên của một tổ chức khủng bố nước ngoài đang sử dụng dịch vụ thư điện tử của Yahoo.
FBI đã phát hiện ra một “ký hiệu riêng” mà các đối tượng khủng bố sử dụng, nhưng không xác định được chúng sử dụng những tài khoản email nào, nên cần Yahoo trợ giúp. FBI đã thuyết phục một thẩm phán của Tòa án Giám sát Tình báo nước ngoài rằng, duy nhất một tổ chức nước ngoài sử dụng chuỗi ký tự mà họ phát hiện ra. Vì thế, vị thẩm phán đã đồng ý ra lệnh cho Yahoo tuân thủ đề nghị của FBI.
Trước đây, Yahoo từng giao dữ liệu của người dùng cho các đơn vị tình báo mạng của Mỹ sau khi phản kháng dữ dội. Tuy nhiên, theo Reuters, lần này, Yahoo đã không chống lại lệnh của tòa án, khiến một số nhân viên thất vọng và dẫn tới việc người phụ trách an ninh thông tin của hãng từ chức.
Lệnh của Tòa án Giám sát Tình báo nước ngoài có nội dung hạn chế Yahoo thảo luận vấn đề được đề cập (quét email người dùng, trợ giúp FBI…). Tuy nhiên, nhiều tổ chức, cá nhân bày tỏ lo ngại về quyền riêng tư, khiến các nghị sĩ Mỹ phải tuyên bố họ sẽ xem xét vấn đề. “Đây là một ví dụ hoàn hảo cho thấy tại sao chúng ta cần sửa đổi (Đạo luật Giám sát Tình báo nước ngoài, giám sát người dùng)”, Quỹ Biên giới Điện tử, một nhóm vận động quyền kỹ thuật số, lên tiếng.
Đạo luật Giám sát Tình báo nước ngoài được thông qua năm 1978, đưa ra những điều kiện ngặt nghèo, theo đó, một tòa án đặc biệt có thể cho phép giám sát điện tử nếu đối tượng tình nghi được tin là tham gia hoạt động tình báo hoặc đại diện nước ngoài lên kế hoạch tấn công Mỹ.
Sau vụ khủng bố 11/9/2001, chính quyền của Tổng thống Bush bí mật cho phép Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) “qua mặt” tòa án đặc biệt để giám sát nghi phạm al-Qaeda và các đối tượng khác. Sau khi việc này “lộ sáng” vào năm 2005, Quốc hội Mỹ bỏ phiếu miễn trách nhiệm cho các công ty đã hợp tác với NSA (tuân thủ yêu cầu giám sát điện tử) và sửa đổi Đạo luật Giám sát Tình báo nước ngoài.
Năm 2008, quy định được nới lỏng, theo đó, các quan chức có thể có được lệnh của tòa án mà không phải xác định từng mục tiêu cá nhân hoặc nêu chi tiết loại liên lạc mà họ định giám sát.
Theo Tiền Phong